Bệnh gout ăn được thịt gì và nên tránh ăn thịt gì?
Bệnh gout ăn được thịt gì là vấn đề không phải bệnh nhân nào cũng biết. Hãy cùng bài viết khám phá các loại thịt nào nên được bổ sung và tránh xa để kiểm soát tốt tình trạng này.
Các thắc mắc về ăn uống của người bệnh gout
Bệnh gout khởi phát khi có sự rối loạn chuyển hóa axit uric dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat trong khớp và các tổ chức quanh khớp, từ đó gây sưng viêm, đau nhức các khớp. Bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt là lượng đạm từ các loại thịt chúng mà chúng ta sử dụng hằng ngày.
Người bệnh gút có ăn được thịt dê không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt dê vị ngọt, tính nóng có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm tốt, có ích trong việc điều trị các bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Thịt dê cũng rất giàu dưỡng chất, giàu đạm và đặc biệt phù hợp với người gầy yếu.
Tuy nhiên, chính vì giàu đạm nên người bệnh gút tuyệt đối không nên ăn thịt dê. Trong thịt dê có chứa một lượng lớn purin có khả năng gia tăng chuyển hóa acid uric. Nếu bị gút mà ăn thịt dê sẽ khiến tình trạng sưng viêm ngày một nghiêm trọng hơn.
Người bệnh gút có ăn được thịt bò không?
Thịt bò là một thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích. Trong thịt bò có chứa 30% protein còn lại là các khoáng chất như kẽm, vitamin, photpho sắt và một số hợp chất khác…
Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gút cần hạn chế ăn thịt bò ở mức thấp nhất. Bởi lẽ trong thịt bò có chứa hàm lượng purin cao. Như vậy, người bệnh gút có thể ăn thịt bò nhưng chỉ được ăn với một lượng rất ít.
BẠN CẦN BIẾT: Bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì giảm đau hiệu quả?
Người bệnh gút có ăn được thịt mèo không?
Theo khuyến cáo của Cục Vệ sinh An toàn Thực Phẩm, so với thịt bò và thịt chó, thịt mèo có hàm lượng cao hơn rất nhiều. Nếu sử dụng thịt mèo dù chỉ mắc bệnh gút cấp tính thì tình trạng sưng viêm đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Do đó, tuyệt đối không nên sử dụng thịt mèo khi bị bệnh gout. Để tránh tình trạng bệnh nặng, bạn nên kiêng cữ loại thịt này trong suốt thời gian điều trị.
Người bệnh gút có ăn được thịt ngan không?
Thịt ngan vị ngọt, tính mát, tốt cho dạ dày và tim. Có thể giúp hạn chế tình trạng chóng mặt, ù tai, tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, chán ăn.
Tuy nhiên, trong 100g thịt ngan, thịt vịt có chứa tới 138mg purin. Do đó, nếu bị bệnh gout cấp tính thì người bệnh chỉ có thể ăn từ 50 – 80g thịt ngan/ngày. Tuyệt đối không được dùng thêm loại thịt hay rau có chứa purin trong ngày. Ngoài ra, thịt ngan cũng không tốt cho người có hệ tiêu hóa kém.
Người bệnh gút có ăn được thịt lợn không?
Người bệnh gút có ăn được thịt heo không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi lẽ thịt heo (thịt lợn) vô cùng phổ biến, được sử dụng hằng ngày và có thể chế biến thành nhiều món ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt heo có chứa đến 150mg – 200mg purin. Đây là hàm lượng vượt ngưỡng an toàn nếu sử dụng vượt mức sẽ gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Như vậy, người bệnh gout có thể sử dụng thịt heo, tuy nhiên chỉ nên dùng từ 30 – 50g/ngày và chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần.
XEM THÊM: Người bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?
Bị bệnh gout ăn được thịt gì và tránh thịt gì?
Để giúp người bệnh không còn băn khoăn khi sử dụng thịt, sau đây là một số thông tin tổng hợp giúp bạn nắm được tổng quát các loại thịt nên ăn và cần tránh khi bị gout.
Các loại thịt cần tránh
Nếu không muốn tình trạng bệnh chuyển biến nặng, người bệnh cần tránh một số loại thịt sau:
- Thịt đỏ: Thịt đỏ là các loại có màu sắc đỏ tươi khi còn sống và sau khi chế biến chúng cũng không chuyển sang màu trắng. Một số loại thịt đỏ cần tuyệt đối kiêng cử là thịt dê, thịt cừu, thịt nạc bò…
- Các loại hải sản: Hải sản thường chứa rất nhiều đạm đặc biệt là các loại tôm, cua, sò, ốc… Sử dụng hải sản sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
- Thịt cá biển: Người bệnh gout tuyệt đối không nên sử dụng các loại cá biển nhất là cá ngừ, cá mòi, cá cơm, các trích… Ngoài ra cũng không nên ăn cá chép, cá tuyết…
- Nội tạng động vật, nước luộc thịt: Nước luộc thịt, óc, gan của các loại động vật là những thứ giàu purin (trên 150mg/100g) có thể gây đau nhức kéo dài.
- Thịt đùi gà: Người bệnh gout có thể ăn thịt gà nhưng nhất định không nên ăn đùi gà. Đùi gà là nơi giàu đạm rất dễ khiến cơ thể gia tăng sản sinh axit uric.
Các loại thịt có thể ăn khi bị gout
- Thịt heo: Mặc dù cũng là thịt đỏ nhưng thịt heo có chứa hàm lượng purin ít hơn so với thịt bò, thịt vịt, thịt ngan. Như đã đề cập, người bệnh gout có thể ăn thịt heo nhưng chỉ được ăn ở mức nhất định.
- Thịt cá sông: Cá sông là thịt trắng, rất tốt cho cơ thể vì nó giàu đạm nhưng lại chứa ít nhân purin. Các loại cá sông người bệnh có thể sử dụng là cá quả, cá rô đồng, cá trắm cỏ, cá diêu hồng, cá hồi…
- Thịt ức gà: Gà là một loại thịt trắng ít chứa nhân purin. Không chỉ vậy, trong thịt gà còn chứa Selenium có tác dụng ngăn chặn quá trình kết tủa của acid uric làm giảm nồng độ của chất này trong máu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa từ 110 – 170g thịt gà mỗi ngày.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout
Sau khi đã nắm được người bệnh gout được ăn thịt gì, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm ít chứa nhân purin như bơ, đường, trứng, sữa, rau quả, ngũ cốc…
- Hạn chế các thực phẩm nhiều axit uric như cá, thịt, hải sản, bầu dục, đậu đỗ, óc, gan..
- Không ăn phủ tạng động vật, nước sườn, nước luộc thịt, thịt hộp. Không ăn chế phẩm có chocolate hoặc cacao.
- Tổng lượng đạm một trong khẩu phần ăn 1 ngày chỉ được ở mức 150g. Cách tính như sau: 100g thịt = 100g cá = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt.
- Nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày bao gồm nước khoáng, nước rau, nước lọc.
Việc hiểu biết rõ bệnh gout ăn được thịt gì không chỉ giúp người mắc bệnh quản lý tốt tình trạng của mình mà còn đóng góp vào việc duy trì một lối sống cân đối và khỏe mạnh. Hãy nhớ rằng, sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực đáng kể đối với sức khỏe của bạn.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
- Bị bệnh gút có ăn được cá không, ăn cá gì?
- Cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả qua ăn uống, lối sống
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!