Bệnh Gai Đen

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Gai đen là bệnh lý da liễu phổ biến, chủ yếu xảy ra ở những người bị tiểu đường hoặc thừa cân béo phì. Bệnh đặc trưng với các tổn thương ngoài da như da sẫm màu, dày sừng, ngứa ngáy, chủ yếu ở các nếp gấp da. Rối loạn da này có thể điều trị được, không có khả năng lây nhiễm hoặc nguy hiểm tính mạng. 

Gai đen là rối loạn da phổ biến ở những người bị tiểu đường hoặc béo phì

Tổng quan

Gai đen (Acanthosis nigricans) là tình trạng da sẫm màu như nâu nhạt hoặc đen như nhung, đặc trưng bởi sự dày sừng và tăng sắc tố. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vùng da, nhưng phổ biến nhất là vùng da có nếp gấp, nếp nhăn như nách, cổ, háng...

Bệnh có mối liên hệ mật thiết với tình trạng kháng insulin và cân nặng. Do đó, bệnh gai đen có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Căn bệnh này không quá nguy hiểm, bệnh nhân có thể sinh sống khỏe mạnh và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, với điều kiện phải theo dõi kỹ các bất thường về da và kiểm soát nội tiết, đường huyết và nguy cơ béo phì.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gai đen, bao gồm:

Kháng insulin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gai đen

  • Các vấn đề về rối loạn insulin: Lượng đường trong máu tăng cao do tiểu đường type 2, tiền tiểu đường, thừa cân - béo phì... là hậu quả của kháng insulin. Tình trạng này khiến cơ thể không có đủ insulin để đưa glucose vào các mô cơ thể và phát sinh các mảng da sẫm màu gai đen.
  • Bẩm sinh/ Di truyền: Trẻ sinh ra đã mang gen bệnh gai đen hoặc các rối loạn di truyền khác dẫn đến bệnh (chẳng hạn như hội chứng Down).
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng quá liều các loại thuốc như thuốc tránh thai, prednisone, niacin, hormone tăng trưởng... cùng nhiều nhóm thuốc khác cũng có thể gây ra bệnh gai đen.
  • Bệnh nội tiết: Chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, suy giáp, bệnh Addison hoặc nhiều vấn đề rối loạn tuyến yên khác cũng có thể gây ra các triệu chứng gai đen.
  • Ung thư: Bệnh gai đen cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư. Chẳng hạn như ung thư hạch, ung thư đại tràng, các tuyến dạ dày, thận, bàng quang, đường mật, cơ quan sinh dục... Tuy nhiên, tỷ lệ này rất hiếm.

Mặc dù có nhiều yếu tố và nguyên nhân khởi phát gai đen, nhưng trên thực tế khi chẩn đoán có đến 80% trường hợp là vô căn.

Yếu tố nguy cơ 

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị gai đen, kể cả những người đang khỏe mạnh, không có bệnh lý nền. Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong những yếu tố rủi ro sau, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gai đen:

  • Người có trọng lượng cân nặng quá mức;
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh gai đen;
  • Người có làn da sẫm màu bẩm sinh;
  • Chủng tộc người châu Phi, Caribe, Tây Ban Nha, người gốc Mỹ bản địa...;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bệnh nhân bị gai đen thường có các dấu hiệu sau:

Triệu chứng đặc trưng của gai đen là những tổn thương ngoài da dày sừng, sẫm màu, da mượt mà...

  • Xuất hiện các mảng da nâu hoặc đen;
  • Sờ vào cảm giác mượt như nhung;
  • Chủ yếu ở những vùng có nếp gấp như bẹn, nách, cổ;
  • Một số vị trí hiếm gặp khác như khớp ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân, môi... (nếu có liên quan đến ung thư);
  • Thẻ da (Skin tag) là khối u nhỏ và vô hại xuất hiện ở gốc hoặc cuống bề mặt da;
  • Da ngứa ngáy và có mùi hôi;

Để gây ra những triệu chứng rõ ràng này, gai đen thường mất khoảng thời gian dài để phát triển, có thể vài tháng, thậm chí vài năm.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh gai đen ban đầu thường dựa vào cách kiểm tra da, thu thập triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh gia đình. Hầu hết các trường hợp đều sẽ được chẩn đoán gai đen thông qua các bước này. Tuy nhiên, nếu vẫn còn nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán khác gồm:

Chẩn đoán gai đen chủ yếu dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với từng trường hợp bệnh

  • Xét nghiệm máu/ nước tiểu: Mẫu máu và nước tiểu của bệnh nhân cho phép đánh giá và xác định bệnh gai đen. Cách này phổ biến nhất ở những người bị tiểu đường hoặc phát hiện các dấu hiệu tiền tiểu đường, vấn đề tuyến giáp... Sau khi phát hiện giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sinh thiết da: Lấy mẫu da ở vùng da bị tổn thương để xét nghiệm và tìm kiếm các dấu hiệu bất thường khác, chẳng hạn như ung thư. Nếu nghi ngờ tổn thương gai đen là ung thư, bệnh nhân cần kết hợp chụp X quang để xác định vị trí và kích thước khối u.

Ngoài ra, do các triệu chứng gai đen dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, nên cần kết hợp chẩn đoán phân biệt với:

  • Bệnh Pachydermoperiotosis
  • Bệnh da bọng nước Pemphigus di truyền gen lặn;
  • Bệnh da Erythrasma do vi khuẩn Corynebacterium minitissmum gây ra;

Biến chứng và tiên lượng

Các tổn thương gai đen thường xuất hiện ngoài da và không thể tự biến mất. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải điều trị nếu bệnh không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Riêng về tính thẩm mỹ, bạn có thể cân nhắc điều trị loại bỏ các mảng da tối màu bằng công nghệ thẩm mỹ hiện đại như laser.

Tiên lượng về bệnh gai đen rất tốt, hầu hết bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý kiểm soát các vấn đề gây ra bệnh như béo phì, tiểu đường hoặc rối loạn nội tiết bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Điều trị

Điều trị bệnh gai đen phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn nếu bệnh xảy ra do các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, rối loạn nội tiết, bệnh nhân sẽ phải tập trung vào các biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết hoặc hormone để ngăn tiến triển bệnh.

Dùng thuốc bôi tại chỗ cải thiện tổn thương ngoài da và thuốc toàn thân điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa ngăn chặn tiến triển bệnh gai đen

Đồng thời, thực hiện các biện pháp điều trị tổn thương ngoài da bằng các biện pháp sau:

  • Giảm cân bằng các điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục, vận động tích cực mỗi ngày để kiểm soát nồng độ insulin trong máu, giúp cải thiện sắc tố da.
  • Dùng thuốc bôi Retinoids tại chỗ giúp làm tăng sự bong tróc của các tế bào da bình thường. Nhờ đó ức chế sự hình thành các tổn thương gai đen.
  • Thuốc kháng sinh giúp loại bỏ mùi hôi và cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da;
  • Ngưng không sử dụng các loại thuốc được khuyến cáo gây ra bệnh gai đen;
  • Trị liệu Laser (Liệu pháp Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) hoặc mài da giúp loại bỏ da cũ, tái tạo bề mặt da mới thay thế vùng da bị tổn thương;

Lưu ý, trong quá điều trị gai đen, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm điều trị mảng da sẫm màu nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm không đem lại tác dụng mà còn gây kích ứng da, khiến làn da của bạn ngày càng tổn thương nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa

Dựa vào nguyên nhân, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh gai đen bằng các biện pháp sau:

Tập thể dục điều độ và ăn uống lành mạnh, chế độ ít chất béo, calo nhằm kiểm soát cân nặng, ổn định insulin phòng ngừa bệnh gai đen

  • Kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo, chất béo và rèn luyện thể chất nhằm duy trì lượng đường trong máu ổn định.
  • Quản lý các vấn đề sức khỏe có liên quan đến bệnh gai đen như tiểu đường, tuyến giáp... Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc gây bệnh hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng gai đen như thuốc tránh thai, thuốc niacin...
  • Điều trị triệt để các khối u (nếu có) bằng các biện pháp phù hợp.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Da tôi sạm màu, dày lên, mượt như nhung và có mùi, gây ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tối mắc bệnh gai đen?

3. Bệnh gai đen có liên quan đến tiểu đường không?

4. Các tổn thương ngoài da do gai đen có tự khỏi được không?

5. Tiên lượng điều trị bệnh gai đen ra sao? Có chữa khỏi bệnh hoàn toàn được không?

6. Điều trị gai đen bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Tôi nên bôi thuốc gì để mảng da gai đen biến mất?

8. Tôi có cần giảm cân khi bị gai đen không?

9. Điều trị gai đen thẩm mỹ có cần thiết không?

10. Chi phí điều trị gai đen có tốn không? Có dùng BHYT được không?

Bệnh gai đen gây các tổn thương ngoài da đặc trưng và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh đều không quá nguy hiểm, có thể kiểm soát và điều trị khỏi nếu áp dụng đúng phác đồ. Khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm để điều trị, tránh khiến bệnh ngày càng nặng kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe và giảm tính thẩm mỹ.

XEM THÊM

Chia sẻ:
Chốc đầu (Nấm da đầu)
Chốc đầu là bệnh da liễu do da đầu nhiễm nấm Dermatophytes. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ngứa ngáy da đầu, bong…
Bệnh Ngón tay trắng
Ngón tay trắng là bệnh nhiễm virus herpes simplex gây…
Bệnh Behcet
Bệnh Behcet là chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm…
Viêm nang lông Bệnh Viêm Nang Lông
Viêm nang lông là bệnh da liễu xảy ra do…
Bệnh Nấm nách

Nấm nách là một bệnh nhiễm trùng do nấm khá phổ biến, xảy ra ở vùng da nách, bên dưới…

Chấy Rận (chí rận)

Chấy rận xuất hiện rất phổ biến ở da đầu và nhiều vùng lông khắp cơ thể. Chúng sinh sôi…

Viêm mao mạch dị ứng Bệnh Viêm Mao Mạch Dị Ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh dị ứng do rối loạn tự miễn và tự phát viêm nhiễm, gây…

Bệnh hắc lào Bệnh Hắc Lào

Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra do nhiễm nấm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua