Viêm tai xương chũm là gì? Dấu hiệu và cách điều trị cần biết

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai xương chũm là bệnh lý khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 

1. Viêm tai xương chũm là gì?

1. Viêm tai xương chũm là gì?
Viêm tai xương chũm thường do viêm tai giữa gây nên

Viêm tai xương chũm là một trong những bệnh lý của tai giữa. Bệnh tạo thành là do vi khuẩn tấn công qua lớp niêm mạc hòm tai và xương chũm dẫn đến tình trạng viêm. 

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương xương. Nghiêm trọng hơn, các ổ mủ tập trung lại nếu bị chảy ra ngoài dưới da hoặc cũng có thể đổ vào nội so, gây viêm màng não. Chưa kể đến, vi khuẩn gây bệnh nhiễm vào máu gây nhiễm trùng huyết, tử vong.

Viêm tai xương chũm thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở những đứa trẻ có sức đề kháng yếu.

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa

2. Viêm tai xương chũm bao gồm mấy thể?

+ Viêm xương chũm cấp tính

  • Viêm xương chũm cấp tính không xuất ngoại: Triệu chứng bệnh thường là sốt kéo dài, đau vùng chũm, tai chảy nước, ấn vào vùng chũm thấy đau. 
  • Viêm xương chũm cấp tính xuất ngoại: Có triệu chứng sưng đau sau tai và vùng xương chũm khiến tai bị vểnh ra phía trước hoặc xuống dưới.
  • Viêm xương chũm tiềm ẩn: Triệu chứng là khi tiến hành khám tai thấy màng nhĩ dày đục và không trở lại bình thường. Đối với trẻ em thường có trạng thái nhiễm độc thần kinh

+ Viêm xương chũm mạn tính

  • Viêm xương chũm mạn tính: Nguyên nhân là do viêm tai giữa mạn tính với mủ kéo dài hoặc do viêm xương chũm cấp tính không điều trĩ hoặc phẫu thuật kịp thời. 
  • Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm: Triệu chứng bệnh thường gặp là cơ thể mệt mỏi kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài. Bên cạnh đó chảy nước mủ ở tai với mùi thối, đau tai dữ dội, chóng mặt, ù tai hoặc nghe kém trước. 
  • Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại: Được xem là một thể của viêm tai xương chũm mạn tính. Thông thường, xuất ngoại vùng thái dương – mỏm hoặc vùng thái dương thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi với các biểu hiện như vành tai bị đẩy ra ngoài và xuống dưới. Bên cạnh đó, thành sau trên ống tai hay bị sụp và vùng thái dương phía trên hoặc trước tai có dấu hiệu bị sưng tấy. Xuất ngoại vào ống tai (thể Gellé) thường dễ gây biến chứng liệt mặt. Xuất ngoại vùng nền chũm (thể Mouret) thường hiếm gặp với các dấu hiệu không rõ xuất hiện chậm. Mủ ở chũm xương lan rộng tới họng, hàm và gáy dễ gây biến chứng tắc tĩnh mạch. Còn đối với thể mỏm chũm (Bezold), thể này thường gặp ở người lớn với triệu chứng sưng phồng vùng cơ ức đòn chũm và vùng cơ bên dưới chũm dẫn đến trình trạng quay cổ đau khó hoặc gây ngoẹo cổ. Với thể sau, người bệnh có thể gặp với các triệu chứng như sưng tấy vùng chũm sau tai, vành tai bị đẩy lên phía trước. Nếu ấn vào vùng chũm thấy lùng nhùng, mề hoặc đau

3. Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm

  • Người bệnh bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus và Haemphilus influenza,…
  • Bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa nhưng không chữa trị đúng cách.
3. Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm
Nguyên nhân viêm tai xương chũm là do nhiễm vi khuẩn streptococcus

Gợi ý: Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Cách điều trị 

Đối tượng nào dễ mắc phải viêm tai xương chũm?

  • Hầu hết mọi đối tượng.
  • Thường phổ biến ở những trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 13 tháng tuổi.
  • Những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu.

4. Triệu chứng viêm tai xương chũm

  • Đau nhói dữ dội ở trong hoặc xung quanh tai
  • Sốt và có cảm giác ớn lạnh
  • Tai bị sưng và phía sau tai bị đỏ
  • Chảy nước mủ kèm theo mùi hôi từ tai
  • Giảm thính lực
  • Ù tai

Ở một số trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi, dấu hiệu viêm tai xương chũm có thể là:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc
  • Đưa tay kéo tai hoặc đánh vào đầu
  • Tâm trạng thay đổi

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đến ngay bệnh viện thăm khám hoặc gọi cho bác sĩ nếu triệu chứng bệnh kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. 

5. Viêm tai xương chũm gây nên những biến chứng gì?

  • Áp xe ngoài màng cứng: Di chứng này thường phát hiện trong quá trình phẫu thuật
  • Áp xe đại não và tiểu não: Biểu hiện chính thường là cơn động kinh Bravais, liệt một chi hoặc mất ngôn ngữ. Áp xe tiểu não với triệu chứng ở cùng bên, trương lực cơ giảm, rối tầm, quá tầm và mất liên động. 
  • Liệt mặt: Có thể gây liệt mặt thể ngoại biên và liệt vận động các cơ mặt. 
5. Viêm tai xương chũm gây nên những biến chứng gì?
Liệt cơ mặt là một trong những biến chứng thường gặp của viêm tai xương chũm
  • Viêm màng não: Với triệu chứng nôn mửa, nhức đầu, mê sảng, sốt cao, giãy giụa. Đối với trẻ em thường xuất hiện kèm triệu chứng co giật
  • Viêm tĩnh mạch bên và nhiễm khuẩn huyết: Với triệu chứng sốt cao từng cơn, ấn vào phía sau xương chũm đau. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời
  • Viêm mê nhĩ: Xuất hiện với triệu chứng động mắt, chóng mặt, ù tai và điếc kiểu tiếp nhận

Đọc thêm: Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không? Bác sĩ giải đáp 

6. Chẩn đoán viêm tai xương chũm

  • Xét nghiệm máu: Đếm số lượng bạch cầu trong máu
  • Chụp x – quang: Thường sử dụng 2 phim, đó là phim Schüller và phim Chausse III. 
  • Chụp cắt lớp vi tính tai: Giúp xác định tình trạng viêm xương chũm và viêm tai.
  • Đo thính lực: Xác định tình trạng và mức tổn thương ở xương chũm.

7. Điều trị viêm tai xương chũm

Bệnh viêm tai xương chũm nếu không được xử trí đúng cách sẽ khiến bệnh chuyển nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, để điều trị dứt điểm, phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần khám và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Sử dụng kháng sinh liều cao kết hợp với một số loại thuốc giảm đau, chống viêm khác.
  • Trường hợp nặng, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ mủ, giảm viêm và giải quyết biến chứng.
  • Nên dùng thêm một số loại kháng sinh khác để hạn chế nhiễm trùng sau khi mổ.

Viêm tai xương chũm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, để điều trị bệnh, người bệnh cần điều trị đúng theo phác đồ được bác sĩ đề ra. Nên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi diễn tiến của bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng. Thế nhưng…

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá được rất nhiều người bệnh áp dụng. Đây là phương pháp…

Bệnh viêm tai – Phân biệt các dạng viêm tai thường gặp

Viêm tai là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh thường có thể tự khỏi…

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, viêm họng và nhiễm trùng…

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa có tác dụng làm sạch dịch tiết, giảm đau, sát khuẩn. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua