Bệnh Ung Thư Hắc Tố Da

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ung thư hắc tố da là một trong những dạng ung thư da thường gặp và nguy hiểm đến tính mạng vì khả năng di căn sớm. Phát hiện và điều trị bệnh sớm giúp tăng tiên lượng sống sót, ngược lại phát hiện trễ và không điều trị thường có tỷ lệ tử vong cao. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị ung thư hắc tố da, bệnh có liên quan đến tuổi tác và các yếu tố di truyền nhiễm sắc thể bất thường. 

Tổng quan

Ung thư hắc tố da (Melanoma Skin Cancer/ Malignant Melanoma) là những khối u ác tính được phát triển từ các u tế bào hắc tố melanin trên da, được gọi là melanocytes. Những tế bào này có chức năng sản xuất ra melanin, tạo sắc tố đem lại màu sắc cho da và bảo vệ da bằng cách hấp thu tia cực tím. Tuy nhiên, khi phát triển ác tính, những khối u này thường có màu nâu, đen hoặc một số màu hiếm gặp như đỏ, hồng, tím, nude...

Ung thư hắc tố da là tình tăng sinh bất thường của các tế bào hắc tố

Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% khối u ung thư hắc tố da ác tính phát triển từ nốt ruồi có sẵn trên cơ thể hoặc tự phát mới ở những vùng da bình thường khác trên cơ thể. Do đó, các chuyên gia thường dựa vào số lượng nốt ruồi để dự đoán nguy cơ phát triển khối u ác tính trên da.

Ung thư hắc tố da là một trong những dạng ung thư da hiếm gặp (tỷ lệ khoảng 1%) nhưng lại là loại nguy hiểm nhất. Bệnh thường tiến triển ác tính nhanh chóng, di căn lan rộng sang nhiều cơ quan khác và dẫn đến tử vong. Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất là người < 50 tuổi, nhất là phụ nữ trẻ tuổi < 30 và người lớn tuổi > 65.

Thống kê cho thấy, những người thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư hắc tố da. Khối u ác tính này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, thường là ở chân đối với phụ nữ hoặc lưng đối với nam giới.

Phân loại

Ung thư hắc tố da được chia làm nhiều dạng khác nhau, dựa vào sự khác biệt về tính chất và vị trí phát triển khối u ác tính. Bao gồm:

Ung thư hắc tố da được chia làm nhiều dạng tùy thuộc vào đặc điểm và vị trí của khối u

  • Thể lan rộng: Đây là thể ung thư phổ biến nhất ở những người có làn da trắng. Khối u thường phát triển từ các nốt ruồi đâu, đen ngẫu nhiên trên cơ thể.
  • Thể nốt sần: Thể ung thư này phổ biến sau thể lan rộng, chủ yếu xảy ra ở những người da trắng. Khối u ác tính phát triển ăn sâu vào da thay vì lồi ta bên ngoài. Những khối u ác tính này thường có dạng nốt, được khởi phát từ một đốm sẫm hoặc nhạt màu.
  • Thể Lentigo Maliga: Thể u ác tính này xảy ra phổ biến ở những người xuất hiện các tổn thương mạn tính do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thường là người lớn tuổi. Tổn thương dạng này thường khởi phát từ đốm nâu hoặc làn da cháy nắng với hình dạng bất thường. Tiến triển bệnh thường chậm, gây tổn thương không đối xứng hoặc khiến da thay đổi màu sắc, dày lên.
  • Thể Acral lentiginous: Là dạng u ác tính phổ biến ở những người có màu da sẫm, chiếm tỷ lệ < 5% trong tất cả các loại. Chủ yếu khởi phát bên dưới tổ chức da, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc bên dưới móng tay, móng chân. Tổn thương phát triển dưới dạng khối u có hình dạng bất thường, gây dày da, tăng kích thước hoặc thay đổi màu sắc.

Ngoài ra, dựa vào tiến triển và mức độ nguy hiểm của khối u ác tính ung thư hắc tố da, bệnh được chia thành 5 giai đoạn cơ bản gồm:

  • Giai đoạn 0: Là khối u ác tính phát triển tại chỗ, nằm giới hạn trong lớp thượng bì;
  • Giai đoạn 1: Là những khối u nguyên phát được nhận định chưa có đủ khả năng lây lan. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, tỷ lệ chữa khỏi rất cao bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Giai đoạn 2: Phát hiện các dấu hiệu cho thấy bệnh có nguy cơ tái phát cao nhưng vẫn chưa có biểu hiện về việc lây lan.
  • Giai đoạn 3: Khối u ác tính tại chỗ được phát hiện lây lan sang các hạch bạch huyết lân cận hoặc vùng da gần đó.
  • Giai đoạn 4: Khối u ung thư ung thư hắc tố da di căn xa hơn, lan sang các cơ quan nội tạng xa như gan, thận, tim, phổi, não... với mức tiên lượng xấu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ung thư hắc tố da đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, những giả thuyết về yếu tố nguy cơ có liên quan gây bệnh đã được các chuyên gia đưa ra gồm:

Tia UV trong ánh nắng măt trời là tác nhân hàng đầu gây tổn thương DNA tế bào và khởi phát ung thư hắc tố da

  • Đột biến gen: Các nghiên cứu về đột biến gen cho thấy những người mang gen đột biến như gen CDKN2A hoặc gen BAP1 thường có nguy cơ cao phát triển khối u ung thư ung thư hắc tố da ác tính.
  • Tiếp xúc với tia cực tím: Những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến da cháy nắng hoặc sử dụng giường tắm nắng, tiếp xúc ánh sáng trời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi tia UV có khả năng làm tổn thương các DNA tế bào, kích hoạt cơ chế thay đổi gen, ảnh hưởng đến quá trình tế bào phân chia và phát triển, sau đó khởi phát ung thư.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh ung thư hắc tố da, nhưng những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ cao hơn:
    • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng mắc các bệnh ung thư về khối u ác tính;
    • Tính chất nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như thợ xây dựng, làm việc ở công trường, trang trại chăn nuôi, làm nông...;
    • Người có nhiều nốt ruồi trên cơ thể, bao gồm cả những nốt ruồi di truyền hoặc nốt ruồi không điển hình;
    • Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch;
    • Người có làn da trắng, tàn nhang và mái tóc sáng màu, mắt đỏ, xanh;
    • Thường xuyên sử dụng giường tắm nắng;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng và biểu hiện tiềm ẩn của khối u ung thư hắc tố da ác tính bao gồm:

  • Có cảm giác ngứa da hoặc châm chích, đau nhói;
  • Máu chảy tại vùng da bị tổn thương hoặc chảy ra từ nốt ruồi;
  • Bề mặt nốt ruồi thay đổi, biến dạng, sưng phù thành cục u;
  • Sưng đỏ xung quanh nốt ruồi;

Chẩn đoán

Chẩn đoán ung thư hắc tố da cần có sự phối hợp của rất nhiều phương pháp và kỹ thuật y tế như:

Khám da theo quy tắc 5 dấu hiệu ABCDEF nhằm phân biệt giữa nốt ruồi, vết thâm bình thường với các tổn thương ung thư hắc tố da

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ da liễu sẽ điều trị tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, cháy nắng và các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da, đánh giá các tổn thương bất thường về màu sắc, hình dạng, kết cấu, kích thước... Sau đó, so sánh và chẩn đoán dựa theo quy tắc ABCDE - bảng quy tắc 5 dấu hiệu giúp phát hiện các đặc điểm nốt ruồi đáng nghi ngờ.
    • A - Tổn thương bất đối xứng: Một nửa nốt ruồi hoặc vùng da sẫm màu bẩ sinh không khớp với nửa còn lại;
    • B - Đường viền: đốm sẫm màu hoặc nốt ruồi có các cạnh mờ hoặc lởm chởm;
    • C - Màu sắc: Khối u ác tính ung thư hắc tố da thường có màu sắc khác biệt so với các nốt ruồi bình thường;
    • D - Kích thước: Khối u có chiều ngang lớn hơn 6 milimet, nhưng cũng có nhiều trường hợp nhỏ hơn;
    • E - Tiến triển: Nốt ruồi khối u ác tính dần phát triển nhanh chóng về hình dạng, kích thước và màu sắc.
  • Sinh thiết: Những khối u được phát hiện nhưng có ít đặc điểm liên quan có thể được chỉ định sinh thiết hạch bạch huyết trung tâm để kiểm tra mức độ ác tính và lan rộng. Theo thống kê, những bệnh nhân làm sinh thiết hạch bạch huyết có tỷ lệ sống sót cao hơn những người chỉ chẩn đoán thông qua khám sức khỏe.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu nhằm mục đích đo nồng độ lactate dehydrogenase (LDH), số lượng tế bào máu và nồng độ các loại hóa chất khác trong máu trước khi áp dụng các biện pháp điều trị ung thư hắc tố da.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh dưới đây giúp phát hiện vị trí khối u ác tính, xác định kích thước, kiểm tra mức độ ác tính trong các hạch bạch huyết và ở các bộ phận khác trong cơ thể cách xa vị trí da ác tính ban đầu. Nhờ đó giúp chẩn đoán mức độ di căn khối u ung thư hắc tố da. Bao gồm:
    • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan;
    • Chụp cộng hưởng từ MRI;
    • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET);

Biến chứng và tiên lượng

Hầu hết các dạng ung thư da đều có tiên lượng khá tốt nhờ phát hiện sớm và điều trị đúng cách trước khi chúng có cơ hội di căn sang các cơ quan khác. Ngược lại, ung thư hắc tố da nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nghiêm trọng, di căn xa đến hạch bạch huyết, gan, phổi, xương, não... giai đoạn cuối nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

Bệnh ung thư hắc tố da thường có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách

Ngoài ra, khối ung thư lan rộng và tiến triển nặng gây ra nhiều ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe thể chất, tinh thần của người bệnh. Chẳng hạn như:

  • Tăng hoặc giảm sắc tố da, vàng da;
  • Thay đổi cấu trúc da;
  • Phù bạch huyết;
  • Các biến chứng hậu phẫu ung thư hắc tố da như:
    • Nhiễm trùng
    • Tụ máu
    • Sưng đau
    • Tổn thương cơ bắp và dây thần kinh, xương
    • Để lại vết sẹo, biến dạng vĩnh viễn;
  • Tăng nguy cơ trầm cảm;

Điều trị

Điều trị ung thư hắc tố da phụ thuộc vào từng giai đoạn và mức độ phát triển của khối u ác tính, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Tương tự các bệnh ung thư khác, ung thư hắc tố da được điều trị hiệu quả bằng các biện pháp sau:

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với những khối u ung thư hắc tố da ác tính. Mục đích phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u ung thư và những vùng xa xung quanh bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, có nguy cơ khởi phát tiềm ẩn. Tùy theo vị trí và kích thước khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ lượng da phù hợp

Phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư hắc tố da ác tính nhằm ngăn chặn lây lan và các biến chứng nguy hiểm khác

Phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư được thực hiện khi bệnh nhân trong trạng thái gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Cụ thể với 2 trường hợp sau:

  • Nếu khối u vừa phát triển và ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và cắt bỏ khối u ác tính và vùng da khỏe mạnh xung quanh;
  • Nếu khối u đã lan rộng, cần phải loại bỏ các hạch bạch huyết gần với vị trí khối u đã chẩn đoán ban đầu. Mục đích phẫu thuật trong giai đoạn này nhằm ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư ác tính sang những cơ quan nội tạng khác trong cơ thể;
  • Nếu khối u đã di căn sang các bộ phận khác, cần phẫu thuật cắt bỏ ngay khối u ác tính đó để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến chức năng tạng cũng như sức khỏe nói chung;

Liệu pháp nhắm trúng đích 

Đây là phương pháp mới được áp dụng trong điều trị ung thư, trong đó có ung thư hắc tố da. Thuốc nhắm trúng đích có tác dụng phân biệt và chỉ tấn công, tiêu diệt các tế bào ung thư, không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.

Phương pháp này được đánh giá cao khi đã đem lại cơ hội sống sót dài lâu cho bệnh nhân ung thư hắc tố da, thậm chí có nhiều trường hợp còn chữa khỏi bệnh. Một số loại thuốc nhắm trúng đích được chỉ định sử dụng phổ biến như:

  • Chất ức chế BRAF: Có 2 hoạt chất được chấp thuận sử dụng trong điều trị khối u ác tính là Dabrafenib và Vemurafenib. Nhiều bằng chứng và thống kê cho thấy cả 2 loại thuốc này đều cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót và chống di căn não;
  • Thuốc ức chế MEK: Đối với những khối u ác tính tiến triển hoặc có đột biến gen bất thường trong MEK1 sẽ được chỉ định dùng chất ức chế MEK. Loại thường dùng là Cobimetinib kết hợp với Vemurafenib.
  • Thuốc ức chế NRAS: Những đột biến gen NRAS được phát hiện có khả năng kháng thuốc ức chế BRAF. Loại thuốc ức chế NRAS đang được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm lâm sàng là Binimetinib chứa chất ức chế MEK chống lại khối u ác tính đột biến NRAS.

Liệu pháp miễn dịch khối u ác tính 

Sự tiến bộ trong lĩnh vực miễn dịch học khối u đã phát triển một số loại thuốc miễn dịch điều trị u ác tính giai đoạn III và IV. Thuốc có tác dụng ức chế điểm kiểm soát miễn dịch nhằm tăng cường hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư bằng cách kích hoạt các kháng nguyên tế bào khối u với các tế bào T.

Thuốc có tác dụng làm bất hoạt tế bào T bằng các kháng nguyên tế bào lympho T gây độc tế bào 4 (CTLA-4) hoặc một số thụ thể chết tế bào PD-1. Có thể kể đến một số thuốc như:

  • Chất ức chế CTLA-4: Ipilizumab, kết hợp dacarbazine được dùng điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính;
  • Thuốc ức chế PD-1: Bệnh nhân kháng Ipilizumab được chỉ định sử dụng thay thế bằng Nivolumab nhằm tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.
  • Cytokine: Điều trị bổ trợ bằng Interferon alfa-2b liều thấp có tác dụng ngăn chặn khối u ung thư di căn và kéo dài thời gian sống sót.

Hóa trị

Hóa trị liệu toàn thân được chỉ định cho những trường hợp ung thư hắc tố da giai đoạn 3 tiến triển di căn đến những vùng không thể phẫu thuật cắt bỏ hoặc di căn xa trong giai đoạn 4.

Hóa trị liệu ung thư hắc tố da là phương pháp điều trị hỗ trợ nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư

Phương pháp tuy không đem lại hiệu quả tuyệt đồi, nhưng vẫn được chỉ định kết hợp với xạ trị và các biện pháp trị liệu khác để đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, loại hóa chất trị liệu duy nhất được chấp thuận điều trị ung thư hắc tố da là Dacarbazine. Mức độ đáp ứng khoảng 10 - 20% đối với bệnh nhân di căn da, dưới da và hạch bạch huyết.

Xạ trị 

Xạ trị là phương pháp sử dụng nguồn bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể được xạ trị đơn thuần hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ để tiêu diệt các khối u ung thư hắc tố da còn sót lại. Ngoài ra, xạ trị còn được thực hiện như một phương pháp giảm nhẹ cho những bệnh nhân phát triển biến chứng di căn như:

  • Di căn não
  • Di căn xương
  • Di căn da và dưới da
  • Biến chứng hệ thần kinh trung ương

Phòng ngừa

Ung thư hắc tố da là dạng ung thư da nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng bệnh nhân. Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để giảm nguy cơ mắc phải:

Bôi kem chống nắng thường xuyên bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Không nên tắm nắng để nhuộm da.
  • Luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số bảo vệ da (SPF) từ 30 trở lên. Bôi nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều để tăng hiệu quả chống nắng.
  • Bất kỳ đối tượng nào cũng nên bôi kem chống nắng, kể cả trẻ sơ sinh > 6 tháng tuổi và trẻ nhỏ.
  • Nếu muốn ra ngoài nắng, hãy đảm bảo che chắn kỹ lưỡng bằng áo khoác, nón rộng vành, kính râm, quần áo dài tay...
  • Thường xuyên tự kiểm tra làn da, tìm kiếm những thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dạng nốt ruồi, vết thâm, tàn nhang... để sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nốt ruồi có phải khối u ung thư không?

2. Nguyên nhân tại sao tôi bị ung thư hắc tố da?

3. Tôi bị ung thư hắc tố da thể nào? Có nguy hiểm không?

4. Những biến chứng ung thư hắc tố da tôi có thể gặp phải?

5. Tiên lượng điều trị tình trạng bệnh của tôi ra sao?

6. Tôi cần thực hiện biện pháp để chẩn đoán ung thư hắc tố da?

7. Tôi nên điều trị ung thư hắc tố da bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Điều trị ung thư hắc tố da ngoại trú hay nội trú?

9. Sau phẫu thuật, khối u ung thư hắc tố da có biến mất hoàn toàn không?

10. Chi phí điều trị ung thư hắc tố da tốn bao nhiêu? BHYT có hỗ trợ chi trả không?

Bất kỳ loại ung thư nào cũng nguy hiểm, kể cả ung thư hắc tố da. Phát hiện và điều trị càng sớm tiên lượng sống sót càng cao. Khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám để chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây ung thư, duy trì sức khỏe và tăng tuổi thọ.

THAM KHẢO THÊM: Ung thư dạ dày di căn (gan, phổi, xương, hạch…)

Chia sẻ:
Hội chứng người cây
Hội chứng người cây là một dạng rối loạn cực kỳ hiếm gặp. Đặc trưng bởi các tổn thương da liễu là mụn cóc hoặc các mảng da sần sùi,…
Bệnh Giời Leo
Giời leo là tình trạng phát ban ngoài da kèm…
Bệnh Phong
Bệnh phong là bệnh lý nhiễm trùng do trực khuẩn…
Chàm Eczema Bệnh Chàm (Eczema)
Chàm (Eczema) là một trong những bệnh lý da liễu…
Bệnh lang ben Bệnh Lang Ben

Lang ben là bệnh lý về da thường gặp do nhiễm loại nấm Pityrosporum ovale. Bệnh gây những tổn thương…

Bệnh Hoại tử mỡ

Hoại tử mỡ là tình trạng lành tính không phải ung thư, thường phát triển sau các chấn thương hoặc…

Hội chứng loét sinh dục

Hội chứng loét sinh dục là bệnh thầm kín khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam lẫn…

Bệnh Chốc mép

Chốc mép xảy ra khi vùng khóe miệng bị khô nứt nẻ và đau rát. Đây là vấn đề da…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua