Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường xuất hiện ở những người hay để tai tiếp xúc nhiều với độ ẩm.

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài thường là kết quả của việc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm. Tuy nhiên đôi khi viêm tai ngoài cũng được cho là có liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc các chất kích ứng.

Viêm tai ngoài là gì?
So với viêm tai giữa thì viêm tai ngoài ít phổ biến và nghiêm trọng hơn

Có 3 loại viêm tai ngoài phổ biến:

  • Viêm tai ngoài cấp tính: Kéo dài dưới 3 tháng.
  • Viêm tai ngoài tái phát: Mỗi lần tái phát kéo dài dưới 3 tháng.
  • Viêm tai ngoài mạn tính: Thường được chẩn đoán khi tình trạng viêm tai ngoài kéo dài hơn 3 tháng. Một số trường hợp có thể kéo dài đến 1 năm.  

Gợi ý: Viêm tai trong: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết 

Dấu hiệu nhận biết 
Bệnh có thể khiến người bệnh bị ù tai, ngứa hoặc có cảm giác bị kích thích ở tai

Tương tự như các bệnh viêm tai khác:

  • Đau tai nhẹ hoặc nghiêm trọng.
  • Một phần thính giác có thể bị ảnh hưởng.
  • Có cảm giác đầy hoặc có áp lực trong tai.
  • Ù tai hoặc nghe thấy tiếng trống trong tai.
  • Ngứa hoặc xung quanh tai bị kích thích.
  • Chảy nước, mủ, dịch từ tai và có thể có mùi hôi.
  • Các tuyến ở cổ có thể sưng.
  • Da xung quanh tai xuất hiện vảy hoặc bị bong tróc.
  • Sốt mặc dù trường hợp này thường không phổ biến.

Tham khảo thêm: Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Cách điều trị 

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài thường được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc một số tình trạng viêm da và dị ứng khác. Một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài bao gồm:

  • Bơi lội, đặc biệt là ở vùng nước không hợp vệ sinh.
  • Thời tiết ấm áp khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi.
  • Tai bị tổn thương do gãi quá nhiều hoặc sử dụng tăm bông, tai nghe.
  • Viêm da, dị ứng, viêm da tiết bã, mụn trứng cá, chàm hoặc vẩy nến,…
  • Ráy tai quá nhiều.
  • Viêm tai giữa có thể tạo ra chất dịch thừa. 
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.

Chẩn đoán viêm tai ngoài

Chẩn đoán viêm tai ngoài
Bác sĩ có thể dựa vào tình trạng bên ngoài hoặc các dấu hiệu để chẩn đoán viêm tai ngoài
  • Sử dụng máy nội soi có gắn đèn chuyên dụng.
  • Kỹ thuật đo áp suất không khí trong ống tai và màng nhĩ.
  • Xét nghiệm để kiểm tra dịch tiết của tai để xác định loại vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng.

Cách điều trị viêm tai ngoài

1. Giảm đau

Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt không kê đơn và thuốc giảm đau kháng viêm như Paracetamol hoặc Ibuprofen.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một chiếc khăn ấm vào tai bị tổn thương để giảm đau mà không cần dùng thuốc.

2. Sử dụng thuốc nhỏ tai

Có nhiều loại thuốc nhỏ tai được chỉ định để điều trị viêm tai ngoài. Một số loại thuốc không cần kê đơn, tuy nhiên thuốc có chứa kháng sinh và Steroid thì cần được bác sĩ kê đơn.

Thông thường thuốc nhỏ tai sẽ mất một tuần để cải thiện các triệu chứng. 

2. Sử dụng thuốc nhỏ tai
Sử dụng thuốc điều trị viêm tai theo chỉ định của bác sĩ

Đọc thêm: Hướng dẫn vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách 

3. Thuốc kháng sinh đường uống

Thuốc kháng sinh đường uống chỉ được kê đơn cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc nguy cơ nhiễm trùng có thể lan ra ngoài ống tai. 

Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh theo đường uống hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Biến chứng của bệnh viêm tai ngoài

Biến chứng của bệnh viêm tai ngoài
Bệnh viêm tai ngoài có thể làm thu hẹp ống tai và khiến người bệnh bị khiếm thính
  • Áp xe: Áp xe có thể hình thành gây đau và lây lan sang các bộ phận khác.
  • Thu hẹp ống tai: Viêm tai ngoài có thể làm cho da dày, khô tích tụ trong ống tai dẫn đến hẹp ống tai. 
  • Viêm màng nhĩ hoặc thủng màng nhĩ: Nhiễm trùng có thể lan đến màng nhĩ khiến dịch tích tụ trong tai gây vỡ hoặc thủng màng nhĩ.
  • Viêm mô tế bào: Viêm tai ngoài có thể khiến mô da bị tổn thương. Vi khuẩn từ bề mặt da có thể di chuyển sâu vào lớp biểu bì da gây đỏ da, đau. 
  • Viêm tai ngoài ác tính: Các triệu chứng như đau đầu, đau tai nặng hoặc liệt dây thần kinh ở mặt. 

Phòng ngừa viêm tai ngoài

  • Không cố gắng làm sạch sâu bên trong ống tai. 
  • Giữ cho tai luôn khô ráo, đặc biệt là sau khi tắm hoặc bơi.
  • Bơi ở vùng nước sạch. Cân nhắc việc sử dụng nút tai khi bơi.
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai phòng ngừa có sẵn tại các hiệu thuốc.

So với viêm tai giữa thì viêm tai ngoài thường hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn ngứa ngáy và gây ra một số biến chứng. Do đó, điều quan trọng là điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Cách chữa viêm tai giữa tại nhà – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Cách chữa viêm tai tại nhà thích hợp cho những trường hợp bệnh không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc điều…

Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng nhiễm trùng tai giữa đi kèm với triệu chứng ứ dịch sau…

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là bệnh nguy hiểm trong tất cả các loại viêm tai. Đây là…

Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm…

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng tai giữa, rất phổ biến ở trẻ từ 5 tháng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua