Các xét nghiệm, chẩn đoán, phát hiện ung thư buồng trứng
Xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng thường được thực hiện trong các đợt tầm soát căn bệnh này. Ung thư buồng trứng thường không được phát hiện cho đến khi các tế bào ác tính bắt đầu di căn vè gây ra những triệu chứng cụ thể. Ung thư phát hiện càng muộn, nguy cơ tử vong của bệnh nhân càng cao. Vì thế thời điểm can thiệp trong chẩn đoán và điều trị có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh.
Nhận biết ung thư buồng trứng qua những dấu hiệu nào?
Không có cách nào có thể nhận biết ung thư buồng trứng cụ thể. Thực tế, ung thư buồng trứng có biểu hiện mờ nhạt nên đa phần người bệnh chỉ phát hiện bản thân mắc bệnh khi ung thư tiến triển sang giai đoạn giữa hoặc cuối. Những dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu bao gồm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ăn uống nhanh no, sụt cân bất thường… Các biểu hiện trên dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa, vì thế nếu không thăm khám và thực hiện chẩn đoán ung thư buồng trứng thì người bệnh hoàn toàn không nhận biết được bệnh trạng.
Buồng trứng là cơ quan sản xuất hormone hormone estrogen, progesterone và testosterone. Khi cơ quan này xuất hiện những tế bào ác tính, hoạt động sản xuất hormone sẽ bị đình trệ và gây ra các rối loạn nội tiết ở nữ giới. Bệnh được phần làm 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Ung thư chỉ giới hạn ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư vượt ra khỏi buồng trứng và di căn đến vùng chậu, tử cung.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư di căn đến cơ quan tiêu hóa và lan ra khu vực ổ bụng.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn đến gan hoặc phổi.
Thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm có thể giúp người bệnh đạt được 90% hiệu quả điều trị trong giai đoạn đầu. Thời gian sống của bệnh nhân giảm dần khi điều trị muộn vào các giai đoạn sau. Nếu như các tế bào ung thư ác tính đã di căn thì tỷ lệ sống của bệnh nhân có thể kéo dài trong vòng 5 năm. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ điều trị kéo dài sự sống nhiều năm sau đó. Điều này sẽ tùy thuộc vào ý chí của người bệnh, kết hợp với phương pháp can thiệp phù hợp.
Do đó, tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm, giúp phụ nữ nâng cao khả năng điều trị bệnh thành công, giảm tối đa nguy cơ tử vong. Đặc biệt là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao sau nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sau tuổi 25, bao gồm:
- Người mang gen BRCA1 hoặc BRCA2 di truyền từ gia đình có người mắc bệnh.
- Trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
- Phụ nữ bị thừa cân, béo phì
- Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc trên 50 tuổi.
- Phụ nữ có bộ gen liên quan đến ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng.
- Phụ nữ thường xuyên bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm buồng trứng mãn tính.
- Phụ nữ chưa từng mang thai.
- Người có đời sống tình dục phóng khoáng.
- Có triệu chứng cảnh báo mắc ung thư buồng trứng: Đau bụng dưới, sụt cân nhanh, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn,…
Dấu hiệu cần xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng sớm
Chẩn đoán ung thư buồng trứng cần được thực hiện chủ động, do bệnh nhân không thể trông chờ vào dấu hiệu của bệnh vì biểu hiện mờ nhạt ở giai đoạn sớm. Nếu như người bệnh nhận thấy các biểu hiện đã tiến triển cụ thể, lúc này rất có khả năng ung thư đã di căn và tỷ lệ chữa khỏi là rất thấp. Mặc dù triệu chứng ung thư buồng trứng ban đầu có trùng khớp với nhiều bệnh đường tiêu hóa khác, nhưng bạn vẫn nên chủ quan nếu nhận thấy các triệu chứng như:
- Thường xuyên bị bụng, no hoặc đầy hơi kéo dài ngay cả khi ăn ít hoặc uống nước.
- Đau vùng lưng dưới và ê ẩm tại vị trí vùng chậu, đôi khi kèm theo cơn đau ở hông phải.
- Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, bụng chướng, ăn nhanh no.
- Nếu khối u chèn ép lên bàng quang hoặc đường ruột, bạn có thể bị táo bón hoặc buồn tiểu nhiều
- Chán ăn, cân nặng sụt giảm, cơ thể gầy yếu và xanh xao, lười vận động.
- Kích thước bụng có thể tăng tùy theo kích thước và vị trí của khối u.
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu kể trên, cần thực hiện chẩn đoán tầm soát bệnh ung thư buồng trứng sớm. Tránh chần chừ và bỏ lỡ giai đoạn điều trị bệnh trong thời điểm này. Ngoài ra những biểu hiện trên cũng có liên quan đến nhiều bệnh phụ khoa khác. Do đó khám tổng quát sẽ giúp nữ giới có thể phòng tránh chủ động và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng
Xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng có thể tầm soát khả năng mắc bệnh của những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ. Tầm soát ung thư buồng trứng được thực hiện theo từng đợt, bao gồm nhiều xét nghiệm. Bởi vì chỉ một xét nghiệm đơn độc sẽ không đưa ra đánh giá chính xác. Quy trình xét nghiệm ung thư buồng trứng gồm nhiều bước, bao gồm các phương pháp xét nghiệm máu và kết hợp chẩn đoán hình ảnh;
Xét nghiệm CA 125
Phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng được áp dụng cho tất cả nữ giới có nguy cơ mắc bệnh. Xét nghiệm nằm đo lượng CA-125 trong máu, đây là một protein đạt nồng độ cao trong máu những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên chỉ số này cũng đạt mức tương đối ở phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Và đồng thời đo độ CA-125 cũng được áp dụng chẩn đoán những bệnh lý khác như xơ gan, u xơ tử cung, bệnh ở vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tụy. Vì thế sau khi đo chỉ số CA 125, b bạn cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để khẳng định lại kết quả.
Siêu âm vùng chậu
Hình thức chẩn đoán ung thư buồng trứng bằng hình ảnh đem lại kết quả tương đối chính xác là phương pháp siêu âm vùng chậu. Bằng cách sử dụng sóng âm thanh để đánh giá các hình ảnh bất thường trong cấu trúc xương chậu, cùng những bất thường ở buồng trứng. Siêu âm sẽ giúp xác định chính xác vị trí và kích thước khối u ở buồng trứng thông qua ngã âm đạo. Tuy nhiên siêu âm không đánh giá được tính chất khối u lành tính hay ác tính.
Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh cũng cho bác sĩ thấy các vấn để ở tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên nếu phát hiện khối u qua hình ảnh, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu hoặc sinh thiết để tìm hiểu tính chất khối u. Những chẩn đoán hình ảnh được áp dụng như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp X-quang. Dựa vào đây bác sĩ có thể đưa ra tiến triển của khối u, tiên lượng được mức ảnh hưởng, cũng như giai đoạn xâm lấn của khối u trong cơ thể.
Nội soi ổ bụng
Phương pháp nội soi ổ bụng được chỉ định cho những trường hợp người bệnh có khối u bất thường bên trong buồng trứng. Nội soi ổ bụng thường được thực hiện khi các xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng đưa ra kết quả mơ hồ. Thông qua đầu dò nội soi được đưa qua ngã âm đạo đem đến đánh giá trực tiếp về hình ảnh và dấu hiệu di căn của khối u. Đồng thời bằng hình ảnh này cũng giúp đánh giá chính xác tính chất lành tính hay ác tính của khối u.
Ngoài ra đối với những bệnh nhân đã được xác định có khối u buồng trứng, nếu có dấu hiệu di căn đến phổi sẽ được chụp x-quang ngực để đánh giá mức độ ảnh hưởng di căn. Chẩn đoán ung thư buồng trứng càng sớm sẽ giúp kết quả điều trị có tỷ lệ thành công cao hơn.
Chi phí xét nghiệm ung thư buồng trứng là bao nhiêu?
Thông thường để chẩn đoán ung thư buồng trứng, nữ giới sẽ phải trải qua nhiều đợt xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu để đo lượng CA 125 trong máu, và một số xét nghiệm hình ảnh theo yêu cầu. Vì thế mức chi phí xét nghiệm ở mỗi người có thể chênh lệch tùy theo chỉ định của bác sĩ. Đa phần những trường hợp sau xét nghiệm CA 125, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh siêu âm và chụp MRI, chỉ những trường hợp đặc biệt khó xác định mới phải nội soi ổ bụng.
Tại đa số các bệnh viện lớn, chi phí xét nghiệm CA 125 sao động trong khoảng 300.000 – 500.000 đồng. Ngoài ra đối với các xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng bằng hình ảnh đơn giản như siêu âm, chụp X-quang có chi phí khoảng 180.000 – 600.000 đồng. Chụp CT Scanner (chụp cắt lớp vi tính) tại vùng ổ bụng có phí trung bình từ 1.000.000 – 1.200.000 đồng. Vì thế người bệnh nên có sự chuẩn bị trước tránh để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong quá trình khám chữa bệnh.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ung thư buồng trứng
Có hai trường hợp thực hiện chẩn đoán ung thư buồng trứng khi bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư, và người chủ động thực hiện tầm soát bệnh trong diện nguy cơ. Các chuyên gia bác sĩ cho rằng nhóm phụ nữ trên 50 tuổi nên khám tầm soát bệnh định kỳ mỗi 6 tháng/lần để kiểm tra mức độ tăng trưởng của những tế bào tại buồng trứng. Do giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là thời điểm buồng trứng thoái hóa các hoạt động và có nguy cơ hình thành những tế bào tự do gây ung thư cao nhất.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi 25 – 40, tốt nhất nên thực hiện xét nghiệm sau 14 ngày kết thúc kỳ kinh gần nhất. Đây là thời điểm niêm mạc buồng trứng hình thành những tế bào mới, điều này giúp các chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh được chính xác hơn. Nếu người bệnh đang đặt thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa, hoặc đang mắc bệnh vùng kín thì nên chữa bệnh triệt để rồi mới thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.
Nữ giới nên kiêng thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh, đồng thời không nên quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm 24h. Tránh gây ra những tổn thương tại cổ tử cung sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Trước khi thực hiện xét nghiệm hình ảnh hoặc siêu âm bạn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên nếu xét nghiệm máu thì bạn không nên ăn hoặc uống gì trước đó.
Thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán ung thư buồng trứng là điều kiện cần thiết để nữ giới phòng tránh trước căn bệnh nguy hiểm này. Bạn nên chọn những cơ sở chuyên khoa Sản – Phụ khoa uy tín để tiến hành thăm khám để nhận được kết quả chính xác.
Có thể bạn quan tâm: Các cách phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!