Bệnh Viêm Màng Nhĩ

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM

Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em do cấu trúc ống tai ngắn. Còn nhiều tác nhân khác như chấn thương hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe, điển hình như đau nhức, ù tai và suy giảm thính lực. Nếu không điều trị kịp thời, viêm màng nhĩ có thể gây rách thủng màng nhĩ gây điếc vĩnh viễn. 

Tổng quan

Màng nhĩ là lớp màng mỏng ngăn cách giữa ống tai ngoài với tai giữa, có vai trò quan trọng đối với chức năng thính giác. Khi sóng âm truyền vào đến ống tai ngoài, sẽ tác động đến màng nhĩ và gây rung các xương nhỏ trong tai giữa, truyền xung thần kinh vào bên trong để đến não.

Viêm màng nhĩ xảy ra khi lớp màng nhĩ phát triển viêm nhiễm do nhiều lý do

Viêm màng nhĩ (Tympanitis) là tình trạng màng nhĩ bị nhiễm trùng, thường là do các tác nhân như vi khuẩn, virus sau nhiễm trùng tai giữa, viêm tai ngoài, vỡ màng nhĩ... hoặc gặp chấn thương. Các triệu chứng điển hình của viêm màng nhĩ thường là đau nhức tai, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và giảm thính lực.

So với người lớn, trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng - 12 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao phát triển viêm màng nhĩ cấp tính. Điều trị viêm màng nhĩ được khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự phát triển cảu các biến chứng nguy hiểm về sau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm màng nhĩ. Có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình sau:

Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân gây viêm màng nhĩ

  • Viêm tai giữa: Thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp tính, thường xảy ra ở trẻ em. Thường là do trẻ em có ống eustachian ngắn hơn người trưởng thành. Ống eustachian có nhiệm vụ dẫn lưu chất dịch lỏng từ tai giữa ra ngoài. Do đó, khi ống này bị tắc nghẽn do dị ứng hoặc cảm lạnh, chất lỏng tích tụ quá mức trong ống này và tạo áp lực kích thích đến màng nhĩ. Hậu quả gây nhiễm trùng và phát sinh nhiễm trùng tai gây viêm màng nhĩ.
  • Chấn thương: Lớp màng nhĩ có cấu trúc là một lớp màng mỏng và nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương khi bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chấn thương. Một số tổn thương thường gặp ở tai thường là bị bất kỳ vật nhọn ngoáy sâu vào tai hoặc chịu một cú đánh mạnh vào đầu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đau nhức và phát triển viêm màng nhĩ.
  • Viêm màng nhĩ bọng nước: Đây là bệnh nhiễm trùng màng nhĩ thường gặp xảy ra do nhiễm loại vi khuẩn cùng loại với chủng gây ra nhiễm trùng tai giữa. Triệu chứng đặc trưng là các đốm mụn nước chứa đầy chất dịch lỏng trong màng nhĩ.
  • Viêm tai ngoài externa: Hay còn được gọi là hội chứng tai của người bơi lội, là một dạng nhiễm trùng ống tai kèm theo các dấu hiệu kích ứng màng nhĩ. Tổn thương phát hiện kéo dài làm tăng nguy cơ phát triển viêm tai giữa. Tác nhân chính gây ra tình trạng này là vi khuẩn hoặc nấm. Do những người bơi lội nhiều khiến vùng tai luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng tai.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng viêm màng nhĩ thường tương đồng với những vấn đề rối loạn hoặc tổn thương ở tai. Điển hình gồm một số triệu chứng sau:

Bị viêm màng nhĩ thường gặp các triệu chứng như đau tai, ù tai, mất thính giác tạm thời, sốt...

  • Đau nhức ở 1 hoặc cả 2 tai;
  • Ù tai do chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, tạo giác đầy trong tai;
  • Vỡ màng nhĩ do tăng áp lực trong tai, thường là chảy nước hoặc máu từ tai;
  • Suy giảm thính lực tạm thời;
  • Sốt, mệt mỏi;
  • Trẻ em có thể quấy khóc, cáu gắt... thường xuyên;

Chẩn đoán

Nếu chỉ dựa vào đánh giá các triệu chứng trên, bác sĩ chỉ có thể khoanh vùng vị trí và mức độ tổn thương, chứ không thể tìm ra chính xác căn nguyên. Để làm được điều này, việc chẩn đoán cần được thực hiện chuyên sâu nhằm kiểm tra cấu trúc tai trong bằng một dụng cụ là ống soi tai.

Kỹ thuật này sử dụng thiết bị ống soi có gắn đèn và thấu kính phóng đại nhằm quan sát cấu trúc màng nhĩ. Đặc biệt, thiết bị này có khả năng đẩy không khí vào bên trong tai để đánh giá khả năng di chuyển của màng nhĩ. Nếu có tổn thương, bên trong tai giữa tích tụ mủ và chất dịch lỏng sẽ khiến màng nhĩ phồng lên, giãn ra quá mức, di chuyển và hoạt động bất thường.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm màng nhĩ là một trong những bệnh lý nhiễm trùng tai khá phổ biến, nhưng lại rất nguy hiểm, xuất phát từ các biến chứng khó lường. Khi không được điều trị kịp thời, viêm màng nhĩ có thể gây ra các biến chứng như:

  • Suy giảm thính lực;
  • Thủng màng nhĩ;
  • Điếc vĩnh viễn;
  • Tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như viêm não, viêm màng não...;

Những biến chứng do viêm màng nhĩ gây ra thường phát triển rất nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp đều có tiên lượng khá tốt khi được phát hiện sớm và điều trị kip thời ngay trong giai đoạn đầu. Do đó, điều quan trọng nhất là chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để tăng mức tiên lượng khi điều trị.

Điều trị

Điều trị viêm màng nhĩ thường dựa vào tác nhân gây viêm và mức độ triệu chứng. Mỗi trường hợp bệnh sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị y tế

Đối với các tác nhân bệnh lý, đa số trường hợp bị viêm màng nhĩ đều được chỉ định dùng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng. Tùy theo căn nguyên, bác sĩ sẽ kê toa sử dụng các loại thuốc phù hợp.

  • Nhiễm trùng tai giữa: Dạng nhiễm trùng này xảy ra phổ biến ở trẻ em và có khả năng tự khỏi, không cần điều trị y tế chuyên sâu. Thay vì dùng thuốc kháng sinh, chỉ cần dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Viêm màng cứng bọng nước: Thường được kê toa dùng thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ nhiễm trùng ở các đốm mụn nước. Hoặc một số trường hợp có thể phải thực hiện thủ thuật chích rạch dẫn lưu để loại bỏ dịch mủ tích tụ, giảm thiểu đau nhức. Khi cần thiết, có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc giảm đau kê đơn.
  • Chấn thương: Trong hầu hết các trường hợp bị chấn thương tai, tổn thương có xu hướng tự khỏi nhanh. Ngay cả với những tổn thương thủng màng nhĩ gây viêm, cơ thể cũng sẽ kích hoạt cơ chế tự phục hồi và chữa lành. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết để khắc phục tổn thương.
  • Hội chứng tai của người bơi lội: Chủ yếu dùng thuốc kháng sinh dạng dung dịch nhỏ trực tiếp vào tai nhằm cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Dùng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng viêm màng nhĩ

Ngoài dùng thuốc, một số trường hợp bị viêm màng nhĩ có thể tiến hành can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa nhằm loại bỏ nhiễm trùng. Thủ thuật điển hình là phẫu thuật chích rạch dẫn lưu dịch trong các mụn nước ở màng nhĩ. Trường hợp viêm màng nhĩ gây thủng, rách, bắt buộc phải phẫu thuật vá lại hoặc tạo hình màng nhĩ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được kê toa dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng.

Lưu ý: Đối với trẻ em bị viêm màng nhĩ, việc dùng kháng sinh có thể được trì hoãn, thay thế bằng các biện pháp điều trị y tế phù hợp khác để tránh khỏi các tác dụng phụ khó lường.

Chăm sóc tại nhà

Kết hợp thực hiện một số biện pháp chăm sóc tích cực tại nhà để cải thiện các triệu chứng viêm màng nhĩ.

  • Vệ sinh tai hàng ngày, đảm bảo tiêu chí vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ và an toàn.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống viêm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Tập yoga hàng ngày giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cung cấp đủ lượng oxy, máu cho toàn bộ các mô trong cơ thể.

Phòng ngừa

Bệnh viêm màng nhĩ có tỷ lệ mắc cao đối với trẻ em, tuy không phải bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe và kiểm tra tai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường liên quan đến viêm màng nhĩ

Do đó, nếu muốn phòng ngừa căn bệnh này cũng như nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi từ bên ngoài trở về nhà.
  • Từ bỏ thói quen chạm tay vào mắt, mũi, miệng để giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng, phát triển các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Thực hiện lối sống khoa học, ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ và lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục nâng cao sức khỏe thể chất tăng sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật.
  • Kiểm tra tai định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng hay tổn thương bất thường về các bệnh lý về tai.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi bị mắc bệnh viêm màng nhĩ?

2. Viêm màng nhĩ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

3. Cần thực hiện kiểm tra hay xét nghiệm gì để chẩn đoán xác nhận viêm màng nhĩ?

4. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi không điều trị viêm màng nhĩ?

5. Nhiễm trùng viêm màng nhĩ có lây lan không?

6. Điều trị viêm màng nhĩ bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Con tôi bị viêm màng nhĩ có được dùng thuốc kháng sinh không?

8. Cách dùng thuốc như thế nào? Có gây tác dụng phụ gì hay không?

9. Thời gian điều trị viêm màng nhĩ mất bao lâu thì khỏi?

10. Cần thực hiện những biện pháp gì để chăm sóc cải thiện triệu chứng viêm màng nhĩ tại nhà?

Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, nhất là ở trẻ em. Việc điều trị y tế là cần thiết nhằm loại bỏ nhiễm trùng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Đối với người bệnh, bên cạnh điều trị cần kết hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực và phòng ngừa để giảm nguy cơ tái phát về sau.

Chia sẻ:
Bệnh Lao Thanh Quản
Lao thanh quản là dạng lao ngoài phổi thứ phát thường xảy ra sau khi điều trị lao phổi hoặc lao hạch bạch huyết. Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là…
Bệnh Zona Tai
Zona tai là một dạng tổn thương thần kinh do…
Bệnh Bạch Hầu Thanh Quản
Bạch hầu thanh quản có thể xảy ra do nhiễm…
Bệnh ho Bệnh Ho
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng…
Bệnh Hẹp Thanh Quản

Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, gây gián đoạn đường thở, giảm khả năng nói…

Bệnh Rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm gây sốt phát ban lành tính do virus RuV gây ra, rất dễ lây từ…

Viêm mũi dị ứng Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng…

Bệnh Sưng tuyến mang tai

Sưng tuyến mang tai là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt. Hoặc nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua