Vành tai bị ngứa chảy nước vàng – Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Vành tai bị ngứa chảy nước vàng là biểu hiện liên quan đến một số bệnh lý. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát do vệ sinh kém hoặc một số thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Nguyên nhân khiến vành tai bị ngứa và chảy nước vàng

Nguyên nhân khiến vành tai bị ngứa và chảy nước vàng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vành tai bị chảy nước vàng

1. Chàm tai

Chàm tai là tình trạng da nổi ban đỏ, ngứa và chảy dịch vàng do vùng da này tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trong trường hợp xảy ra bội nhiễm, vành tai có thể chảy dịch vàng kèm theo mủ.

2. Viêm mô tế bào tai

Viêm mô tế bào là hiện tượng nhiễm trùng ở tầng sâu nhất của cấu trúc da. Viêm mô tế bào gây ra triệu chứng đau, nóng rát, phồng rộp da đi kèm với triệu chứng sưng tấy và chảy dịch vàng.

Xem thêm: Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị bệnh

3. Viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng thứ phát sau khi tai bị chấn thương mạnh. Khi mao mạch hư hại, máu không thể tuần hoàn đến để nuôi dưỡng sụn tai khiến vành tai bắt đầu có dấu hiệu tiết dịch.

3. Viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai là một dạng nhiễm trùng thứ phát sau khi tai bị chấn thương

Dịch tiết ban đầu thường có màu vàng hoặc trắng và vô khuẩn. Tuy nhiên nếu không khắc phục kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào dịch và gây ra tình trạng bội nhiễm.

 4. Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm và nhiễm trùng lỗ mở bên ngoài của ống tai. Bệnh lý này không chỉ gây đau tai, giảm thính lực, sốt nhẹ, ù tai mà còn khiến vùng da của tai ngoài bị đỏ, chảy dịch hoặc mủ.

5. Nguyên nhân khác

  • Bấm khuyên tai ở vùng dái tai và sụn tai nhưng không giữ vệ sinh đúng cách.
  • Dị ứng với khuyên tai hoặc thuốc xịt tóc.
  • Không vệ sinh tai đều đặn.
  • Chấn thương mạnh vào vùng mô và sụn khiến tai ứ máu, dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử.
  • Nghe điện thoại thường xuyên.
  • Độ ẩm trong tai tăng lên.

Gợi ý: Viêm tai giữa có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Cách điều trị vành tai bị ngứa và chảy nước vàng

1. Điều trị dứt điểm các bệnh lý

1. Điều trị dứt điểm các bệnh lý
Cần tiến hành điều trị chàm tai, viêm mô tế bào,… dứt điểm để làm giảm triệu chứng ngứa và chảy nước vàng

Điều trị chàm tai: Dùng thuốc chống ngứa (Phenergan, Chlorpheniramine), thuốc kháng sinh, thuốc mỡ chứa steroid (Cidermex, Flucina). 

Điều trị viêm mô tế bào: Áp dụng liệu pháp kháng sinh trong 10 – 14 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Có thể phối hợp với thuốc giảm đau và hạ sốt.

Điều trị viêm sụn vành tai: Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh. Trong trường hợp đã có dịch tiết, cần chủ động chọc hút dịch và sử dụng thuốc đồng thời. 

Điều trị viêm tai ngoài: Sử dụng kháng sinh đường uống, thuốc nhỏ tai chống viêm/ kháng sinh và thuốc giảm đau, hạ sốt.

Tình trạng để bệnh kéo dài không chỉ gây tổn thương và hoại tử sụn, mô mềm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

Đọc thêm: Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không? Bác sĩ giải đáp

2. Vệ sinh tai và thay đổi thói quen

Với những trường hợp bị ngứa và chảy dịch tai do vệ sinh kém và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, cần thực hiện vệ sinh tai đều đặn 2 lần/ tuần và thay đổi những thói quen xấu.

2. Vệ sinh tai và thay đổi thói quen
Vệ sinh tai 2 lần/ tuần và thay đổi một số thói quen để cải thiện tổn thương ở vành tai

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách:

  • Sử dụng khăn sạch, ẩm lau nhẹ nhàng ở vành tai.
  • Sau đó nên xoắn nhẹ góc khăn để làm sạch ống tai ngoài.
  • Dùng dung dịch natri clorid hoặc dung dịch rửa tai nhỏ từ 3 – 4 giọt vào ống tai.
  • Đợi trong khoảng 30 giây và nghiêng nhẹ đầu cho dịch chảy ra.
  • Nên dùng khăn giấy thấm hết dịch và sử dụng tăm bông để lấy ráy ra ngoài.
  • Thực hiện 2 lần/ tuần.

Thay đổi một số thói quen:

  • Tránh dùng các vật nhọn và cứng để lấy ráy tai. 
  • Hạn chế đeo tai nghe trong thời gian dài.
  • Nếu phải nghe điện thoại thường xuyên, bạn thay đổi tai để tránh gây tổn thương tai.
  • Cần vệ sinh tai đúng cách khi bấm khuyên. 
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Sau khi chấn thương tai, cần thăm khám thường xuyên để phát hiện viêm nhiễm và điều trị.
  • Dùng nút tai khi bơi lội hoặc tắm.
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý về tai mũi họng.

Triệu chứng vành tai bị ngứa và chảy nước vàng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Bạn cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm,…

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa và những thông tin cần biết

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước khi quyết định…

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để mau phục hồi sức khỏe. Tham khảo nội…

triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em Viêm tai giữa ở trẻ em – Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng đôi khi cũng chuyển biến nặng. Do đó, cha…

Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì?

Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì? Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây tổn thương màng…

Bình luận (3)

  1. Loan
    Loan says: Trả lời

    Tôi bị chảy nc vàng và đóng vẩy sau vàng tai là do đâu và điều trị ntn ạ

  2. Nguyễn Đức
    Nguyễn Đức says: Trả lời

    tôi bị ngứa tai do nổi mụn ở vành tai phải lm sao ạ

  3. Lê Hoàng Long
    Lê Hoàng Long says: Trả lời

    Tôi bị ngứa tai và chảy nước vàng khi ngoáy tai vài tiếng sau nước vàng đóng thành vẩy cho hỏi tôi bị làm sao

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua