U nang buồng trứng ác tính là gì, có chữa được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

U nang buồng trứng ác tính, hay còn gọi là ung thư buồng trứng, là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm nhất. Tình trạng này chiếm khoảng 10% tổng số ca u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng ác tính là gì?

U nang buồng trứng ác tính là tình trạng xuất hiện các tế bào bất thường phát triển thành khối u ác tính tại một hoặc cả hai buồng trứng. Khối u này có thể bám dính vào các khu vực xung quanh và di căn sang các vùng khác trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

điều trị u nang buồng trứng ác tính
U nang buồng trứng ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Đặc điểm:

  • Khác với u nang buồng trứng lành tính thường có kích thước nhỏ, u nang ác tính thường phát triển thành khối u lớn, sần sùi, không nhẵn mịn.
  • Khối u ác tính có thể lan rộng và di căn đến các cơ quan khác như omentum, gan, phổi, hạch bạch huyết,…
  • Ung thư buồng trứng thường diễn biến âm thầm, ít triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến việc phát hiện sớm gặp nhiều khó khăn.

Các loại u nang buồng trứng ác tính:

  • U nang buồng trứng bệnh lý: Phát triển từ sự phát triển không bình thường của các tế bào, có thể trở thành ung thư.
  • Ung thư buồng trứng: Tế bào trong buồng trứng phát triển không kiểm soát, hình thành các khối u ung thư.
  • Khối u buồng trứng biểu mô: Phát triển từ các tế bào ở mặt ngoài của buồng trứng, có thể trở thành ung thư.
  • Ung thư tế bào mầm buồng trứng: Phát triển từ các tế bào, mô tạo ra buồng trứng, thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi và có thể sản xuất hormon giống như khi mang thai.

Tham khảo thêm: Cảnh giác dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Dấu hiệu u nang buồng trứng ác tính

Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư buồng trứng ác tính:

  • Đau vùng chậu, có thể âm ỉ hoặc sắc nét, cơn đau cũng có thể lan ra lưng hoặc chân
  • Tăng đầy bụng hoặc chướng bụng, ngay cả khi bạn chưa ăn
  • Thay đổi thói quen đi tiểu, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn hoặc có cảm giác cần đi tiểu ngay cả khi bàng quang không đầy
  • Táo bón
  • Mệt mỏi, thường xảy ra do thiếu máu, mất cân bằng nội tiết tố 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau khi giao hợp
  • Chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là ở những phụ nữ đã mãn kinh

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ung thư buồng trứng càng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao.

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng ác tính

Nguyên nhân chính xác của u nang buồng trứng ác tính vẫn chưa được biết, nhưng có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định.

u nang buồng trứng ác tính có chữa được không
Phụ nữ có chưa từng sinh con hoặc vô sinh có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn những người khác

Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi, hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở phụ nữ trên 50 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn có mẹ, chị em gái hoặc con gái bị ung thư buồng trứng, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tiền sử đột biến gen: Một số đột biến gen, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2, làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và ung thư vú.
  • Béo phì: Phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
  • Vô sinh hoặc chưa sinh con: Phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Sử dụng HRT trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung: Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Có thể bạn muốn biết: Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

U nang buồng trứng ác tính có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng ác tính là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát hiện, loại ung thư và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Các rủi ro có thể xảy ra bao gồm:

  • Lan rộng sang các cơ quan khác: Ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, omentum,…
  • Gây tắc nghẽn: U nang có thể phát triển to và chèn ép các cơ quan lân cận, gây tắc nghẽn đường ruột, bàng quang,…
  • Chảy máu: U nang có thể vỡ và gây chảy máu trong, dẫn đến nguy cơ tử vong.

Tuy nguy hiểm, nhưng ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm. Do đó, việc tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ có nguy cơ cao.

Biện pháp điều trị u nang buồng trứng ác tính

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được thực hiện để xác nhận chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư và có khả năng loại bỏ ung thư. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ các mô có chứa tế bào ác tính. Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành sinh thiết để kiểm tra khối u đã di căn hay chưa.

Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm cắt tử cung, cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng và loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Nếu người bệnh có nhu cầu sinh con trong tương lai, bác sĩ có thể cắt bỏ một buồng trứng và sinh thiết buồng trứng còn lại.

Bệnh nhân chia sẻ: Hạnh Phúc Đón Tin Vui Sau Khi Sử Dụng Diệp Phụ Khang Điều Trị U Nang Buồng Trứng

2. Hóa trị

Các loại thuốc hóa trị thường được chỉ định để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc có thể được tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống. Một lựa chọn hóa trị khác được gọi là hóa trị bên trong phúc mạc. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa một ống thuốc trực tiếp đến buồng trứng chứa tế bào u ác tính.

các u nang buồng trứng khác và không đặc hiệu
Hóa trị thường được thực hiện thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư

Hóa trị thường có nhiều tác dụng phụ lan rộng. Đặc biệt hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và gây ra các triệu chứng như:

  • Buồn nôn và nôn
  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ

3. Xạ trị

Xạ trị là kỹ thuật sử dụng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ có thể đưa các chất lỏng phóng xạ với phúc mạc. Điều này có thể ngăn chặn ung thư buồng trứng tiến triển.

4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị nhắm vào các tế bào ung thư cụ thể và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm mục tiêu nhằm hạn chế các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bằng cách nhắm mục tiêu các chức năng cụ thể.

Liệu pháp này thường bao gồm việc sử dụng thuốc thuốc ức chế Angiongenesis và liệu pháp kháng thể đơn dòng.

Tham khảo thêm: Chưa quan hệ liệu có bị ung thư buồng trứng không?

5. Liệu pháp sinh học

Đây là liệu pháp điều trị nhằm tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ác tính. Liệu pháp này có thể hạn chế quá trình phát triển và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Phòng ngừa u nang buồng trứng ác tính

Hiện tại không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa ung thư buồng trứng biến chứng thành ác tính. Tuy nhiên người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ bằng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Điều này có thể giúp người bệnh phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, khối u và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Sinh hoạt lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích và chất gây nghiện.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau quả, uống nhiều nước.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn nhiều đạm, thịt đỏ, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

Hầu hết các loại u nang buồng trứng ác tính đều có thể điều trị được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 09:26 - 07/02/2024 - Cập nhật lúc: 16:28 - 07/02/2024
Chia sẻ:
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng khi mang thai cần được can thiệp kịp lúc và đúng cách để tránh nguy cơ…

thuốc điều trị ung thư buồng trứng đông y Các bài thuốc điều trị ung thư buồng trứng Đông y

Bài thuốc trị ung thư buồng trứng theo Đông y được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát các triệu…

Cắt buồng trứng là gì? Các thay đổi sau cắt buồng trứng

Cắt buồng trứng được thực hiện để cải thiện khi các phương pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như…

tầm soát ung thư buồng trứng Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào? Bao lâu/lần?

Tầm soát ung thư buồng trứng là việc kiểm tra những phụ nữ không có triệu chứng để tìm ung…

vòi trứng thông hạn chế Vòi trứng thông hạn chế là gì? Giải pháp nào để có thai?

Vòi trứng thông hạn chế là tình trạng trong lòng vòi trứng bị chít hẹp, ảnh hưởng đến chức năng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua