Bệnh Hẹp Thanh Quản

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, gây gián đoạn đường thở, giảm khả năng nói và nuốt. Các tác nhân có thể gây hẹp thanh quản thường gặp là do chấn thương, sức đề kháng giảm dẫn đến viêm nhiễm, tai biến mở khí quản để lại sẹo dày hoặc bẩm sinh. Bệnh có các triệu chứng và biến chứng rất khó lường, nên khuyến cáo bệnh nhân sớm thăm khám và điều trị để giảm thiểu tối đa các rủi ro. 

Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị chít hẹp với nhiều mức độ khác nhau

Tổng quan

Thanh quản (larynx) là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện chức năng phát âm và thở. Hẹp thanh quản (Laryngeal stenosis) là tình trạng không gian bên trong lòng thanh quản bị thu hẹp, gây cản trở hô hấp và các biểu hiện đặc trưng khác như khàn giọng, khó thở.

Tình trạng này xảy ra do xuất hiện sẹo trong thanh quản hoặc dây thanh âm gây cản trở chức năng đóng mở của thanh quản. Ngoài ra, các chấn thương bên trong hoặc bên ngoài, tai biến hậu phẫu... cũng có thể gây hẹp thanh quản. Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể bị hẹp thanh quản do dị tật bẩm sinh.

Phân loại

Dựa vào tiến triển và mức độ bệnh, hẹp thanh quản được phân chia làm 2 loại cơ bản gồm:

Bệnh hẹp thanh quản được phân chia làm nhiều dạng như cấp tính - mãn tính hoặc tùy theo vị trí thanh quản bị hẹp

  • Hẹp thanh quản cấp tính: Thể cấp tính đặc trưng với tiến triển bệnh diễn ra nhanh chóng, triệu chứng xuất hiện đột ngột và ồ ạt, khiến cơ chế tự bảo vệ của cơ thể không kịp thích ứng. Hậu quả là gây tắc nghẽn đường thở, thiếu hụt oxy và dư thừa carbon dioxide trong máu. Gây biến chứng rối loạn hệ thống các cơ quan nội tạng, tê liệt nghiêm trọng và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Hẹp thanh quản mạn tính: Sau các đợt hẹp thanh quản cấp được cấp cứu và điều trị nhưng không thuyên giảm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính nguy hiểm với nhiều nguy cơ biến chứng khó lường.

Dựa vào vị trí hẹp thanh quản, bệnh có 2 dạng phổ biến nhất là:

  • Hẹp hạ thanh môn: Là dạng thường gặp nhất, được thể hiện thông qua nhiều dạng như:
    • Sụn nhẫn với kích thước nhỏ, dày khu trú hoặc toàn bộ, khối sụn nhẫn hình bầu dục, đường kính ngang giảm;
    • Vòng sụn đầu của khí quản bị hẹp;
    • Xơ dày mặt trước hoặc hai bên hạ thanh môn;
  • Hẹp do màng thanh quản: Vị trí màng thanh quản gây hẹp chủ yếu là ở thanh môn, vùng trên và dưới thanh môn rất hiếm khi xảy ra. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng cơ bản là phát âm khó khăn, mất giọng, mất tiếng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bản chất của hẹp thanh quản không phải một bệnh lý riêng biệt, mà đa phần các trường hợp đều là biến chứng của các bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe gây tổn thương, viêm nhiễm khác nhau.

Hẹp thanh quản thường xuất phát từ các chấn thương, hình thành sẹo hoặc bẩm sinh

Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố dẫn đến hẹp thanh quản như:

  • Chấn thương: Hầu hết các trường hợp bị hẹp thanh quản đều xuất phát từ các chấn thương như:
    • Chấn thương bên trong:
      • Hình thành sẹo trong thanh quản;
      • Chấn thương thứ phát nội khí quản do đặt nội khí quản trợ thở quá lâu > 10 ngày điều trị ung thư thanh quản;
      • Phẫu thuật mở khí quản, cắt hoặc đốt thanh quản;
      • Thủ thuật đeo ống khí quản Krishaber hoặc ống Froin lâu ngày dẫn đến biến biến chứng loét hoặc sùi ống khí quản, tác động đến thanh quản và gây hẹp đường thở;
    • Chấn thương bên ngoài:
      • Tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, va chạm mạnh gây chấn thương vùng cổ, ngực khi chơi thể thao...;
      • Vết thương do đạn bắn, những người thắt cổ hoặc cắt cổ tự tử nhưng bất thành làm vỡ bờ thanh quản;
      • Tiếp xúc với chất hóa học như axit, sút gây bỏng niêm mạc thanh quản;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý:
    • Các bệnh lý nền: Những bệnh nhân đã có tiền sử ung thư thực quản, có khối u bất thường từ bên ngoài thực quản, theo thời gian chúng phát triển to dần và chèn ép gây chít hẹp lòng thực quản;
    • Các bệnh lý viêm nhiễm: Một số bệnh lý viêm cấp tính hoặc mạn tính cũng là một trong những nguyên nhân gây hẹp thanh quản. Chẳng hạn như:
      • Bệnh viêm cấp tính như virus sởi, cúm, bạch hầu, sốt rét, sốt ban đỏ, sốt thương hàn, sốt phát ban..;
      • Bệnh viêm mạn tính như bệnh lao, bệnh giang mai bẩm sinh hoặc giang mai giai đoạn 3 gây thâm nhiễm nặng hình thành sẹo dính, cứng trong lòng thực quản;
  • Bẩm sinh: Hẹp thanh quản bẩm sinh thường xảy ra ở trẻ em, hình thành ngay từ lúc còn là bào thai. Tuy nhiên, thai nhi bị hẹp thanh quản nặng rất khó sống sót và chào đời khỏe mạnh, chỉ một số ít trường hợp nhẹ, dị tật này sẽ tồn tại cho đến khi trẻ chào đời, nhưng tỷ lệ này khá hiếm.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác:
    • Trẻ sinh cân nặng thấp;
    • Nhiễm khuẩn huyết;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bệnh nhân hẹp thanh quản thường có các triệu chứng đặc trưng về suy giảm chức năng phát âm, thở và nuốt. Cụ thể như sau:

Bệnh nhân hẹp thanh quản thường bị khó thở, khó phát âm, khó nuốt

  • Khàn giọng;
  • Khó thở, thở rít, thở gấp
  • Khó nuốt;
  • Có cảm giác mệt mỏi, bồn chồn kèm theo sắc mặt nhợt nhạt;
  • Đau tức khó chịu vùng thượng vị;
  • ...

Riêng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị hẹp thanh quản bẩm sinh, thường là hẹp vùng dưới thanh môn và kèm theo các triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh lý khác như:

  • Bệnh loạn phế sản phổi (Bronchopulmory dysplasia - BD);
  • Các bệnh lý tim mạch và thần kinh bẩm sinh;
  • Bệnh trào ngược dạ dày và các vấn đề về rối loạn ăn uống;

Chẩn đoán 

Ngoài thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được đánh giá các yếu tố nguy cơ gây hẹp thanh quản như đặt nội khí quản, loạn sản phế quản phổi mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, trẻ sinh non, nhẹ cân... Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán phù hợp để đưa ra kết luận chính xác về hẹp thanh quản

Biện pháp chẩn đoán hẹp thanh quản chủ yếu là nội soi thanh quản. Đây là kỹ thuật hình ảnh tân tiến cho phép quan sát và phát các tổn thương, dựa vào đó để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. Ngoài ra còn có:

Nội soi thanh quản là tiêu chuẩn vàng trong thăm khám và chẩn đoán hẹp thanh quản

  • Chụp X quang cổ giúp xác định mức độ hẹp thanh quản;
  • Xét nghiệm máu để phát hiện các yếu tố, tác nhân gây nhiễm trùng;
  • Đánh giá chức năng dây thanh;
  • Chụp CT Scan hoặc MRI;
  • Kết hợp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như:
    • U trung thất;
    • U tuyến giáp;
    • U thực quản;
    • ...

Biến chứng và tiên lượng

Hẹp thanh quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nguy hiểm như:

Các biến chứng hẹp thanh quản ở giai đoạn muộn rất nguy hiểm, trong đó có ung thư thực quản

  • Biến chứng Barret thực quản: Đây là hội chứng nguy hiểm nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi, dẫn đến viêm phổi và nhiều bệnh lý về phổi khác.
  • Ung thư thực quản: Là tình trạng các tế bào trong thực quản tăng sinh quá mức và phát triển đột biến thành tế bào ung thư ác tính, làm tổn thương thực quản, gây suy giảm chức năng. Nếu không điều trị sớm, tế bào ung thư di căn sang nhiều cơ quan khác rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Suy nhược cơ thể: Là tình trạng chung của hầu hết bệnh nhân bị hẹp thanh quản. Được biểu hiện thông qua các triệu chứng như:
    • Suy dinh dưỡng, ăn uống không ngon, sụt cân nghiêm trọng;
    • Buồn nôn, nôn ói do thường xuyên bị trào ngược thực ăn;
    • Nghẹt thở, khó thở hoặc ngưng thở bất chợt;
    • Căng thẳng, stress và áp lực, tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm;

Điều trị

Phương pháp chính được chỉ định điều trị hẹp thanh quản đó là phẫu thuật, kết hợp với dùng thuốc cải thiện triệu chứng và kiểm soát các tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể.

1. Dùng thuốc 

Đối với những trường hợp bị hẹp thanh quản nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp, trước tiên sẽ được chỉ định dùng toa thuốc kháng sinh hoặc steroid để tiêu diệt, loại bỏ vi sinh vật gây hại. Đồng thời, thuốc còn phát huy tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng hẹp thanh quản kèm theo.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ nhiễm trùng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định toa thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc, không tự ý tăng liều hay lạm dụng quá mức cho phép để tránh gây ra các hệ lụy khó lường.

2. Nội soi 

Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu được áp dụng phổ biến trong điều trị hẹp thanh quản. Kỹ thuật này sử dụng tia laze để phá vỡ những thứ gây tắc nghẽn và nong bóng để mở rộng lòng thanh quản. Nội soi kết hợp với thủ thuật tạo các nút chặn để giữ cho đường thở luôn mở.

3. Phẫu thuật 

Sau điều trị bằng thuốc nhưng tổn thương vẫn ngày càng xấu đi hoặc những trường hợp bị hẹp thanh quản do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để xử lý ngay.

Phẫu thuật hẹp thanh quản là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp xử lý tổn thương và phục hồi chức năng thanh quản

Đầu tiên, bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc y tế và kết hợp quản lý tích cực các tác nhân gây bệnh. Đối với những bệnh nhân được đưa vào bệnh viện trong trạng thái nguy kịch, khó thở nặng độ II cần được điều trị cấp cứu sẽ phải tiến hành mở khí quản hoặc đặt nội khí quản ngay để giúp đường thở lưu thông trơn tru, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Sau đó, tùy theo kết quả thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Một số kỹ thuật phẫu thuật hẹp thanh quản thường được áp dụng như:

  • Tái tạo thanh quản (LTR): Kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích mở rộng đường thở bằng cách chèn các mảnh sụn vào trong thanh quản bị hẹp. Các loại sụn được sử dụng phần lớn là sụn tự thân ở chính thanh quản, xương sườn hoặc tai, chúng được đặt vào bờ thành trước hoặc sau của đường thở, có trường hợp phải đặt ở cả 2 chỗ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cắt bỏ Cricotracheal (CTR): So với tái tạo thanh quản, phương pháp này phức tạp hơn và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Thanh quản bị tổn thương, gây hẹp đường thở sẽ được loại bỏ một phần, sau đó nối lại bình thường với phần còn lại của đường thở. Kỹ thuật này được gọi là Cricotracheal và chỉ dùng cho những trường hợp hẹp thanh quản nghiêm trọng và chỉ được thực hiện một lần duy nhất. Tuy nhiên, trường hợp đối tượng mắc bệnh là trẻ em có tiền sử bệnh thần kinh hoặc bệnh tim có thể phải thực hiện 2 lần ở giai đoạn khác nhau.

Tùy theo vị trí hẹp thanh quản, mức độ và thời gian bị hẹp thanh quản gần đây hoặc đã lâu mà bác sĩ sẽ chỉ định chọn lựa phương pháp can thiệp phù hợp. Đặc biệt, chỉ cần thực hiện sớm, nhất là đối với trẻ em sau khi được phẫu thuật, trẻ sẽ phát hiện hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống về sau.

Phòng ngừa

Nhằm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hẹp thanh quản tái phát, mỗi người cần tự nâng cao ý thức trong việc chăm sóc tích cực và kiểm soát tình trạng bệnh.

Một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật, phòng ngừa hẹp thanh quản

  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh thực phẩm có hại, đặc biệt là các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa và tránh gây tổn thương thực quản.
  • Duy trì lối sống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập thể dục hàng ngày, cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh stress, căng thẳng...
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh tai mũi họng và vệ sinh cả không gian sống, đảm bảo không khí đủ ẩm để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp nói chung.
  • Nếu có chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu, ngăn chặn các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị khàn giọng, thở rít và khó nuốt... là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị hẹp thanh quản do đâu?

3. Bệnh hẹp thanh quản có nguy hiểm không?

4. Tiên lượng mức độ bệnh hẹp thanh quản của tôi ra sao?

5. Bệnh hẹp thanh quản có chữa khỏi dứt điểm được không?

6. Để chẩn đoán hẹp thanh quản, tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào?

7. Phương pháp điều trị hẹp thanh quản tốt nhất dành cho tôi?

8. Tôi có cần phải phẫu thuật để chữa hẹp thanh quản không?

9. Những rủi ro và lợi ích xoay quanh chỉ định điều trị này?

10. Quá trình điều trị hẹp thanh quản mất bao lâu?

11. Phẫu thuật hẹp thanh quản có tốn kém không? BHYT có chi trả không?

12. Tôi cần làm gì để chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ điều trị hẹp thanh quản?

Bệnh hẹp thanh quản gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, khả năng phát âm và nuốt, thậm chí biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó, khuyến cáo nên thăm khám ngay khi nghi ngờ và điều trị càng sớm càng tốt để bảo tồn chức năng thanh quản. Đồng thời, duy trì sức khỏe ổn định, ngăn ngừa các biến chứng khó lường khác cho sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Bệnh viêm VA
Viêm VA là một trong số các vấn đề hô hấp thường gặp hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Nếu bệnh kéo dài…
Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng…
Bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng…
Bệnh Quai Bị
Quai bị là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có…
Viêm đường hô hấp dưới Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Dưới

Viêm đường hô hấp dưới là nhóm các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản,…

Viêm amidan Bệnh Viêm Amidan

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu…

Viêm mũi dị ứng Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng…

Bệnh Sưng tuyến mang tai

Sưng tuyến mang tai là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt. Hoặc nghiêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua