Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao?
Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng nhiễm trùng tai giữa đi kèm với triệu chứng ứ dịch sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây điếc vĩnh viễn, xơ nhĩ hoặc màng nhĩ xanh vô căn nếu không được điều trị.
Viêm tai giữa ứ dịch là gì?
Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh viêm tai do màng nhĩ đóng kín, khiến dịch tiết ứ đọng ở phía sau màng tai. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi và được chia thành 3 thể:
- Thể cấp tính (xảy ra trong thời gian 3 tuần trở lại).
- Thể bán cấp (xảy ra từ 3 tuần đến 3 tháng).
- Thể mãn tính (bệnh kéo dài trên 3 tháng).
Vì tiến triển của bệnh âm thầm và khó phát hiện nên viêm tai giữa ứ dịch rất dễ gây ra các biến chứng.
Xem thêm:Bệnh viêm tai giữa ở người lớn: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị
1. Nguyên nhân
Yếu tố quan trọng nhất gây ra viêm tai giữa ứ dịch là do cấu trúc và chức năng vòi nhĩ chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Tắc vòi nhĩ
- Các virus herpes, adenovirus và virus cúm
- Vi khuẩn Haemophilus influenzae, Staphylococcus pneumonia, Diphtheroids,…
- Dị ứng
2. Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến nhất, bao gồm:
- Nghe kém
- Có cảm giác đầy tai
- Chóng mặt
Triệu chứng thường không quá nghiêm trọng nên nhiều người thường bỏ qua. Ở một số trường hợp, viêm tai ứ dịch có thể tạo điều kiện cho các đợt bội nhiễm và làm phát sinh các triệu chứng cấp tính.
3. Biến chứng
- Xẹp nhĩ
- Túi co kéo
- Xơ nhĩ
- Màng nhĩ xanh vô căn
- Viêm tai giữa mãn tính
Đọc ngay: Viêm tai xương chũm: Nguyên nhân, dấu hiệu và những điều cần biết
Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Quá trình chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch bao gồm việc thăm khám lâm sàng, nội soi tai, đo thính lực, nhĩ lượng,…
Ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng của viêm tai ứ dịch có thể khiến trẻ phản ứng chậm với lời nói, học hành sa sút và gặp vấn đề khi phát triển ngôn ngữ.
Khi nội soi tai bệnh nhân sẽ nhìn thấy dịch màu vàng nhạt/ nâu đen/ xanh/ vàng sẫm. Sau đó bác sĩ có thể đo nhĩ lượng và thính lực để xác định khả năng nghe.
Điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch
1. Điều trị nội khoa
- Dùng kháng sinh đường uống (Ampicillin, Macrolide, Cephalosporin,…): Thực hiện trong 7 – 10 ngày nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Thuốc chống phù nề và tiêu dịch nhầy (Maxilase, Mucomys, Rhinathiol): Có tác dụng làm dịch nhầy bớt dính và đặc, từ đó giúp tăng dẫn lưu và đẩy dịch ra bên ngoài.
- Thuốc kháng viêm corticoid: Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticoid với liều 5mg/ kg/ ngày trong 2 – 5 ngày.
- Thuốc kháng histamine: Nếu viêm tai giữa ứ dịch phát sinh do phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng, bạn có thể được kê toa thuốc kháng histamine.
- Thuốc co mạch (Otrivil, Coldi B), nước muối biển và nước rửa mũi: Được sử dụng tại chỗ nhằm làm thông thoáng đường thở trên.
- Nghiệm pháp Valsalva: Thực hiện bằng cách bịt mũi, mím chặt môi và làm phồng 2 bên má nhằm giúp thông vòi nhĩ.
Tham khảo thêm: Viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết?
2. Điều trị ngoại khoa
- Đặt ống thông khí qua màng nhĩ.
- Chích rạch nhằm dẫn lưu dịch ra bên ngoài.
- Nạo cắt VA và amidan tái phát nhiều lần.
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ứ dịch đều được chữa trị dứt điểm sau 10 – 20 ngày. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát cao và có thể để lại một số di chứng vĩnh viễn.
Các biện pháp ngăn ngừa tái phát viêm tai giữa ứ dịch
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng tai.
- Thăm khám tai mũi họng thường xuyên, nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Dùng nút đeo tai khi tắm hoặc bơi lội.
- Khi có triệu chứng ù tai hoặc giảm sức nghe, nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra
Diễn tiến và triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ứ dịch thường chậm và không có tính đặc trưng cao. Chính vì vậy cần chú ý các biểu hiện của cơ thể và chủ động đến bệnh viện khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm tai giữa cấp tính – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không? Bác sĩ giải đáp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!