Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ trong trường hợp viêm tai giữa xung huyết, viêm tai chấn thương do áp suất,…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Nguồn gốc, xuất xứ

Thuốc nhỏ tai Otipax: Nguồn gốc, xuất xứ
Thuốc Otipax chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone, có tác dụng giảm đau và chống viêm tại chỗ

  • Nhà sản xuất: Bicodex
  • Xuất xứ: Pháp
  • SĐK: VN-18468-14
  • Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ tai
  • Dung tích: 15ml
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh tai mũi họng

Tham khảo thêm:Thuốc nhỏ tai Candibiotic: Cách dùng, tác dụng và giá bán

Thành phần của thuốc nhỏ tai Otipax

  • Lidocaine hydrochloride: Hoạt chất gây tê tại chỗ, được sử dụng trong phẫu thuật và giảm sưng đau do các bệnh nhiễm trùng.
  • Phenazone: Tác dụng giảm đau và sưng nóng tại chỗ.
  • Tá dược vừa đủ.

Chỉ định & Chống chỉ định

Chỉ định & Chống chỉ định
Thuốc nhỏ tai Otipax được dùng cho viêm tai giữa xung huyết, viêm tai do áp suất và viêm tai bóng nước
  • Viêm tai giữa trong giai đoạn xung huyết
  • Viêm tai chấn thương do áp suất
  • Viêm tai bóng nước do virus cúm

Chống chỉ định thuốc cho các đối tượng sau:

  • Tai có vết thương hở
  • Thủng màng nhĩ do chấn thương hoặc nhiễm trùng
  • Dị ứng và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc

Xem thêm:Thuốc nhỏ tai Illixime: Tác dụng, cách dùng và giá bán

Cách sử dụng thuốc nhỏ tai Otipax

Thuốc Otipax được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào ống tai. Khi nhỏ, bạn nên nghiêng tai lên phía trên để tránh tình trạng thuốc chảy ngược ra bên ngoài. 

Cách sử dụng thuốc nhỏ tai Otipax
Nên nghiêng tai lên phía trên khi nhỏ thuốc, để tránh dung dịch thuốc chảy ngược ra bên ngoài

Liều dùng thông thường:

  • Nhỏ 4 giọt/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị tối đa: 10 ngày

Thuốc Otipax có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ. Vì vậy nếu điều trị viêm tai giữa do nhiễm trùng, bạn nên phối hợp thuốc Otipax với kháng sinh.

Gợi ý:Thuốc nhỏ tai Polydexa: Tác dụng, liều dùng và giá bán

Lưu ý – Đề phòng

Khi nhỏ thuốc, bạn có thể gặp phải tình trạng lạnh ở bên trong tai. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xoa chai thuốc giữa hai bàn tay để thuốc nóng lên.

Trong trường hợp màng tai bị xây xước và rách, thuốc có thể đi vào hệ tuần hoàn gây ra các phản ứng bất lợi như rối loạn thăng bằng và điếc đột ngột.

Trong trường hợp thuốc nhỏ tai dính vào da và phát sinh phản ứng quá mẫn. Bạn nên cân nhắc về việc ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ để được thay thế loại thuốc khác.

Lưu ý – Đề phòng
Thận trọng khi dùng thuốc trong thời gian mang thai và khi đang cho con bú

Thuốc có thể được dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên cần loại trừ khả năng màng nhĩ bị thủng và xây xát tai trước khi sử dụng.

Tác dụng không mong muốn

  • Kích thích
  • Sung huyết ở ống tai ngoài
  • Ngứa nhẹ
  • Châm chích

Các triệu chứng này thường có mức độ nhẹ và có xu hướng thuyên giảm sau 2 – 3 ngày tiếp theo. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn.

Giá bán của thuốc nhỏ tai Otipax

Thuốc nhỏ tai Otipax có giá bán dao động trong khoảng 65 – 75.000 đồng/ chai 15ml. Giá thành thực tế có thể chênh lệch một chút. Hiện tại, thuốc Otipax có bán tại các nhà thuốc tư nhân và một số trang thương mại điện tử.

Thông tin về thuốc nhỏ tai Otipax trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để dự phòng rủi ro và các phản ứng bất lợi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tham khảo thêm: 

Chia sẻ:
Hướng dẫn chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ đúng cách hiệu quả

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu áp…

Cách Chữa Viêm Tai Giữa bằng Xông Hương Thảo Dược

Điều trị viêm tai giữa bằng xông hương thảo dược là phương pháp lưu truyền được nhiều người áp dụng.…

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở toàn bộ hệ thống…

Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cần được người bệnh quan tâm. Vì khi kết hợp việc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua