Bệnh Viêm Tai Giữa

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Viêm tai giữa không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. 

Tổng quan

Viêm tai giữa (tên tiếng Anh là Otitis media) là tình trạng tai giữa bị tổn thương và viêm nhiễm do sự tồn tại, phát triển của các loại vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

Tổng quan
Viêm tai giữa là bệnh lý trai tai mũi họng phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, trẻ dưới 15 tuổi do hệ miễn dịch yếu kém hoặc cấu trúc, chức năng bên trong tai chưa hoàn thiện.

Xem thêm: Viêm tai giữa mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách trị

Phân loại

Bệnh viêm tai giữa được phân chia làm 2 dạng cơ bản:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Xảy ra do nhiễm trùng do virus, vi khuẩn. Chúng xâm nhập trực tiếp hoặc bị lây lan từ các bộ phận lân cận tại đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Còn được gọi là viêm tai giữa cấp mủ, triệu chứng bùng phát và kéo dài dai dẳng > 6 tuần. Đặc trưng bởi dịch tiết chảy mủ thông qua lỗ thủng màng nhĩ, không đau kèm theo suy giảm thính lực.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

  • Vi khuẩn, virus:
    • Đối với trẻ sơ sinh thường là do vi khuẩn gram âm như Staphylococcus aureus hoặc E Coli...;
    • Đối với trẻ dưới 14 tuổi thường là do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilis influenzae hoặc Moraxella catarrhalis...;
    • Đối với trẻ hơn 14 tuổi thường là do vi khuẩn liên cầu beta tan máu nhóm A, Steptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus hoặc Haemophilus influenzae...;
  • Tắc vòi nhĩ (vòi Eustachian): Khi vòi nhĩ bị sưng viêm sẽ gây tắc nghẽn dịch lỏng, dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa.
  • Biến chứng từ các bệnh lý: như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm VA...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tai giữa

Yếu tố nguy cơ

  • Hệ miễn dịch yếu kém;
  • Có các tổn thương bẩm sinh về cấu trúc tai, vòm miệng...;
  • Yếu tố di truyền;
  • Những trẻ bú sữa ngoài thường có nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn trẻ bú mẹ;
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, độ chênh lệch áp suất cao;
  • Chấn thương cơ học;
  • Bỏng hóa học hoặc bỏng nhiệt;
  • Biến chứng sau can thiệp phẫu thuật (thường là do đặt ống thông khí);
  • Chấn thương sọ mặt hoặc các hội chứng như Down, Dideorge, Shrpintzen, Shprintzen - Goldberg... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh;

Triệu chứng và chẩn đoán

Đối với trẻ em

  • Trẻ sốt cao hơn 39 - 40 độ C, nặng hơn gây co giật;
  • Chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, nôn trớ, buồn nôn thường xuyên;
  • Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy;
  • Khó ngủ, mất ngủ nhiều đêm;
  • Liên tục lắc đầu, chạm tay vào bên trong tai hoặc than đau;
  • Trẻ mất khả năng giữ thăng bằng, có xu hướng nghiêng lệch đầu sang 1 bên;
  • Sau 2 - 3 ngày, phát hiện có dịch mủ chảy ra từ trong màng tai của trẻ;

Triệu chứng và chẩn đoán
Trẻ bị viêm tai giữa thường sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, bỏ bú, chán ăn kèm theo chảy dịch mủ ngoài màng tai

Đối với người lớn

  • Có cảm giác đau nhói bên trong tai, co giật khó chịu;
  • Cơn đau có xu hướng lan nhanh lên vùng đầu;
  • Tai tê cứng, sờ vào có cảm giác ấm nóng;
  • Suy giảm thính lực, nghe kém, ù tai, có tiếng ọc ọc như có nước;
  • Dịch mủ chảy ra ngoài tai, nhiều nhất là khi thời tiết lạnh;
  • Dịch có màu vàng, mùi tanh hôi khó chịu;

Chẩn đoán viêm tai giữa được thực hiện dựa trên đánh giá, chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng vừa kể trên.

Các chẩn đoán cận lâm sàng khác như:

  • Đo thính lực;
  • Đo nhĩ lượng;
  • Đo X quang Schuller 2 tai;
  • Chụp MRI, CT scan vùng não, vùng mũi xoang (trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng);

Triệu chứng và chẩn đoán
Chẩn đoán viêm tai giữa thông qua đánh giá lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nội soi

Việc chẩn đoán viêm tai giữa còn nhằm mục đích loại trừ với các bệnh lý khác, nhất là do nhiễm khuẩn như:

  • Viêm amidan;
  • Viêm ống ngoài tai;
  • Viêm màng nhĩ có bóng nước;
  • Áp xe răng;
  • Đau tai phản xạ;
  • Có dị vật trong tai;
  • ...

Gợi ý: Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị

Biến chứng và tiên lượng

Một số biến chứng có thể gặp nếu người bị viêm tai giữa không chữa trị dứt điểm và để bệnh kéo dài:

  • Viêm xương chũm: Gây tổn thương xương nghiêm trọng, kéo theo các biến chứng nội sọ khác như:
    • Áp xe não
    • Viêm màng não
    • Viêm tĩnh mạch
    • Liệt mặt ngoại biên TK7
    • Viêm tai giữa mạn có hoặc không có cholesteatoma (tổ chức biểu mô hình thành bên trong tai giữa do viêm tai giữa mãn tính);
    • ...
  • Suy giảm thính giác: Viêm tai giữa mức độ nhẹ gây mất thính lực nhẹ nhưng có thể tự hồi phục. Nhưng trong trường hợp mạn tính có thể suy giảm thính lực, thậm chí điếc vĩnh viễn.
  • Trẻ chậm phát triển: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm tai giữa nếu không điều trị sớm, đúng cách sẽ khiến trẻ chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.

Viêm tai giữa
Viêm tai giữa không được điều trị kịp thời và đầy đủ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm

Điều trị

1. Điều trị nội khoa

Dùng thuốc

Các thuốc trị viêm tai giữa thường dùng như:

  • Thuốc điều trị toàn thân:
    • Thuốc kháng sinh: đường uống hoặc tiêm thuộc nhóm quinolon, macrolid, beta - lactam...
    • Thuốc giảm đau, hạ sốt: như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
    • Thuốc chống viêm Corticoid: dùng tối đa 7 - 10 ngày.
    • Thuốc chống dị ứng: Thường là Chlorpheniramine liều 4mg trong vòng 4 - 6 tiếng, tối đa trong vòng 7 - 10 ngày;
    • Thuốc cường giao cảm toàn thân: Thường dùng cho người lớn nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm tai giữa. Loại phổ biến là pseudoephedrine liều 30 - 60mg, uống cách nhau mỗi 6 tiếng.
  • Thuốc điều trị tại chỗ:
    • Thuốc nhỏ tai làm co mạch mũi (chẳng hạn như Phenylephrine 0.25% liều lượng 3 giọt trong vòng 3 tiếng);
    • Dung dịch nhỏ mũi, rửa mũi;
    • Đối với trường hợp viêm tai giữa có dịch mủ mạn tính sẽ được dùng kháng sinh tại chỗ. Liều dùng là 10 giọt dung dịch Ciprofloxacin dùng 2 lần/ ngày, liên tục trong vòng 14 ngày;

Điều trị
Viêm tai giữa do nhiễm khuẩn đáp ứng tốt với phác đồ dùng thuốc kháng sinh

Chăm sóc tích cực

  • Chế độ vệ sinh:
    • Dùng bông nút che kín tai để đẩy dịch mủ chảy hết ra ngoài tự nhiên;
    • Dùng tăm bông thấm và lau dịch mủ chảy ra từ màng tai. Lưu ý chỉ lau bên ngoài cho sạch, không đưa tăm bông vào quá sâu trong tai;
    • Sau đó nhỏ thuốc vào tai với liều lượng được bác sĩ chỉ định;
    • Kết hợp vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm 2 - 3 lần/ ngày;
  • Chế độ ăn uống:
    • Bệnh nhân viêm tai giữa nên ăn những món giàu dinh dưỡng, chế biến mềm, dễ tiêu hóa.
    • Ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn.
    • Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh.
    • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
    • Nếu cho trẻ bú sữa bình, mẹ chú ý tư thế đúng, hạn chế nằm.
  • Chế độ sinh hoạt:
    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn;
    • Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác;
    • Cai thuốc lá hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc lá;
    • Đối với trẻ nhỏ nên cho trẻ nghỉ ở nhà, tạm ngưng việc đến trường;

2. Điều trị ngoại khoa

Trường hợp viêm tai giữa mạn tính nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm để xử lý bệnh.

  • Rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ;
  • Nạo VA;
  • Cắt amidan;
  • Đặt ống thông khí quản;
  • Chỉnh hình tai giữa đối với những bệnh nhân bị tổn thương thủng thượng nhĩ, lỗ thủng sát xương hoặc thủng trung tâm màng nhĩ không liền;
  • Phẫu thuật loại bỏ mô hạt, Cholesteatomas bằng nội soi hoặc mổ hở;

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất, bạn có thể xem qua các cách được chuyên gia tư vấn như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Khi vệ sinh tai nên chú ý nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
  • Giữ vệ sinh nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ và làm việc.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa.
  • Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ, vận động tích cực.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời.
  • Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm trùng càng sớm càng tốt.
  • Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, nên chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.

Viêm tai giữa
Vệ sinh tai nhẹ nhàng, không mạnh bạo để tránh các tổn thương cơ học phòng ngừa viêm tai giữa

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi/ con tôi mắc bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?

2. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày ra sao?

3. Bệnh viêm tai giữa gây ra những triệu chứng gì? Tôi có cần theo dõi thêm các triệu chứng của bản thân hay không?

4. Các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán viêm tai giữa chính xác tôi cần thực hiện?

5. Tiên lượng bệnh viêm tai giữa của tôi như thế nào?

6. Phương pháp điều trị tốt nhất đối với tình trạng bệnh của tôi?

7. Quá trình điều trị mất bao lâu thì khỏi hẳn?

8. Các rủi ro và lợi ích liên quan đến các chỉ định điều trị?

9. Những điều tôi nên làm và không nên làm trong quá trình điều trị viêm tai giữa?

10. Bị viêm tai giữa khi nào cần phẫu thuật?

11. Chi phí phẫu thuật? Có chữa khỏi bệnh hoàn toàn không?

Viêm tai giữa rất dễ xảy ra nhưng cũng không quá khó để điều trị. Chỉ cần bệnh nhân chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ, bệnh sẽ sớm được đẩy lùi, ngăn các biến chứng khó lường, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Viêm Mủ Màng Phổi
Viêm mủ màng phổi là một trong những dạng nhiễm trùng phổi thường gặp do vi khuẩn hoặc biến chứng từ các bệnh lý viêm nhiễm khác như áp xe…
Bệnh Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung…
Bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng…
Bệnh ho Bệnh Ho
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng…
Bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Meniere là một dạng rối loạn tai trong gây suy giảm thính lực đột ngột. Có thể là dấu hiệu…

Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Bản chất…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ

Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em do cấu trúc ống tai…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ Bọng Nước

Viêm màng nhĩ bọng nước là một dạng nhiễm trùng tai phổ biến. Đặc trưng của bệnh là những nốt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua