Nổi mụn nước ở vành tai – Nguyên nhân và cách điều trị
Nổi mụn nước ở vành tai có thể dấu hiệu của các bệnh da liễu. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm sụn vành tai và nhiễm trùng ống tai ngoài.
Nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng nổi mụn nước ở vành tai
1. Chàm tai
Hình thái tổn thương do bệnh chàm thường rất đa dạng. Tuy nhiên tổn thương thường gặp nhất là xuất hiện các mảng da màu đỏ, sần sùi và nổi mụn nước khu trú trên những mảng da này.
Khắc phục:
Có thể sử dụng thuốc tím methyl 2% hoặc dùng thuốc mỡ kháng sinh thoa lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 ngày.
Đọc thêm: Viêm tai ngoài – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tổn thương da do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trong đó nổi mụn nước được xem là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này.
Điều trị:
Sử dụng thuốc kháng viêm chứa steroid đường bôi hoặc thuốc kháng histamine để cải thiện các triệu chứng của viêm da tiếp xúc.
3. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng cũng là một dạng tổn thương da thường gặp. Bệnh lý này xảy ra khi có các tác nhân kích thích như độ ẩm không khí thấp, thay đổi nội tiết, căng thẳng kéo dài, hen suyễn,…
Điều trị:
Trong trường hợp tổn thương da xảy ra trên phạm vi rộng, bạn có thể sử dụng thuốc corticoid và histamine đường uống để kiểm soát.
Xem thêm: Vành tai bị ngứa chảy nước vàng – Điều trị bệnh như thế nào?
4. Viêm ống tai ngoài
Viêm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng tai ngoài. Các triệu chứng thường tập trung ở ống tai ngoài. Tuy nhiên khi nhiễm trùng lây lan, da ở vành tai có thể xuất hiện mụn nước, hoặc lở loét.
Điều trị:
Điều trị nhiễm trùng ống tai ngoài bao gồm việc vệ sinh đều đặn và sử dụng thuốc bao gồm thuốc nhỏ tai chống nấm/ kháng sinh, thuốc nhỏ tai chứa steroid và dung dịch vệ sinh tai natri clorid 0.9%.
5. Vệ sinh kém
Vệ sinh kém khiến bụi bẩn, dầu thừa tích tụ ở vành tai và gây bít tắc lỗ chân lông tại vùng da này. Khi lỗ chân lông bị bít tắc, da sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ có màu đỏ.
Xử lý:
Cần vệ sinh tai bằng cách dùng khăn ẩm lau bên ngoài vành tai và ống tai ngoài. Sau đó sử dụng dung dịch natri clorid 0.9% nhỏ vào tai và dùng tăm bông thấm hút ráy tai ra bên ngoài.
Cần duy trì việc vệ sinh 2 – 3 lần/ tuần để phòng ngừa tái phát.
6. Thay đổi nội tiết
Khác với các tình trạng da liễu khác, tổn thương da do thay đổi nội tiết thường chỉ gây đỏ và nổi mụn nước, hiếm khi làm xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu.
Xử lý:
Với trường hợp nổi mụn nước vành tai do thay đổi nội tiết, tình trạng sẽ thuyên giảm sau khi nội tiết được ổn định. Tuy nhiên bạn cần giữ vệ sinh vùng da để tránh lây lan và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Gợi ý: Bệnh viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết?
7. Viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai gây ra các triệu chứng như đỏ, phù nề, nổi mụn nước ở vành tai và đi kèm với tình trạng tiết dịch vàng. Khi nhiễm trùng tiến triển, bạn có thể gặp phải triệu chứng nặng nề hơn như ù tai, nghe kém, đau nhức và chảy mủ.
Điều trị:
Nếu phát hiện bệnh sớm, việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, thuốc chống viêm và giảm đau có thể điều trị dứt điểm nhiễm trùng ở sụn vành tai. Tuy nhiên khi cơ quan này đã bắt đầu tụ dịch, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch/ mủ và phối hợp với việc sử dụng thuốc.
Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng nổi mụn nước ở vành tai. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định các phương pháp khắc phục phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm tai xương chũm: Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!