Bệnh viêm tai – Phân biệt các dạng viêm tai thường gặp

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Ít khi bệnh viêm tai gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Bệnh viêm tai là gì?

bệnh viêm tai là gì
Bệnh viêm tai thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi.

Bệnh viêm tai hay còn gọi là nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các bộ phận của tai. Viêm tai có thể gây đau đớn và tích tụ ở chất lỏng hoặc dịch ở tai.

Viêm tai có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

  • Viêm tai cấp tính thường xảy ra trong một thời gian ngắn, có thể gây đau đớn nhưng hiếm ảnh hưởng đến thính giác.
  • Viêm tai mạn tính thường tái đi tái lại nhiều lần và có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tai.

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết?

Các bệnh viêm tai thường gặp và dấu hiệu nhận biết

1. Viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng khoang phía sau của màng nhĩ, được kết nối với cổ họng bằng ống tụy Eustachian.

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc các tình trạng tương tự thì khoang này trở thành nơi chứa chất nhầy. Chất nhầy này tích tụ, bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm tai giữa.

1. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai phổ biến nhất

Các dấu hiệu bao gồm:

  • Đau bên trong tai.
  • Thính giác có vấn đề.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Có máu, dịch vàng hoặc mủ chảy ra từ tai.

2. Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài  là tình trạng viêm ở phần bên ngoài của ống tai, không ảnh hưởng đến màng nhĩ. Hầu hết các trường hợp viêm tai thường là do vi khuẩn gây ra.

2. Viêm tai ngoài
Bệnh viêm tai ngoài thường gây ngứa hoặc kích ứng da ở xung quanh tai

Các dấu hiệu bao gồm:

  • Ngứa tai hoặc có cảm giác bị kích thích ở tai.
  • Thính giác bị ảnh hưởng.
  • Có chất dịch rò rỉ ra ở tai.
  • Nghe được âm thanh trong tai hoặc ù tai.
  • Da bên trong và xung quanh tai có vảy.
  • Đau tai, đặc biệt là khi kéo.
  • Xuất hiện hạch ở tai to và sưng đau. 
  • Sốt nhẹ, điều này thường không phổ biến

Gợi ý: Viêm tai trong: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3. Viêm tai trong

Viêm tai trong thường là do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra cùng lúc hoặc sau khi khỏi các bệnh do virus chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm họng,…

3. Viêm tai trong
Bệnh viêm tai trong thường liên quan đến cảm lạnh hoặc cúm

Dấu hiệu của bệnh viêm tai trong bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc cảm thấy xung quanh đang di chuyển, xoay tròn.
  • Buồn nôn.
  • Mất thính lực nhẹ.
  • Đau tai.
  • Nhức đầu.
  • Ù tai.
  • Giảm thị lực.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai

Viêm tai (tai trong, tai giữa, tai ngoài) thường được gây ra bởi nhiễm khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, một số yếu tố khác bao gồm:

  • Các chất trong tai bao gồm nước hoặc các chất khác.
  • Thời tiết ấm áp.
  • Có các vấn đề về da như da bị dị ứng hoặc bệnh chàm,… 
  • Ứ động một số chất dịch ở tai ngoài gây ra bệnh.
  • Đôi khi bệnh sởi, quai bị và viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây viêm tai trong. 

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Biểu hiện bệnh và cách điều trị

Chẩn đoán bệnh viêm tai

  • Tình trạng bên trong tai, có xuất hiện mủ, chất dịch hay không.
  • Tình trạng dịch ở tai giữa.
  • Màng nhĩ có bị thủng, phình ra hoặc rách hay không.
  • Có thể lấy một số chất lỏng trong tai để kiểm tra và xác định các loại vi khuẩn.
  • Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành kiểm tra thính giác.

Điều trị bệnh viêm tai

Điều trị bệnh viêm tai
Trong các trường hợp nhẹ, bệnh viêm tai có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế
  • Chườm nóng vào tai.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn ở người trên 16 tuổi như Paracetamol và Ibuprofen.
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai..
  • Sử dụng thuốc thông mũi như Pseudoephedrine.
  • Nếu các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nghiêm trọng bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc kháng sinh. 
  • Phẫu thuật có thể được tiến hành nếu bệnh không được cải thiện bằng các liệu pháp y tế thông thường. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai

Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh viêm tai vì chúng thường xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng chống bệnh viêm tai bằng cách:

  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Tiêm chủng đầy đủ.
  • Không nên hoặc hạn chế sử dụng núm vú giả. Đặc biệt là đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. 

Nguy cơ viêm tai ngoài có thể được hạn chế bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Tránh đặt ngón tay hoặc các đồ vật khác vào tai.
  • Sử dụng nút tai khi bơi 
  • Hạn chế việc để nước vào tai khi tắm hoặc khi tiếp xúc với nước.

Viêm tai có thể không phải là một tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, viêm tai cần được điều trị kịp lúc để tránh ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh. 

Bài viết liên quan: 

Chia sẻ:
Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao?
Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng nhiễm trùng tai giữa đi kèm với triệu chứng ứ dịch sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây điếc vĩnh viễn, xơ…
Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai,…

Viêm tai giữa – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, bệnh lý này thường xảy ra vào mùa đông…

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh…

triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em Viêm tai giữa ở trẻ em – Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng đôi khi cũng chuyển biến nặng. Do đó, cha…

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng phổ biến như tai sưng, đau rát, giảm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua