Thuốc nhỏ tai Ofloxacin: Công dụng, cách dùng & giá bán

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Thuốc nhỏ tai Ofloxacin là dược phẩm của Công ty CP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic. Thuốc giúp điều trị viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính hoặc viêm tai giữa mãn tính có mủ.

Thành phần và công dụng của thuốc nhỏ tai Ofloxacin

Thành phần và công dụng của thuốc nhỏ tai Ofloxacin
Thuốc nhỏ tai Ofloxacin thường được sử dụng trong quá trình điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai Ofloxacin chứa 15mg Ofloxacin và tá dược vừa đủ 5ml. Hoạt chất Ofloxacin thuộc nhóm kháng sinh quinolone và có phổ kháng khuẩn rộng. Ofloxacin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế enzyme cần thiết trong quá trình nhân đôi của vi khuẩn.

Tham khảo thêm: Thuốc nhỏ tai Polydexa: Tác dụng, liều dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Ofloxacin – Chỉ định & Chống chỉ định

  • Viên tai giữa cấp tính
  • Viêm tai giữa mãn có mủ do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc
  • Viêm tai ngoài 

Chống chỉ định thuốc với người bị dị ứng với Ofloxacin hoặc có tiền sử mẫn cảm với các kháng sinh cùng nhóm quinolone.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc nhỏ tai Ofloxacin

Liều dùng và cách sử dụng thuốc nhỏ tai Ofloxacin
Cần sử dụng thuốc Ofloxacin theo liều lượng và tần suất được chỉ định

Hướng dẫn sử dụng:

  • Nghiêng tai bị bệnh lên trên
  • Sau đó kéo nhẹ vành tai ra sau và nhỏ thuốc theo liều lượng được chỉ định
  • Giữ đầu nghiêng trong vài phút để thuốc thẩm thấu vào tai
  • Với lượng thuốc thừa chảy ra ống tai ngoài, bạn có thể dùng khăn giấy để lau sạch

Khi nhỏ thuốc, bạn nên tránh để đầu thuốc tiếp xúc với tai vì vi khuẩn có thể xâm nhập và làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Liều dùng thông thường:

  • Nhỏ từ 2 – 3 giọt/ lần
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể gia giảm liều lượng và tần suất tùy theo đáp ứng. 

Xem thêm: Thuốc nhỏ tai Candibiotic: Cách dùng, tác dụng và giá bán

Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh nhỏ tai Ofloxacin

  • Vì là thuốc điều trị đặc hiệu nên chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần phân biệt thuốc nhỏ tai Ofloxacin với thuốc tra mắt Ofloxacin 0.3%. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ tai Ofloxacin để tra mắt.
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Ofloxacin là kháng sinh, vì vậy tránh tình trạng dùng thuốc không đều. 
  • Sử dụng thuốc thường gây ngứa nhẹ và nóng rát. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 10 – 15 phút.
  • Không dùng thuốc quá 10 ngày – trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.
  • Trong trường hợp bị ù tai sau khi nhỏ thuốc, bạn nên dùng tăm bông thấm nhẹ vào tai.
  • Cần vặn chặt nắp thuốc nhỏ mắt Ofloxacin sau khi dùng.

Giá thuốc nhỏ tai Ofloxacin và nơi bán

Hiện tại thuốc đã được phân phối tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc. Để biết chính xác giá thuốc, bạn nên liên hệ trực tiếp với nơi bán để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

Thuốc nhỏ tai Ofloxacin thường được sử dụng trong quá trình điều trị nhiễm trùng tai do vi khuẩn gây ra. Để hạn chế các tác dụng không mong muốn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:21 - 13/12/2023 - Cập nhật lúc: 16:34 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh…

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để mau phục hồi sức khỏe. Tham khảo nội…

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở toàn bộ hệ thống…

Cách Chữa Viêm Tai Giữa bằng Xông Hương Thảo Dược

Điều trị viêm tai giữa bằng xông hương thảo dược là phương pháp lưu truyền được nhiều người áp dụng.…

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ khi không được kiểm soát nhiễm trùng ở ống tai giữa kịp thời.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua