Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y có hiệu quả không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y có rất nhiều cách. Để áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp, bạn cần xác định thể bệnh và giai đoạn nhiễm trùng (cấp tính – mãn tính).

Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y có hiệu quả không?

Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y có hiệu quả không?
Độ hiệu quả của cách chữa viêm tai giữa bằng đông y phụ thuộc vào đáp ứng của từng người

Đông y cho rằng viêm tai giữa là hệ quả do nhiệt và phong độc ứ trệ khiến huyết ứ ở tai, sinh ra tình trạng sưng viêm và đau nhức.

Tương tự như Tây y, Đông y áp dụng các bài thuốc riêng biệt cho từng giai đoạn bệnh nhằm cải thiện triệu chứng và giảm mức độ nhiễm trùng.

Đọc thêm: Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong đúng cách, hiệu quả, an toàn

Hướng dẫn các cách chữa viêm tai giữa bằng Đông y

1. Điều trị viêm tai giữa thể cấp tính

Viêm tai giữa thể cấp tính thường do nhiệt độc và phong nhiệt xâm phạm vào can đởm, gây sưng đau tai, sốt và mệt mỏi. 

Điều trị viêm tai giữa thể cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ, đặc trưng bởi tình trạng sốt cao, ớn lạnh và sưng đỏ tai

Xem ngay: Dùng rau diếp cá chữa viêm tai giữa tại nhà an toàn 

Triệu chứng nhận biết: Sốt cao, lạnh run, ớn lạnh, khát nước, mệt mỏi, ù tai, đau đầu, tai có dấu hiệu chảy mủ/ dịch,…

  • Bài thuốc 1: Sử dụng long đởm thảo 12g, kim ngân hoa 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g và chi tử 12g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Nếu có đi kèm với triệu chứng chảy mủ hoặc xuất huyết, nên gia thêm đan bì 12g và sinh địa 16g.

  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ý dĩ 12g, chi tử 12g, trạch tả 12g, ngưu bàng 12g, thương truật 6g, long đởm thảo 12g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g, sài hồ 12g, xa tiền 12g, bạc hà 6g, đan bì 12g, kim ngân hoa 20g, xương bồ 6g, hoàng cầm 12g, quy đầu 8g, mộc thông 12 và sinh địa 16g. Đem sắc uống mỗi ngày, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng long đởm thảo 12g, sinh địa 12g, hoàng cầm 12g, trạch tả 12g, đương quy 8g, xa tiền tử 12g, mộc thông 12g và cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Với bài thuốc này, có thể gia thêm liên kiều 12g và kim ngân hoa 16g nếu thân nhiệt cao, cơ thể đỏ, tai có mủ kèm theo máu.

Điều trị viêm tai giữa thể cấp tính
Kết hợp với châm cứu có thể tăng tác dụng giảm đau và giải ứ trệ ở tai giữa

Bên cạnh đó, cần châm cứu vào các huyệt vị sau:

  • Huyệt Ế phong: Khi châm cứu huyệt này, cần châm thẳng 0.5 – 1 thốn. 
  • Huyệt Thính cung: Khi châm nên há miệng, dùng kim châm thẳng từ 0.5 – 1 thốn. 
  • Huyệt Hợp cốc: Châm thẳng vào huyệt 0.5 – 1 thốn. Không châm huyệt này cho phụ nữ mang thai.
  • Huyệt Phong trì: Châm thẳng vào huyệt 0.5 – 1 thốn để trị ù tai và viêm tai.

Gợi ý: Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua an toàn, lành tính

2. Điều trị viêm tai giữa thể mãn tính

Viêm tai giữa thể mãn tính hình thành là do không điều trị viêm tai giữa cấp tính kịp thời. Có thể chia thành 3 thể: can kinh thấp nhiệt, tỳ hư và thận hư hoặc âm hư hỏa viêm.

Thể can kinh thấp nhiệt

Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức tai kèm theo mủ và mùi hôi do vi khuẩn tiết ra.

  • Bài thuốc: Chuẩn bị long đởm thảo 2 – 8g, mộc thông 4 – 8g, chi tử 8 – 16g, trạch tả 8 – 16g, sinh địa 12 – 20g, hoàng cầm 8 – 16g, xa tiền 12 – 20g, cam thảo 4 – 8g, quy đầu 8 – 16g và sài hồ 4 – 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể thận hư hay âm hư hỏa viêm

Ở thể bệnh này, tai không chỉ tiết mủ thường xuyên mà còn đi kèm theo các triệu chứng khác như lãng tai, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít, giảm khả năng nghe, lưng đau, gối mỏi,…

Điều trị viêm tai giữa thể mãn tính
Người bị viêm tai giữa mãn tính ở thể thấp nhiệt thường bị mỏi gối, đau nhức, mệt mỏi, lãng tai,…
  • Bài thuốc 1: Dùng sơn thù 8g, hoàng bá 8g, thục địa 12g, phục linh 8g, hoài sơn 16g, đan bì 8g, tri mẫu 8g và trạch tả 8g. Đem các vị tán thành bột và làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng 6g, ngày dùng 3 lần. Bài thuốc này nên được sử dụng trong thời gian dài.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị quy bản 16g, hoàng bá 12g, thục địa 16g, tri mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp với châm cứu các huyệt vị sau:

  • Huyệt Hợp cốc
  • Huyệt Phong trì
  • Huyệt Ế phong
  • Huyệt Thính hội
  • Huyệt Thận du

Thể Tỳ hư

Thể Tỳ hư phổ biến ở trẻ nhỏ bị viêm tai giữa mãn tính. Dấu hiệu nhận biết: Mủ chảy kéo dài, trẻ kém phát triển, ăn uống kém, phân lỏng, người mệt mỏi và thiếu năng động.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng biển đậu 8g, hoàng liên 8g, cốc nha 8g, trạch tả 12g, thuyền thoái 4g, bạch thược 8g, sơn dược 12g và phục linh 8g. Đem sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Bạch truật 8g, cam thảo 4g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, bạch biển đậu 16g, sơn dược 16g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, sơn dược 16g, hoàng liên 8g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, hoàng bá 8g và cát cánh 8g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 6 – 7g, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc 3: Hoàng kỳ 12g, phục linh 12g, trần bì 6g, đẳng sâm 12g, cam thảo 4g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, hoàng liên 8g, đương quy 8g, hoàng bá 8g và thăng ma 8g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 7g, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc dùng ngoài

Với bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn mãn tính, bạn cần kết hợp với bài thuốc dùng ngoài để tăng tác dụng điều trị.

  • Bài thuốc 1: Dùng băng phiến 0.6g, hoàng liên 16g và bằng sa (hàn the) 1.2g. Đem các vị tán thành bột, trước khi rắc bột vào tai cần vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý. Ngày thực hiện 1 lần.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng xác rắn đốt tán nhỏ 4g, phèn phi 16g và băng phiến 0.6g. Đem các vị tán thành bột mịn. Vệ sinh tai và rắc thuốc 1 lần/ ngày.

Khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng Đông y, cần thực hiện đều đặn để ức chế nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng kèm theo. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.

Tham khảo thêm: 

Ngày đăng 09:17 - 08/12/2023 - Cập nhật lúc: 08:36 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh nguy hiểm trong tất cả các loại viêm tai. Đây là…

5 Cách chữa nhiễm trùng tai cho trẻ em 5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ

5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ được áp dụng nhiều hiện nay. Bệnh nhiễm trùng tai…

triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em Viêm tai giữa ở trẻ em – Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng đôi khi cũng chuyển biến nặng. Do đó, cha…

Vi khuẩn của người bệnh viêm tai giữa không lây lan. Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Bệnh viêm tai giữa có lây không? Vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa không lây lan trực tiếp nhưng…

Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua