Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở toàn bộ hệ thống niêm mạc hòm nhĩ – xương chũm. Bệnh khá phổ biến chỉ xếp sau viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em. 

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em
Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là căn bệnh xảy ra phổ biến vào mùa đông với trẻ trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng

Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa và có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em, tỷ lệ mắc chiếm đến 80% trên tổng số.

Cũng tương tự như bệnh viêm tai giữa ở người lớn, viêm tai giữa ở trẻ em cũng được chia làm 2 giai đoạn gồm: viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. 

Trong đó, bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm cấp độ mạn tính không chỉ xảy ra ở khoang tai mà còn lan rộng đến các sào bào, xương chũm và thượng nhĩ. 

Bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em được chia làm 2 dạng:

  • Viêm tai giữa tiết nhầy mủ
  • Viêm tai giữa mủ

Xem thêm: Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

Cơ chế khởi phát bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là do kích thước vòi nhĩ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngắn, rộng và nằm ngang so với người trưởng thành. Nhờ đó, dễ tạo điều kiện để chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài bị nhiễm vi khuẩn dễ dàng đi vào ống tai giữa và gây bệnh. 

Ngoài ra, bệnh có thể được khởi phát từ những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em
Tai của trẻ còn non nớt và dễ bị tác động bởi những yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, áp lực hay chấn thương
  • Viêm nhiễm tại chỗ: Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, viêm VA hoặc viêm mũi xoang dị ứng… khi không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn lây lan.
  • Viêm nhiễm tại chỗ: Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau những đợt mắc bệnh viêm nhiễm toàn thân như cảm cúm, cảm lạnh, bệnh sởi, bệnh bạch hầu…
  • Bị chấn thương: Những chấn thương đến từ các tác động rất nhỏ như lấy ráy tai, ngoáy tai do ngứa hoặc bị áp lực và làm thủng màng nhĩ.
  • Mắc một số bệnh lý: Ung thư vòm mũi họng, u xơ vòm mũi họng…

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

  • Trẻ sốt cao kéo dài hơn 39 độ C kèm theo triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.
  • Luôn tỏ ra khó chịu, bứt rứt và cứ khi cho trẻ nằm xuống là trẻ lại khóc.
  • Trẻ bị ù tai, chóng mặt.
  • Hay dùng tay cào vào tai hoặc cọ tai vào người bố mẹ.
  • Quấy khóc, khó ngủ và bỏ ăn.
  • Trẻ bị mất thăng bằng và nghiêng đầu sang một bên.
  • Không có dấu hiệu phản ứng lại với những nguồn âm thanh đột ngột. 
  • Xuất hiện dịch mủ chảy từ bên trong tai ra ngoài.
  • Dịch mủ có mùi hôi thối và màu sắc bất thường, đôi khi có lẫn máu.
  • Thường xuyên thấy các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy.
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em
Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em với các triệu chứng điển hình như chảy dịch mủ ở tai, thủng màng nhĩ, giảm thính lực…

Gợi ý: Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm: Bệnh có điều trị được không?

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

  • Thủng màng nhĩ, ứ dịch hoặc chảy nhiều dịch nhầy bên trong tai kéo dài làm suy giảm thính lực, khả năng nghe và phản ứng lại với âm thanh. Có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn ngữ, chất lượng cuộc sống hằng ngày.
  • Viêm xương chũm cấp, xương chầm, xương đá, viêm màng não, áp xe não, viêm màng não, liệt mặt, tường thượng nhĩ, điếc vĩnh viễn…

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

Cận lâm sàng:

  • Chụp X – quang
  • Nội soi
  • Ngoài ra, CT scan và thính lực đồ cũng là các phương pháp chẩn đoán mang lại hiệu quả cao.
Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em
Việc chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp X quang, CT scan hoặc nội soi

Chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm tai cấp tính
  • Viêm tai do lao
  • Nhiễm trùng xương chũm

Phương pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa thông thường ở trẻ em có thể tự khỏi sau khoảng 24 – 48 tiếng. Tuy nhiên, với bệnh viêm tai giữa mạn tính thì các triệu chứng thường trầm trọng và nguy hiểm hơn. Quá trình điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em như sau:

  • Sau khi đã kết luận tình trạng bệnh thì ngay sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện rửa tai cho trẻ bằng nước oxy già pha loãng cùng nước vô trùng theo tỷ lệ 1:3.
  • Dùng dung dịch Corticosteroid kết hợp kháng sinh dạng thuốc nhỏ tai để nhỏ vào tai trẻ.
  • Kết hợp sử dụng kháng sinh toàn thân để kiểm soát các triệu chứng bệnh. 
Phương pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em
Trẻ bị viêm tai giữa mạn tính sẽ được trị bằng thuốc nhỏ hoặc phẫu thuật nếu cần thiết để bảo tồn thính lực của trẻ

Với những trẻ bị bệnh viêm tai giữa mạn tính do các bệnh nhiễm trùng sẽ được điều trị giải quyết bệnh tận gốc, tránh gây tái phát viêm tai giữa. 

Nếu bệnh nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị trên, thì sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật tai – xương chũm để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Cách điều trị hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

  • Đối với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
  • Tư thế cho trẻ bú mẹ tốt nhất là giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng. 
  • Nếu trẻ bú sữa công thức thì nên cho trẻ bú ở tư thế ngồi và vỗ ợ hơi cho trẻ.
  • Nếu trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm thì nên cho ngồi ăn, tránh ôm trẻ vào lòng hay cho nằm. 
  • Hạn chế dùng núm ti giả.
  • Chủ động bảo vệ khỏi các bệnh mùa đông.
  • Giữ trẻ tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là khói thuốc là. 
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo quy định của Bộ Y tế.

Bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Vì vậy, lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh đó là nên theo dõi, quan sát trẻ thật kỹ, đặc biệt là khi trẻ bị bệnh để cho trẻ thăm khám, điều trị tại bệnh viện càng sớm càng tốt. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để mau phục hồi sức khỏe. Tham khảo nội…

Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường…

Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát…

Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua