Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cần được người bệnh quan tâm. Vì khi kết hợp việc chăm sóc với các biện pháp điều trị chuyên sâu sẽ giúp cải thiện triệu chứng và ức chế tình trạng nhiễm trùng.

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa
Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa để giúp việc chăm sóc hiệu quả hơn

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chuyên sâu, bạn cần vệ sinh tai đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa được thực hiện theo trình tự sau:

1. Vệ sinh bên ngoài tai

Sử dụng khăn mềm ẩm lau nhẹ nhàng bên ngoài vành tai và xung quanh để loại bỏ bụi bẩn và dịch mủ từ tai giữa chảy ra.

Vệ sinh bên ngoài tai
Đầu tiên, cần sử dụng khăn mềm để làm sạch vùng ống tai ngoài và vành tai

Sau đó, có thể xoắn nhẹ góc khăn, lau ở ống tai ngoài nhằm loại bỏ dịch tiết và vảy da chết ứ đọng. Không nên chọc ngoáy sâu vào bên trong tai, có thể gây chảy máu và đau rát nghiêm trọng.

Gợi ý: Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ giải đáp

2. Rửa tai bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (natri clorid 0.9%) có tác dụng làm mềm niêm mạc và dịch tiết bên trong ống tai.

Trước khi nhỏ dung dịch vào ống tai, cần nghiêng nhẹ đầu. Sau đó nhỏ từ 3 – 4 giọt dung dịch vào tai, day nhẹ vành tai để dung dịch thấm vào bên trong.

Rửa tai bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng để vệ sinh tai

Sau khoảng vài giây, bạn nghiêng đầu để dung dịch chảy ra bên ngoài. Lúc này, sử dụng tăm bông mềm để thấm hút dịch.

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai có tác dụng chống viêm, kháng sinh,… khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. 

Cần vệ sinh tai khoảng 2 lần/ tuần. Nếu thấy tai chảy máu hoặc mủ, bạn nên thông báo với bác sĩ.

Tham khảo thêm: Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?

Phối hợp vệ sinh mũi họng khi bị viêm tai giữa

Phối hợp vệ sinh mũi họng khi bị viêm tai giữa
Cần phối hợp việc chăm sóc và vệ sinh mũi họng

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi và họng cho bệnh nhân bị viêm tai giữa:

  • Nên súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan sang cổ họng. Đồng thời cần uống nhiều nước để tăng cường dẫn lưu và làm lỏng dịch ứ.
  • Dùng thuốc nhỏ mũi nhằm chống phù nề, làm thông thoáng đường thở và bảo vệ niêm mạc mũi.
  • Cần xì mũi đúng cách. Nên bịt một bên lỗ mũi và xì mũi mạnh để loại bỏ dịch tiết hoàn toàn, làm tương tự với lỗ mũi còn lại. Tình trạng hít mũi có thể khiến dịch mũi đi xuống cổ họng, gây ra viêm VA, viêm amidan và khiến ống tai bị tắc nghẽn.

Khi bị viêm tai giữa, bạn cần tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần biết cách chăm sóc và vệ sinh tai để hỗ trợ quá trình điều trị. Ở những trường hợp phát hiện bệnh sớm, chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Viêm tai trong – Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Viêm tai trong hay nhiễm trùng tai trong thường là do viêm hoặc do các bộ phận của tai bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường. Bệnh…
Ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán, điều trị

Ù tai là triệu chứng thường xảy ra khi bạn tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, đây…

Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai,…

Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường…

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Bạn đọc nên tham khảo thêm một số thông tin hữu ích…

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở toàn bộ hệ thống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua