Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bệnh viêm tai giữa có lây không? Vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa không lây lan trực tiếp nhưng vi khuẩn, virus gây ra bệnh cảm cúm và các bệnh đường hô hấp thì có lây truyền.

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Bệnh viêm tai giữa có lây không?
Vi khuẩn của người bệnh viêm tai giữa không lây lan.

Bệnh viêm tai giữa không phải là một bệnh lây lan. Bởi vì vi khuẩn được sản sinh ra trong quá trình viêm nhiễm trong tai không có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, những loại siêu vi, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, virus gây cảm lạnh,… thì có khả năng lây lan. 

Bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm 

Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm tai giữa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Gợi ý: Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì? Các loại thuốc trị hiệu quả

Những cách điều trị bệnh viêm tai giữa

1. Điều trị nội khoa

Dùng thuốc

Sau khi chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa, bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh và tiến hành chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,…

Người bệnh còn có thể kết hợp điều trị bằng cách nhỏ thuốc tai. Thuốc nhỏ sẽ giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. 

Dùng thuốc
Viêm tai giữa có thể điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,…

Đặt ống thông nhĩ

Đặt ống thông nhĩ cũng là một phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả. Ống thông nhĩ là một ống nhỏ bằng nhựa cứng hoặc silicone. Thủ thuật đặt ống thông nhĩ vào tai sẽ giúp dịch mủ trong tai chảy ra ngoài. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng tắc dịch trong tai, giúp loại bỏ bớt vi khuẩn ra ngoài.

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao? Cách chữa trị bệnh

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

Các loại dược liệu, lá thuốc sẽ được chế biến để điều trị tại chỗ hoặc dùng ở đường uống. Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh cần khám và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền. 

3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp trên không đạt được hiệu quả hoặc tình trạng của bệnh quá nặng.

Thông thường, bác sĩ sẽ phẫu thuật làm sạch viêm nhiễm trong hõm nhĩ, phẫu thuật xương chũm,…

Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp viêm tai giữa nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ tiếp tục được bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe. Bệnh nhân cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe và vết thương đúng cách. Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần lạc quan, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe mau chóng phục hồi.

Đọc thêm: Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa như thế nào?

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Chúng ta cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh viêm tai giữa, cụ thể bằng những biện pháp sau:

  • Đối với trẻ nhỏ, cho trẻ bú mẹ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu mắc các bệnh đường hô hấp trên.
  • Giữ ấm cơ thể, giữ ấm tai khi trời lạnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá.
  • Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên cần điều trị sớm và dứt điểm.
  • Vệ sinh tai, mũi sạch sẽ.
  • Khi bơi lội cần phải có các dụng cụ bảo vệ tai, tránh để vi khuẩn xâm nhập.

Tóm lại, viêm tai giữa không phải là một bệnh lây lan. Chúng ta cần phòng tránh vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp trên để hạn chế nguy cơ mắc viêm tai giữa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh nguy hiểm trong tất cả các loại viêm tai. Đây là…

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng. Thế nhưng…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa và những thông tin cần biết

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước khi quyết định…

Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua