Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra do làn da của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Đây là tình trạng da liễu không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ làn da của trẻ.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu là dạng viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến da đỏ, khô và bong tróc. Các dấu hiệu bệnh xuất hiện tại đầu, trán, hai bên má, vùng tã, nếp gấp da… phổ biến nhất là viêm da tiết bã ở đầu.
Tình trạng này xảy ra do liên quan đến các yếu tố sau:
- Sự tăng tiết hoạt động tuyến bã nhờn do tác dụng của Androgen từ cơ thể mẹ truyền sang con qua nhau thai;
- Do di truyền từ bố, mẹ, người thân thế hệ trước;
- Do yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch của trẻ bất thường;
- Sự phát triển của nấm da Malassezia;
- Các tác nhân từ môi trường bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn, hăm tã, dị ứng sữa…;
Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Tùy theo vị trí viêm mà mỗi trẻ sơ sinh mắc bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác nhau, gồm:
- Viêm da tiết bã ở đầu: Da đầu của trẻ xuất hiện vảy nhờn, màu nâu, dính, tập trung nhiều ở đỉnh đầu. Trường hợp nặng hơn, lớp vảy nhờn dày, lan khắp đầu khiến trẻ ngứa, khó chịu.
- Viêm da tiết bã trẻ sinh ở mặt: Da mặt, vùng lông mày, trước trán có biểu hiện đỏ da, bong vảy.
- Viêm da tiết bã nếp gấp: Các vùng nếp gấp sau tai, nách, bẹn, khủy tay, vùng quấn tã đỏ, bong da, dễ viêm.
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ có thể bị viêm da dầu toàn thân gây tình trạng đỏ da, viêm da, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
=> ĐỌC THÊM: Bệnh viêm da dầu có bị lây không? Chữa bằng cách nào hiệu quả?
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh cần tập trung vào việc giảm triệu chứng, giảm đau, và ngăn chặn sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị và chăm sóc tốt nhất:
- Thay tã thường xuyên: Để tránh khiến da ẩm ướt, nhất là vùng da nhạy cảm của trẻ, bố mẹ cần thay tã cho trẻ thường xuyên, nhất là sau khi trẻ đi tiểu hoặc đi phân.
- Rửa sạch và làm khô: Sử dụng nước ấm để rửa vùng da bị ẩm, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng tấm sạch mềm. Hãy tránh cọ xát mạnh để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.
- Dùng kem chống nấm: Các kem chống nấm chứa các thành phần như clotrimazole hoặc miconazole có thể giúp kiểm soát sự phát triển của nấm và giảm triệu chứng viêm nhiễm. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.
- Chọn tã thoáng khí: Sử dụng tã có khả năng thoát hơi nước tốt để giảm nguy cơ viêm nhiễm và giữ cho vùng da khô ráo.
- Tránh sử dụng sản phẩm chứa hóa chất mạnh: Tránh các sản phẩm chứa hóa chất mạnh có thể làm kích thích da nhạy cảm của trẻ.
- Chăm sóc da đúng cách: Dùng các loại kem dưỡng ẩm hoặc kem bảo vệ da chứa các thành phần như zinc oxide để giúp bảo vệ da khỏi tác động của nước tiểu và phân.
- Thăm khám bác sĩ: Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, nên thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đưa ra các khuyến nghị cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ.
Lưu ý, cần hạn chế việc tự ý cho trẻ tắm bằng các loại lá thảo dược không rõ công dụng để tránh làm tăng nặng kích ứng trên da, phát triển bội nhiễm khó chữa trị.
Tham khảo thêm
- Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Biểu hiện và cách điều trị tận gốc
- Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa khỏi được không?Chuyên gia giải đáp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!