Bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu là đủ?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Người bệnh gút có thể ăn được trứng. Thực phẩm này giàu đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp. Tuy nhiên cần chú ý về số lượng trứng ăn trong tuần để không gây phản tác dụng.

Bệnh gút có được ăn trứng không?

Hẳn ai cũng biết, trứng là thực phẩm rất giàu dưỡng chất và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được trứng mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. 

Người bệnh có thể ăn trứng gà, trứng vịt, trứng cút...
Người bệnh có thể ăn trứng gà, trứng vịt , trứng cút thường

Mặc dù trứng giàu chất đạm nhưng chất đạm của trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản, dễ hòa tan và ít chứa nhân purin. Lượng purin trong trứng chỉ nằm ở mức độ vừa phải, có thể thu nạp vào cơ thể mà không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bên cạnh đó, trứng cũng rất giàu các axit béo omega 3 và các vitamin B như axit folic, choline, biotin… Các dưỡng chất này không chỉ giúp người bệnh hạn chế các bệnh về xương khớp mà còn nâng cao hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch. 

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc người bệnh gút có ăn được trứng gà không chính là có. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn trứng vịt, trứng cút… Tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ cho phép, không nên thường xuyên sử dụng hoặc dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bệnh.

Đáng chú ý: Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Người bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn là loại trứng đặc biệt giàu dưỡng chất nhưng liệu có tốt cho người bị gút? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong trứng vịt lộn có chứa tới 60 chất dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, canxi, sắt, gluxit, cholesterol… Thế nhưng trứng vịt lộn lại không phải là thực phẩm mà người bệnh gút có thể sử dụng. 

Người bệnh tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn
Người bệnh tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là trứng đã thành hình con non nên hàm lượng protein và cholesterol cao hơn rất nhiều so với các loại trứng thông thường. Khi người bệnh sử dụng, chúng sẽ làm gia tăng sự tổng hợp acid uric đồng thời làm giảm khả năng bài tiết của thận.

Nếu thường xuyên ăn trứng vịt lộn, tình trạng sưng viêm cùng các cơn đau do gút gây ra có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu bạn mắc bệnh gút hoặc gặp phải tình trạng acid uric trong máu cao thì nhất định phải tránh xa trứng vịt lộn.

Giải đápBệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không?

Cách chế biến trứng tốt nhất cho người bệnh gút

Trứng được coi là sự lựa chọn tuyệt vời thay thế cho nguồn đạm và dưỡng chất cần thiết từ thịt cá. Người bệnh có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn khác nhau nhưng cách tốt nhất, phù hợp nhất với người bệnh là luộc trứng.

Luộc trứng là cách chế biến tốt nhất cho người bệnh gút
Luộc trứng là cách chế biến tốt nhất cho người bệnh gút

Trứng luộc không chỉ giữ được tối đa các dưỡng chất tốt mà còn ít chất béo, không làm tăng lượng axit uric trong máu. Việc chế biến trứng bằng cách chiên, ốp la thường chứa nhiều chất béo và các cholesterol xấu cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Người bệnh gút có thể sử dụng 1 quả trứng trong 1 – 2 ngày, mỗi tuần chỉ sử dụng tối đa 3 – 4 quả trứng để cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Loại trứng tốt nhất nên sử dụng là trứng gà ta hay gà thả vườn.

Xem thêm: 10 món ăn trị bệnh gút ngon, dễ làm, nhiều dinh dưỡng

7 Lưu ý khi người bệnh gút sử dụng trứng 

Gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric có trong các thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin gây sưng viêm ở các ngón tay, bàn chân, mắt cá… Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh thì việc kiểm soát hàm lượng purin nạp vào cơ thể là cần thiết. Khi bổ sung trứng vào bữa ăn bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn những quả trứng mới còn tươi ngon được nuôi theo hình thức thả vườn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hạn chế dùng trứng công nghiệp.
  • Không dùng những quả trứng có dấu hiệu nứt nẻ, nhiễm khuẩn hoặc bị hư thối.
  • Trứng chế biến xong nên ăn trong thời gian sớm nhất có thể, tránh để qua đêm.
  • Đảm bảo trứng được nấu chín kỹ trước khi sử dụng, không ăn trứng sống.
  • Hạn chế ăn trứng vào buổi tối dẫn đến đầy bụng, khó chịu vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Không ăn trứng cùng lúc với các thực phẩm sau:  Quả hồng, cá, óc lợn, khoai tây, sữa tươi, thịt ngỗng, thịt thỏ, đậu nành, đậu nành.
  • Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình chữa bệnh gút. Do vậy, việc xác định rõ bệnh gút có được ăn trứng gà không và ăn với liều lượng bao nhiêu là hợp lý sẽ giúp người bệnh xây dựng được thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, lý tưởng nhất.

ĐỪNG BỎ QUA:

Chia sẻ:
TOP thuốc trị gout của Mỹ tốt nhất hiện nay và giá bán TOP 7 Thuốc Trị Gout Của Mỹ Tốt Nhất Hiện Nay Và Giá Bán

Các loại thuốc trị gout của Mỹ không chỉ được đánh giá cao về chất lượng mà còn có giá…

Axit uric cao nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể hữu ích đối với người bị tăng axit uric trong máu…

Nổi cục ở đốt ngón tay là bệnh gì? Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?

Tình trạng nổi cục ở đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của Gout hay một số bệnh lý…

Mẹo chữa bệnh gút bằng dưa chuột – Lạ mà hay

Mẹo chữa bệnh gút bằng dưa chuột không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ…

“Lời khuyên vàng” của chuyên gia về chế độ ăn cho người bị gout trong ngày Tết

Chế độ ăn cho người bị gout trong ngày Tết cần được chú trọng để tránh những cơn đau không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua