Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bữa sáng cho người bệnh gout không chỉ cần đảm bảo sự ngon miệng mà còn phải chú trọng vào việc kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa các đợt bùng phát. Với các món ngon được gợi ý dưới đây, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được thực đơn ăn sáng lành mạnh cho suốt 7 ngày trong tuần.

Tầm quan trọng của bữa ăn sáng đối với người bệnh gout

Bữa ăn sáng rất quan trọng đối với người bị gout vì nó giúp cung cấp năng lượng cần thiết để bắt đầu ngày mới, đồng thời kiểm soát được lượng purine nhập vào cơ thể – nguyên nhân chính gây ra bệnh.

bữa ăn sáng cho người bệnh gout
Những người bệnh gout cần duy trì thực đơn bữa sáng lành mạnh để đề phòng biến chứng của bệnh

Một bữa sáng cân đối với sự chọn lọc kỹ càng về thực phẩm có thể giúp ngăn chặn sự tăng cường acid uric trong máu. Điều này giúp làm giảm nguy cơ phát triển các cơn đau và viêm nhiễm do gout gây ra.

Việc duy trì một chế độ ăn sáng lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, không chỉ hỗ trợ quản lý gout mà còn góp phần vào việc cải thiện sức khỏe tổng thể và phòng tránh các bệnh tật khác.

XEM THÊM: Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng chống gút hiệu quả

Thực đơn 7 bữa sáng cho người bệnh gout

Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng, bệnh nhân bị gout tuyệt đối không nên bỏ qua. Nhịn ăn sáng có thể khiến người bệnh mất sức và tiến triển các cơn đau nghiêm trọng hơn. 

Sáng Thứ 2 – Cháo thịt gà

Người mắc bệnh gout cần kiêng thịt đỏ, vì thế nên thịt gà là nguồn đạm thay thế lý tưởng. Cháo thịt gà cũng được cho là món ăn phù hợp với bệnh nhân bị gout.

Thịt gà dễ tiêu hóa, là loại thịt lành tính, giàu kẽm, sắt, vitamin B, các acid amin và Selenium,… Những chất này có khả năng ức chế sự kết tủa của acid uric hiệu quả. Với bữa sáng, món cháo thịt gà cũng là sự lựa chọn lý tưởng nhất để bổ sung năng lượng cho hoạt động trong ngày dài.

Chuẩn bị

  • 300g thịt gà 
  • 1 nắm gạo tẻ
  • Gia vị nêm nếm
  • Hành ngò
Làm bữa sáng cho người bệnh gout
Cháo gà là món ăn dinh dưỡng cung cấp nhiều chất bổ sung, giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân gout

Cách chế biến

  • Thịt gà đem rửa sạch để ráo nước, gạo đem vò sơ 
  • Cho phần gạo đem hầm nhừ cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ
  • Sau cùng nêm gia vị vừa ăn và thêm vào hành ngò, dùng nóng.

Sáng Thứ 3 – Sữa chua và yến mạch

Đây là một món ăn sáng kết hợp phương Tây rất bổ dưỡng và chế biến nhanh chóng. Mỗi tuần bạn có thể dùng sữa chua yến mạch 2 – 3 lần nếu như không có nhiều thời gian.

Yến mạch giàu chất xơ, giàu khoáng chất giúp hạn chế lượng acid uric trong máu. Sữa chua cũng là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị gout. Người bệnh thực hiện như sau:

Nguyên liệu

  • Yến mạch nguyên hạt
  • 1 cốc sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua thường
  • Trái cây các loại (nho, dâu tây, cam hoặc bưởi…)

Cách chế biến

  • Cho yến mạch trực tiếp vào sữa chua, sau đó cho trái cây vào dùng chung
  • Bạn nên kết hợp món ăn này với một tách trà hoặc cà phê sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.

ĐỪNG BỎ QUA: Bệnh gút kiêng ăn rau gì? 10 loại nên bổ sung hàng ngày

Sáng Thứ 4- Trứng luộc và khoai lang

Trứng luộc nên được dùng vào bữa sáng cho người bệnh gout. Nếu như kết hợp thực phẩm này với khoai lang sẽ càng giúp phát huy hiệu quả cho thực phẩm này. 

Trung bình trong một quả trứng gà thông thường có chứa đến 6g protein, đồng thời hàm lượng purin trong trứng luộc rất thấp nên bệnh nhân gout có thể sử dụng trứng như nguồn cung cấp đạm thường xuyên.

thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout
Ăn khoai lang vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe cơ – xương khớp

Vào những bữa sáng bận rộn, chỉ cần khoảng 1 củ khoai luộc cùng với 1 quả trứng, người bệnh đã đáp ứng đủ năng lượng mà cơ thể cần.

Chuẩn bị

  • 1 củ khoai lang, hoặc khoai tây
  • 1 quả trứng gà cỡ vừa

Cách thực hiện

  • Đem khoai và trứng luộc trong vòng 3 – 5 phút, đối với khoai bạn nên luộc lâu hơn nếu muốn dùng mềm.
  • Món ăn sẽ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn nếu người bệnh uống kèm một cốc sữa
  • Với món ăn này, người bệnh gout nên kết hợp uống sữa đậu nành tốt hơn so với sữa tươi

Sáng Thứ 5 – Miến đậu phụ nấu nấm rơm

Bệnh nhân gout cấp tính có thể ăn sáng với món miến, đây là món ăn có thể kết hợp với nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Miến dễ tiêu hóa và đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là không gây tăng cân hay béo phì.

Đậu phụ hay còn gọi là đậu hũ, đây là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe của những bệnh nhân bị gout. Thành phần chất xơ và vitamin cao từ đậu phụ và miễn sẽ giúp xương khớp người bệnh chắc khỏe.

Kết hợp cùng với nấm rơm – loại nấm này rất tốt cho bệnh nhân bị gout và đồng thời cũng giúp hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Song song đó để no lâu hơn thì người bệnh có thể kết hợp cùng một lượng thịt băm nhỏ, hoặc tôm, tép đồng băm để nấu nước dùng ngọt thanh.

Nguyên liệu

  • 2 miếng đậu hũ non
  • 1 gói miến khô
  • 150g nấm rơm
  • 30g thịt băm hoặc tôm băm
  • 1 nắm hẹ

Cách chế biến

  • Trước tiên người bệnh đem hẹ và nấm sơ chế sạch, đậu phụ đem cắt thành miếng vừa ăn.
  • Đem hành thái mỏng rồi phi cho thơm, sau đó cho phần hành băm hoặc tôm băm xào săn
  • Cho lượng nước vừa đủ dùng vào nồi, ninh đến khi phần thịt chín thì cho nấm rơm vào
  • Cho phần miến và cuối cùng là hẹ vào, nêm nếm vừa ăn rồi dùng nóng
  • Với món ăn này, người bệnh có thể ăn vào buổi sáng 2 – 3 lần/tuần.

THAM KHẢO THÊM: Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Sáng Thứ 6 – Cháo đậu đen bo bo

Với nguồn protein thực vật cao, đậu đen có thể dùng thay thế cho nguồn đạm động vật rất hiệu quả. Cả đậu đen và bo bo đều là những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ và carbohydrate dồi dào, giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường đào thải axit uric trong máu cho người bị gút.

món ăn sáng cho người bệnh gout
Đậu đen cung cấp nguồn khoáng chất cần thiết cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp

Nguyên liệu

  • 150g đậu đen
  • 30g hạt bo bo
  • Trứng gà hoặc thịt băm tùy ý

Cách thực hiện

  • Trước tiên người bệnh đem bo bo và đậu đen đem đi vo sạch.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi hầm với lượng nước sấp mặt
  • Ninh đến khi cháo nhừ thì thêm thịt vào, hoặc cho trứng gà vào, nêm nếm vừa ăn
  • Món cháo này có thể nấu đơn giản bằng nồi áp suất, kết hợp tùy ý với nguồn đạm bất kỳ.
  • Dùng thường xuyên giúp tăng cường đề kháng phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Sáng Thứ Bảy – Cháo đậu xanh thịt nạc

Món cháo đậu xanh thường xuyên được liệt kê vào thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout. Đậu xanh cung cấp nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng, cần thiết cho nhu cầu bồi bổ dinh dưỡng cho người bệnh. 

Trong khi đó, thịt nạc lại bổ sung protein, giúp tăng cường năng lượng cho cả ngày dài hoạt động, đồng thời tham gia vào quá trình tái tạo các mô bị tổn thương.

Nguyên liệu 

  • 100g đậu xanh ngâm mềm
  • 1/2 chén gạo
  • Thị, cá tùy ý
  • Gia vị nêm nếm vừa ăn

Cách chế biến

  • Người bệnh chuẩn bị đậu xanh ngâm trước một đêm, sau đó đem ninh cùng gạo đến khi mềm
  • Cho thịt, cá vào nấu cùng và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thêm hành ngò, dùng nóng
  • Với món ăn này, người bệnh nên dùng kèm một cốc sữa đậu nành hoặc nước cam.

Sáng Chủ nhật – Bánh mì nướng nguyên hạt với mật ong

Món bánh mì nướng có thể giúp người bệnh thay đổi khẩu vị và bổ sung nguồn protein và các chất xơ cần thiết. Mật ong kết hợp với bánh mì là sự lựa chọn hoàn hảo giúp người bệnh tăng cường các chất chống sưng viêm, giảm đau nhức và sưng khớp – những triệu chứng thường gặp ở bệnh gout. 

cách chế biến bữa sáng cho người bệnh gout
Người bị bệnh khớp, đau nhức do gout nên bổ sung nguồn đạm từ ngũ cốc và bánh mì

Chuẩn bị

  • 2 lát bánh mì gối
  • 2 thìa mật ong
  • 1 quả chuối hoặc trái gây bất kỳ.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 2 lát bánh mì tươi cho vào máy nướng bánh mì
  • Hoặc có thể sử dụng bánh mì nướng trên chảo đáy bằng cùng một ít bơ tùy thích
  • Bánh mì nướng xong dùng khi còn nóng, thêm vào một ít mật ong để tăng vị ngọt dùng cùng trái cây
  • Món ăn này sẽ phù hợp hơn nếu dùng cùng một cốc sữa  nóng hoặc sữa chua.

7 Lưu ý khi chuẩn bị bữa ăn sáng cho người bệnh gout

Khi chuẩn bị bữa sáng cho người bị gout, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để giúp kiểm soát bệnh tình và cải thiện sức khỏe:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều Purine: Tránh thực phẩm chứa nhiều purine như thịt đỏ, thịt nội tạng và một số loại hải sản (sò điệp, cá mòi) vì chúng có thể làm tăng acid uric.
  • Chọn thực phẩm thấp Purine: Ưu tiên các thực phẩm thấp purine như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và sản phẩm từ sữa ít béo. Các thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp kiểm soát, duy trì chỉ số axit uric bình thường.
  • Tăng cường Hydrat hóa: Uống đủ nước (ít nhất 8 cốc mỗi ngày) giúp loại bỏ acid uric qua đường nước tiểu và ngăn chặn sự hình thành của các tinh thể urat trong khớp.
  • Hạn chế đường và thực phẩm chế biến: Thực phẩm chứa đường tinh chế và fructose cao có thể tăng mức acid uric. Hạn chế thực phẩm chế biến và đồ ngọt.
  • Tăng lượng chất xơ: Bổ sung chất xơ vào bữa sáng thông qua ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau củ giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ quản lý mức acid uric.
  • Protein thực vật: Những người mắc gout nên cân nhắc tăng cường protein từ nguồn thực vật như đậu và lúa mạch để giảm sự phụ thuộc vào protein động vật.
  • Vitamin C: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (như cam, dâu, bông cải xanh) vào bữa sáng có thể giúp giảm mức acid uric trong máu.

Bài viết đã gợi ý cách làm bữa sáng cho người bệnh gout, góp phần hạn chế tình trạng sưng và viêm khớp. Hãy theo dõi cách cơ thể bạn phản ứng với những thay đổi trong chế độ ăn uống và thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhằm tìm ra những món ăn phù hợp nhất cho bữa sáng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Xét nghiệm Acid Uric là gì? Định lượng chỉ số acid uric máu

Xét nghiệm Acid Uric được sử dụng trong chẩn đoán Gout và theo dõi bệnh nhân đang điều trị ung…

bệnh gout ở phụ nữ Bệnh gout ở phụ nữ – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh gout ở phụ nữ có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm mà chị em cần đặc biệt…

Bệnh gút có ăn được thịt gà không Bệnh gút có ăn được thịt gà không – Có thể ăn mà không đau?

Hiện nay, có nhiều tranh luận trái chiều về việc người bệnh gút có nên ăn thịt gà không. Một…

các xét ngheiejm chẩn đoán bệnh gút Các xét nghiệm – Chẩn đoán bệnh gút & lưu ý cần biết

Xét nghiệm bệnh gút hiện nay chủ yếu dựa trên chỉ số Acid uric và chỉ số dịch khớp. Bệnh…

Người bệnh gút có thể uống sữa nhưng phải đúng loại, đúng liều lượng Người bị bệnh gút uống được sữa không? (ensure, sữa đậu nành…)

Người bị bệnh gút vẫn được uống sữa. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua