Thận ứ nước độ 3 chữa được không? Thông tin cần biết
Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn trung bình của bệnh nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã tiến đến giai đoạn nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng suy thận với nhiều biểu hiện nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh thận ứ nước độ 3 có chữa được không và chữa bằng cách nào?
Thận ứ nước độ 3 là gì?
Có thể hiểu đơn giản thận ứ nước độ 3 chính là giai đoạn chuyển tiếp từ thận ứ nước độ 2 và những triệu chứng bệnh bắt đầu nhiều hơn và có mức độ nặng hơn, phức tạp và nguy hiểm. Điểm đặc trưng nhận biết bệnh trong giai đoạn này là bể thận và đài thận bị giãn nở hoàn toàn, nhưng các mô thận vẫn còn bình thường, kích thước của thận lúc này là 20mm vì lượng nước tiểu tích tụ tại đây đã nhiều hơn so với những giai đoạn trước.
Đây là giai đoạn khởi đầu cho những tổn thương có diễn tiến nhanh và nghiêm trọng đến thận. Bắt đầu từ thời điểm này, bệnh sẽ rất dễ chuyển sang thận ứ nước độ 4 hay còn gọi là thận ứ nước độ mạn tính với nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng nhất là suy thận.
Nguyên nhân gây ra thận ứ nước độ 3
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra thận ứ nước độ 3 là do người bệnh không điều trị bệnh thận ứ nước độ 1 và 2 hoặc điều trị không triệt để, đúng cách. Theo đó, một số nguyên nhân gây bệnh điển hình như:
- Sỏi thận phát triển quá mức: Sự hình thành và phát triển của sỏi thận là điều tất yếu khi chức năng lọc và thải của thận bị suy giảm. Nếu không được điều trị kịp thời, những viên sỏi này sẽ di chuyển theo nước tiểu xuống niệu quản và gây ra tình trạng tắc nghẽn nếu như kích thước sỏi quá lớn.
- Hẹp niệu quản bẩm sinh: Đây là một dạng khiếm khuyết bẩm sinh xuất hiện từ lúc trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Van niệu đạo sau bị hẹp khiến nước tiểu không thể được đào thải ra khỏi cơ thể theo quy trình bình thường. Thay vào đó là nước tiểu sẽ bị trào ngược lại vào trong thận gây ra tình trạng thận ứ nước kéo dài đến giai đoạn 3.
- Tắc nghẽn tại vị trí thận nối niệu quản: Niệu quản là cơ quan đóng vai trò dẫn lưu nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Tuy nhiên, nếu có một tác động nào làm ảnh hưởng đến vị trí này, nơi thận nối với niệu quản sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn và ứ nước.
- Bàng quang tăng hoạt: Đây là tình trạng các sợi dây thần kinh não có nhiệm vụ truyền tín hiệu hai chiều giữa não và bàng quang xảy ra vấn đề khiến quá trình hoạt động tại đây không được bình thường, nước tiểu đã xuống bàng quang đột ngột trào ngược lên niệu quản và thận gây ra tình trạng ứ nước.
- Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân bất thường vừa kể trên thì việc xảy ra thận ứ nước độ 3 có thể xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ khác như các bệnh lý ung thư (ung thư bàng quang, cổ tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến, viêm nhiễm đường tiết niệu…), chế độ ăn uống nhiều muối, thường xuyên nhịn tiểu, uống ít nước, nghiện hút thuốc lá, rượu bia hoặc lạm dụng thuốc bổ quá mức đều là những nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước độ 3.
Dấu hiệu nhận biết thận ứ nước độ 3
Tùy vào từng trường hợp nguyên nhân gây bệnh là gì mà những triệu chứng của bệnh cũng sẽ theo đó mà biểu hiện ra bên ngoài với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chẳng hạn như:
- Bị thận ứ nước độ 3 do bị sỏi thận: đau rát khó chịu khi tiểu tiện, kèm theo những cơn đau nhức khó chịu ở 2 bên mạn sườn, vùng bụng dưới và háng, tiểu ra máu. Ngoài ra, những viên sỏi lớn “bị kẹt” ở niệu quản sẽ khiến việc đi tiểu khó khăn hơn, luôn có cảm giác buồn tiểu, nước tiểu ra nhỏ giọt, ngắt quãng, không nhiều và bị buồn nôn, đổ mồi hôi liên tục.
- Bị thận ứ nước độ 3 do các bệnh lý ung thư: Một số bệnh lý ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… khiến người bệnh thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm nhưng lại tiểu rắt gây khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, rối loạn nhịp tim và các chất điện giải, khi đi đại tiện có lẫn máu do sự phát triển của các bào khối u ung thư chèn ép lên bàng quang.
Bên cạnh những triệu chứng riêng của từng nguyên nhân thì nhìn chung những người mắc bệnh thận ứ nước độ 3 sẽ có thêm một số biểu hiện như:
- Cơ thể bị mất nước, thiếu hụt các chất điện giải trong thời gian dài.
- Nước tiểu có màu đục, nổi bọt, nước tiểu ra nhỏ giọt, khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, đau đớn.
- Bất thường về tần suất đi tiểu, nhất là vào ban đêm, có thể đột ngột tăng hoặc giảm so với bình thường.
- Cơ thể thiếu sức sống, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, yếu ớt, đây là những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu trầm trọng. Nguyên nhân do tắc nghẽn kéo dài khiến thận không còn sản sinh hormone erythropoietin kích thích hồng cầu.
- Sốt cao
- Sưng phù tay chân, mặt do thận tích nhiều nước.
- Tăng huyết áp đột ngột, đau đầu, tê mỏi chân tay, hay bị hoa mắt, chóng mặt.
- Xuất hiện các cơn đau nhức ở hông, lưng, hai bên mạn sườn và háng.
- Chán ăn, có cảm giác buồn nôn, nôn liên tục.
Trong số những triệu chứng này, có những triệu chứng đã từng xuất hiện ở giai đoạn thận ứ nước độ 1 và 2 nhưng ở mức độ nhẹ, đến giai đoạn này thì tăng nặng, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu để kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh trong trường hợp thận bị vỡ.
Bệnh thận ứ nước độ 3 có chữa khỏi được không?
Bệnh thận ứ nước độ 3 với nhiều triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thực tế thì nếu thời điểm phát hiện bệnh đã ở giai đoạn 3 thì gần như các chức năng của thận đã tổn thương nặng và không thể phục hồi được.
Tuy nhiên, việc điều trị trong thời điểm này vẫn rất cần thiết và phải được tiến hành ngay để làm thuyên giảm triệu chứng, xử lý tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là phòng ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn 4 nguy hiểm, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh thận ứ nước dù ở giai đoạn nào cũng cần phải có sự can thiệp của bác sĩ. Đối với hầu hết các trường hợp bị thận ứ nước độ 3 đều sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa ngay để ức chế và khắc phục kịp thời những tổn thương thận.
Một số biện pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị thận ứ nước độ 3 như tán sỏi bằng tia laser, phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi thận để giải phóng sự tắc nghẽn đường tiểu. Với những người bị hẹp niệu quản bẩm sinh sẽ được đặt ống thông ở bàng quang để dẫn nước tiểu từ thận ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng khi với những người bị thận ứ nước độ 3 vừa khởi phát, khi mức độ tổn thương thận chưa quá nghiêm trọng.
Việc phẫu thuật được thực hiện càng sớm càng làm tăng khả năng hồi phục chức năng thận, dù không thể phục hồi hoàn toàn 100% và tránh làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Thông thường, chi phí thực hiện phẫu thuật thận ứ nước độ 3 trung bình khoảng trên dưới 10.000.000 VNĐ tùy theo phương pháp phẫu thuật, mức độ phức tạp, dịch vụ chăm sóc, cơ sở y tế thực hiện và có sử dụng bảo hiểm y tế hay không…
Xem thêm: Các thuốc điều trị thận ứ nước hiệu quả và lưu ý khi sử dụng
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc phòng ngừa bệnh thận ứ nước độ 3
Đối với người bệnh thận ứ nước độ 3 thì phẫu thuật là phương pháp được áp dụng đầu tiên sau quá trình thăm khám và chẩn đoán. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh chóng phục hồi hơn và phòng ngừa bệnh tái phát thì người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Cần giảm thiểu lượng muối sử dụng trong chế độ ăn uống hằng ngày. Đây vừa là cách chăm sóc vừa là cách phòng ngừa bệnh những triệu chứng khó chịu, cơn đau đớn do bệnh thận ứ nước độ 3 gây ra, ức chế quá trình hình thành sỏi thận cũng như giúp thận có nhiều thời gian phục hồi hơn. Có thể sử dụng bổ sung các loại gia vị như gừng, hành, tỏi để thay thế cho vị mặn của muối.
- Trong thực đơn ăn uống nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều đạm động vật như thịt heo, thịt bò, thịt thỏ, thịt dê, hải sản… Vì đạm chính là nguồn cơn khởi phát sỏi thận, gây tắc nghẽn đường tiểu, ảnh hưởng chức năng thận, đặc biệt là đối với những người vừa trải qua các đợt phẫu thuật điều trị.
- Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho thận, dù ăn hằng ngày cũng không sao như cá hồi, thịt gà không da, ngũ cốc nguyên cám, bơ, tỏi, nho đỏ, việt quất, bắp cải, hành tây, củ cải, dứa, ớt chuông… Đây là những loại thự phẩm giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhanh hơn, đồng thời phục hồi chức năng thận hiệu quả.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích như trà đậm đặc, cafe vì đây đều là những chất khởi phát triệu chứng, làm chậm quá trình phục hồi của thận do bàng quang bị kích thích quá mức để tiêu thụ và lọc những chất này.
- Uống nhiều nước nhất có thể, tối thiểu là 2 lít nước/ ngày. Nước khoáng tinh khiết sẽ giúp hòa tan làm loãng nước tiểu, hỗ trợ quá trình loại bỏ các chất độc tố, cặn bã gây hại cho thận.
- Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học như ngủ nghỉ đủ giờ, đủ giấc, không thức khuya quá 22 giờ để thận có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Ngoài ra, tuyệt đối không được nhịn đi tiểu và phải tăng cường vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày để có một sức khỏe ổn định, phục hồi và duy trì chức năng thận.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về bệnh thận ứ nước độ 3. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp những người đã, đang và có nguy cơ cao mắc bệnh thận ứ nước chủ động thăm khám, điều trị và phòng ngừa bệnh ngay từ sớm để khỏe mạnh sống và học tập.
Có thể bạn quan tâm:
- Thận ứ nước độ 1 có sao không? Cách điều trị
- Bị thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì cải thiện bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!