Bị viêm buồng trứng có thai và sinh con được không?
Viêm buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến hậu quả vô sinh – hiếm muộn. Bài viết thông tin về vấn đề người bị viêm buồng trứng có thai và sinh con được không để người bệnh chủ động phòng tránh trước ảnh hưởng của bệnh.
Những điều cần biết về bệnh viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng nằm trong số những bệnh lý phụ khoa gặp phổ biến ở nữ giới. Bệnh là một dạng của viêm vùng chậu với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh lý, sinh sản. Viêm buồng trứng có đặc trưng là tình trạng dính buồng trứng và teo buồng trứng. Điều này khiến hoạt động phóng noãn không thể diễn ra, vì thế nên bệnh có thể gây khó khăn cho việc thụ thai và sinh nở.
Bệnh viêm buồng trứng bắt nguồn từ tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung) lâu ngày. Khi không điều trị sớm, các vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập vào buồng trứng gây ra tình trạng này. Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây viêm buồng trứng còn có thể là do tác dụng phụ của vòng tránh thai, ảnh hưởng từ việc nạo phá thai thường xuyên, do lây nhiễm bệnh qua đường tình dục…
Khi bị viêm buồng trứng , các mô và tế bào bị bong tróc và viêm loét làm dính một số tạng trong vùng chậu. Người bệnh sẽ gặp phải cơn đau đớn, khó chịu nghiêm trọng khi tình trạng này xảy ra. Nếu không loại bỏ ổ viêm nhiễm sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng khắp những khu vực lân cận và tiến triển sang giai đoạn nhiễm khuẩn huyết. Bệnh viêm buồng trứng làm thay đổi hoạt động sản sinh nội tiết. Bệnh cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể nên ngoài những biểu hiện trên, người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi và có thể kèm theo sốt.
Bệnh viêm buồng trứng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Như đã đề cập, bệnh viêm buồng trứng gây ra những rối loạn trong hoạt động điều hòa nội tiết nữ giới. Nếu như người bệnh không can thiệp điều trị sớm, bệnh sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác nhau như:
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Viêm buồng trứng là căn bệnh phụ khoa có thể làm tăng tiết dịch âm đạo nhiều hơn so với bình thường. Trong đó tình trạng khí hư ra nhiều có thể kèm theo mủ và có mùi hôi, đây là dấu hiệu của vi khuẩn gây viêm nhiễm đã xâm nhập sâu vào trong cơ quan sinh sản. Điều này có thể gây viêm nhiễm âm đạo thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
- Gây khó khăn khi thụ thai: Khi tăng tiết dịch ở âm đạo thì môi trường pH tại cơ quan sinh sản của thay đổi. Điều này vô tình gây cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng. Thông thường nếu độ pH thấp (kiềm tính) thì tinh trường sẽ không thể sống lâu nên khả năng gặp được trứng rất ít ỏi.
- Ức chế hoạt động phóng noãn: Hoạt động phóng noãn của buồng trứng là cơ sở để quá trình thụ thai thành công. Tuy nhiên nếu như bị viêm buồng trứng, hoạt động phóng noãn không diễn ra, trứng không rụng đúng chu kỳ nên hoạt động thụ thai cũng không thể diễn ra như bình thường.
- Ảnh hưởng đến giao hợp: Khi bị viêm buồng trứng, nữ giới thường tiết ra nhiều khí hư hơn, đồng thời do viêm nhiễm tại cơ quan này mà hormone sinh dục giảm ảnh hưởng đến ham muốn. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị đau hoặc chảy máu khi quan hệ.
- Sức khỏe giảm sút: Viêm buồng trứng là một dạng viêm nhiễm nguy hiểm xảy ra trong cơ thể, do đó người bệnh thường không nhận biết được bệnh sớm. Khi triệu chứng đã rõ rệt thì bệnh đã tiến triển xấu hơn, lúc này bệnh nhân sẽ có những triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, thiếu máu, sốt cao hoặc đau bụng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và bài tiết…
Viêm buồng trứng là căn bệnh phụ khoa lành tính, nhưng bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân không điều trị sớm dẫn đến chứng viêm dính buồng trứng hoặc ung thư buồng trứng. Đồng thời bệnh cũng gây cản trở không nhỏ đến khả năng sinh sản của nhiều chị em – khi đa đối đối tượng mắc bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Phụ nữ bị viêm buồng trứng có mang thai được không?
Bệnh viêm buồng trứng đe dọa thiên chức “làm mẹ” của nữ giới, đặc biệt là khi viêm nhiễm đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng. Theo phân tích của các chuyên gia, nếu như một trong hai ống dẫn trứng bị tổn thương, khả năng mang thai sẽ giảm và nếu thụ thai thành công thì khả năng mang thai ngoài tử cung là rất lớn. Do viêm nhiễm khiến cho buồng trứng hình thành các vệt xơ dính, trứng không được nuôi dưỡng và phóng thích đúng thời điểm nên việc thụ thai rất khó khăn.
Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai mà bị viêm buồng trứng, nữ giới có thể không thụ thai thành công, nguy cơ hiếm muộn – vô sinh có thể xảy ra tỷ lệ thuận với tình trạng viêm nhiễm của bệnh. Những ảnh hưởng của bệnh gây ra đối với khả năng sinh sản của bệnh nhân gồm có:
- Do ảnh hưởng của những triệu chứng khó chịu mà tâm lý của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, từ đó việc sinh hoạt tình dục trở nên kiêng dè và không thoải mái ảnh hưởng đến hiệu quả thụ thai.
- Khi buồng trứng bị viêm, sức đề kháng của người bệnh cũng sẽ bị suy giảm không đủ điều kiện mang thai, điều này cũng khiến người bệnh gặp phải những rối loạn về nội tiết.
- Nếu như mang thai thành công, người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều vất vả hơn so sức khỏe yếu và đề kháng suy giảm, bạn dễ bị cảm cúm, mệt mỏi, sốt virus…
- Viêm buồng trứng còn có thể làm viêm nhiễm lan rộng hơn tại các cơ quan sinh sản khác, từ đó càng gây cản trở quá trình thụ thai diễn ra.
Ngoài ra viêm buồng trứng, cũng như các bệnh viêm vùng chậu khác khi xảy ra đều ảnh hưởng đến chức năng bình thường của hệ thống cơ quan sinh sản. Nếu như việc mang thai thường xuyên thất bại, bệnh không được điều trị đúng cách sẽ có thể gây vô sinh vĩnh viễn. Vì thế phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu đang mắc bệnh lý này và có kế hoạch sinh nở trong tương lai cần thăm khám sớm để được điều trị.
Trong trường hợp bệnh nhân có nguyện vọng mang thai nhưng nhiều lần thất bại, điều trị không hiệu quả thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thụ thai nhân tạo. Tùy thuộc vào quyết định của các đôi vợ chồng mà áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm hoặc nhờ người hiến trứng, mang thai hộ…
Viêm buồng trứng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù vẫn có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị viêm buồng trứng thụ thai thành công, nhưng trong thai kỳ người mẹ có thể gặp nhiều rủi ro. Cụ thể cả người mẹ và thai nhi có thể đối mặt với những nguy cơ sau:
- Mang thai ngoài tử cung: Nếu như không điều trị bệnh triệt để mà mang thai, người mẹ có thể đối mặt với nguy cơ mang thai ngoài tử cung lên gấp nhiều lần do vùng viêm sưng to và làm ống dẫn trứng bị chít hẹp.
- Vỡ ối sớm: Thai nhi phát triển có thể gây ra những áp lực nhất định lên buồng trứng, nếu như buồng trứng bị vỡ hoặc tổn thương thì thai phụ có nguy cơ bị chảy máu đe dọa tính mạng.
- Nguy cơ biến chứng thai kỳ: Việc điều trị viêm buồng trứng trong thời gian mang thai có thể rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, bất kỳ can thiệp nào từ nội khoa đến ngoại khoa đều có thể khiến các biến chứng gia tăng thêm.
- Khả năng sảy thai sớm, thai lưu, sinh non: Viêm nhiễm lan rộng từ buồng trứng đến vòi trứng, tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ viêm màng ối. Trong 3 tháng đầu, viêm màng ối là nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc lưu thai, ở ba tháng cuối thì đây là nguyên nhân gây sinh non phổ biến.
- Thai nhi chậm phát triển: Thai nhi có thể bị chậm phát triển khi người mẹ bị bệnh viêm phụ khoa trong thai kỳ, đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây nhẹ cân, còi xương, phát triển kém hơn so với mức cân nặng thông thường.
- Nguy cơ lây bệnh cho con: Khi người mẹ bị viêm buồng trứng và mang thai, khả năng mầm bệnh xâm nhập vào nước ối là rất lớn. Nếu như trẻ vô tình nuốt phải sẽ rất nguy hiểm. Trong đó các vấn đề trẻ có thể mắc phải nếu lây bệnh từ mẹ là bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt hoặc bệnh ngoài da.
Viêm buồng trứng khi mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến cả người mẹ và thai nhi. Do đó các bác sĩ sẽ khuyến khích phụ nữ điều trị bệnh dứt điểm rồi mới nên có kế hoạch sinh nở. Trong trường hợp bị bệnh khi đang mang thai, thai phụ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị an toàn để phòng lây nhiễm cho thai nhi.
Làm thế nào để mang thai sau khi bị viêm buồng trứng?
Không hẳn khi bị viêm buồng trứng thì tất cả các trường hợp đều bị hiếm muộn, vô sinh. Nếu như bệnh mới tiến triển đến giai đoạn cấp tính và được điều trị kịp thời thì khả năng sinh sản vẫn được đảm bảo. Cần lưu ý phải điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn để tránh tái phát viêm trong thời gian mang thai. Ngược lại đối với những trường hợp dính tắc hoặc tiến triển đến ung thư buồng trứng thì tỷ lệ mang thai là rất thấp.
Sau khi điều trị viêm buồng trứng, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để buồng trứng phục hồi chức năng và cấu tạo ổn định. Trong vòng tối thiểu 1 năm người bệnh không nên mang thai, ngoài ra việc quan hệ tình dục cần diễn ra an toàn và tránh những hoạt động mạnh. Để tránh bệnh tái phát, người bệnh cũng nên nghiêm túc trong vấn đề vệ sinh vùng kín để tránh viêm nhiễm bên ngoài, có thể lây nhiễm đến cơ quan sinh sản bên trong.
Ngoài ra để nguyện vọng sinh con được thực hiện thì sau điều trị, bệnh nhân nên bổ sung thêm các thuốc hỗ trợ sinh sản giúp làm tăng khả năng thụ thai. Ăn uống đủ chất và bổ sung những dưỡng chất thiếu hụt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai đều hỗ trợ tốt cho quá trình này.
Nhìn chung, khi bị viêm buồng trứng có thai được không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Khi không được điều trị sớm thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, và đồng thời gặp khó khăn trong hành trình mang thai tự nhiên. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm buồng trứng , bạn nên thực hiện chẩn đoán sớm để được điều trị kịp thời. Chỉ khi buồng trứng và ống dẫn trứng, tử cung duy trì được những chức năng vốn có thì nữ giới mới có thể yên tâm về một thai kỳ tự nhiên khỏe mạnh.
Bài viết bạn có thể quan tâm: Bị viêm buồng trứng nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!