Rối Loạn Tiền Đình Và Thiếu Máu Não: Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều là những bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Rất nhiều người thường nhầm lẫn khi phân biệt 2 bệnh này vì chúng có những triệu chứng khá tương đồng. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 căn bệnh này và mối liên hệ giữa rối loạn tiền đình – thiếu máu não để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Thiếu máu não và rối loạn tiền đình đều là những bệnh lý về thần kinh gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…

Phân biệt giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Để hiểu được mối liên hệ tác động mật thiết giữa hai căn bệnh này, đầu tiên cần tìm hiểu kỹ lưỡng những thông tin cần biết về từng bệnh. 

1. Rối loạn tiền đình 

Tiền đình là cơ quan nằm ở vị trí phía sau ốc tai (ở cả hai bên) và có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, giữ thăng bằng, kết hợp với các cơ quan khác như đầu, mắt… để phối hợp cử động khi xoay, cúi người, đi lại, di chuyển. Tiền đình nằm trên dây thần kinh sọ não số 8 thuộc hệ thống thần kinh và được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp. 

Rối loạn tiền đình là tình trạng chức năng tiền đình bị tổn thương dẫn đến rối loạn, suy giảm chức năng hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như thời tiết quá khắc nghiệt, stress, căng thẳng kéo dài, gặp chấn thương sọ não hoặc chảy nhiều máu, thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não), nhiễm trùng não, một số bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm tai trong, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc Tây… 

Khi bị rối loạn tiền đình sẽ làm rối loạn chức năng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin ở não bộ, khiến cơ thể mất khả năng duy trì trạng thái thăng bằng. Cùng với đó là một số triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, đi lại khó khăn, đứng ngồi không vững… Các chuyên gia đánh giá triệu chứng của rối loạn tiền đình thường lặp đi lặp lại thường xuyên, sau đó phát triển thành mạn tính, tăng dần mức độ và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. 

2. Thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não hay còn được gọi là chứng thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng quá trình lưu thông máu lên não bị cản trở, dẫn đến không đủ lượng máu nuôi dưỡng và duy trì chức năng não bộ. Tình trạng này kéo dài lâu ngày gây suy giảm chức năng não kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

Hầu hết các trường hợp bị thiếu máu não đều xuất phát từ các bệnh lý mạn tính gây ra như huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ cứng mạch não, suy thận mạn, các bệnh về suy van tim, thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não… Đồng thời, một vài yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh như thói quen nghiện rượu bia, thuốc lá, thừa cân – béo phì, lười vận động, căng thẳng kéo dài…

Những triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu não khá giống với chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, nặng đầu, buồn nôn… mỗi khi thay đổi tư thế, tuy nhiên người bệnh không có biểu hiện đi đứng lảo đảo, không vững như rối loạn tiền đình. Khi bùng phát cơn rối loạn tiền đình cấp tính, người bệnh còn có thể bị suy giảm trí nhớ, nói trước quên sau, giảm khả năng tập trung và tư duy… Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tai biến mạch máu não cực kỳ nguy hiểm. 

Mối liên hệ giữa thiếu máu não và rối loạn tiền đình

Có thể thấy những triệu chứng của cả hai bệnh lý trên khá giống nhau, điển hình như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, mất ngủ, giảm thị lực… Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh và gây khó khăn trong việc điều trị. Bên cạnh đó, có thể nhiều người chưa biết rối loạn tiền đình và thiếu máu não được xem như “đôi bạn cùng tiến”, tương tác hai chiều với nhau. Cụ thể như sau:

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau
  • Thiếu máu não là một trong những bệnh lý gây ra rối loạn tiền đình: Vì thiếu máu não là tình trạng suy giảm lượng máu đến não bộ, khiến các tế bào, mạch máu không được nuôi dưỡng, trong đó có chức năng hệ thống tiền đình. Tiền đình bị tổn thương và bị rối loạn trầm trọng gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình.
  • Rối loạn tiền đình làm tăng nặng các triệu chứng rối loạn tiền đình: Người bị rối loạn tiền đình thường có tâm lý phức tạp, dễ cáu gắt, bực bội, chán nản, căng thẳng, stress và ít vận động. Những yếu tố này vô tình gây cản trở quá trình tuần hoàn máu lên não và càng làm tăng nặng các triệu chứng thiếu máu lên não. 

Tóm lại, thiếu máu não là một trong rất nhiều những yếu tố gây ra rối loạn tiền đình. Và khi bị rối loạn tiền đình sẽ càng làm tăng nặng các triệu chứng thiếu máu não. Và để điều trị  hiệu quả cũng như chủ động phòng ngừa 2 bệnh này, người bệnh cần nắm rõ chi tiết các thông tin quan trọng để tránh nhầm lẫn, gây khó khăn trong việc điều trị.

Những hệ lụy của rối loạn tiền đình và thiếu máu não 

Mặc dù có những điểm tương đồng nhất định nhưng các chuyên gia cho rằng giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt. Và một trong số đó là về biến chứng của bệnh. 

Biến chứng của rối loạn tiền đình

Ngoài hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… thì những triệu chứng của rối loạn tiền đình thường gặp khác như mất thăng bằng, ù tai, không thể ngồi hoặc đứng vững… đều có thể là gây ra những hệ lụy khó lường như:

  • Cơn chóng mặt, hoa mắt, choáng váng đến đột ngột không có dấu hiệu báo trước sẽ rất nguy hiểm cho sự an toàn của người bệnh. Đặc biệt, khi đang tham gia giao thông, làm việc trên cao, điều khiến máy móc, thiết bị… gây những tai nạn ngoài ý muốn cho bản thân và cả những người xung quanh. 
  • Suy giảm thị lực, bị xáo trộn tầm nhìn, trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và rất khó có thể tập trung nhìn một điểm cố định. Tình trạng này khiến bạn suy giảm chất lượng công việc nghiêm trọng. 
  • Những cơn đau đầu, chóng mặt cứ lặp lặp lại liên tục khiến tâm lý người bệnh dần trở nên tiêu cực, dễ cáu gắt, buồn bã, chán nản… Lâu ngày dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc có những hành vi tiêu cực khác. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về suy giảm trí nhớ như Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não… 
  • Nặng nhất là khiến não bộ thiếu máu và oxy để hoạt động, gây đột quỵ não, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, u não và thậm chí là tử vong. 

Biến chứng do thiếu máu não gây ra

Những biến chứng của thiếu máu não nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh rối loạn tiền đình, điển hình như:

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh
  • Thiếu máu não cục bộ: Tình trạng này xảy ra với các triệu chứng gần giống với đột quỵ như đau đầu dữ dội, khó thở, ngất xỉu… Tuy nhiên, chúng chỉ kéo dài trong khoảng vài phút và không quá nghiêm trọng. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo rằng cơn đột quỵ cũng có thể đang “rình rập” và ập đến bất kỳ lúc nào. 
  • Đột quỵ não: Chứng bệnh này còn được gọi là tai biến mạch máu não, đây là tình trạng quá trình lưu thông máu và oxy lên não bị ngưng lại, kéo dài khoảng vài phút khiến não bộ chết lâm sàng khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê sâu. 
  • Liệt nửa người hoặc liệt toàn thân: Quá trình ngưng lưu thông máu lên não khiến các chi cử động kém, dễ bị tê bì, đau nhức, không còn sự mềm mại, dẻo dai và thậm chí mất hoàn toàn cảm giác. Đây cũng là lý do vì sao sau khi cơn tai biến qua đi sẽ để lại di chứng liệt, có thể liệt bán thân hoặc liệt toàn thân tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp. 
  • Trở thành người thực vật: Tình trạng này cũng gần giống như việc chết lâm sàng, người bệnh chỉ nằm yên một chỗ, không có ý thức, không thể tỉnh dậy và tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội. Gần như có rất ít người tỉnh lại trong trạng thái này mà thường sẽ tử vong sau một thời gian nằm sống thực vật. 

Một số lưu ý về cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình và bệnh thiếu máu não

Khi phát hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi… và chưa xác định được nguyên nhân gây ra, người bệnh cần tuân thủ thực hiện một số lưu ý sau đây:

Về cách điều trị

  • Nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán, làm xét nghiệm kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, điều trị nội khoa (dùng thuốc Tây), trị theo Đông y hoặc tận dụng các loại thảo dược thuốc Nam tự nhiên là những biện pháp được nhiều người lựa chọn. 
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để dùng khi chưa biết bệnh là gì, mức độ nặng hay nhẹ để tránh những rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn. 
  • Người bệnh cần thăm khám sức khỏe đình kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh và sớm phát hiện những triệu chứng bất thường khác nhằm có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng khó lường. 

Về cách chăm sóc và phòng ngừa

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, đặc biệt ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, hạt, đậu, trứng, sữa… nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và quá trình tuần hoàn máu lên não tốt nhất. 
  • Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa sáng, chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá nhiều cùng lúc, tuyệt đối không nhịn đối, đặc biệt ở những người bị rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não kèm theo dễ tụt huyết áp. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại nhiều chất béo, giàu cholesterol gây tắc nghẽn động mạch, giảm khả năng lưu thông máu lên não, càng làm tăng nặng các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não.
  • Tránh sử dụng thực phẩm nhiều muối, nhiều đường và các chất kích thích có hại như cà rượu bia, cà phê, thuốc lá… Bởi chúng dễ gây biến chứng teo hẹp mạch máu, kích thích gây suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, tăng nặng các triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt… 
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Người bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não cần kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Bổ sung tối thiểu 2 lít nước/ ngày, cứ 15 phút uống 1 lần và uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi để nước dễ dàng thẩm thấu vào khắp các tế bào trong cơ thể. Tuyệt đối không nên để quá khát mới uống và uống dồn lượng lớn cùng một lúc vì sẽ tạo áp lực cho bàng quang. 
  • Đối với những người bị rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não nên thận trọng trong thực hiện các tư thế, cử động sinh hoạt. Tránh những động tác đột ngột như ngồi bật dậy hay đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Hạn chế đọc sách báo trên xe đang di chuyển và những nơi có tiếng ồn lớn. 
  • Tránh ngồi quá lâu trước máy tính, thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút sau 1 – 2 tiếng ngồi làm việc để thư giãn đầu óc, gân cốt, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả. 
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể hằng ngày. Đây là cách tốt nhất không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai mà còn cải thiện các triệu chứng thiếu máu não, rối loạn tiền đình, kích thích sự phục hồi chức năng hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress…
  • Duy trì lối sống tích cực, vui vẻ, thoải mái, học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Tuân thủ thời gian biểu sinh hoạt khoa học, ngủ sớm, ngủ đủ, tránh thức khuya dậy muộn, làm việc vừa sức, không quá lao lực. 

Chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu não có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến những triệu chứng bệnh phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ những thông tin liên quan để phân biệt bệnh cũng như sớm thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, tránh tự ý chữa theo cảm tính để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Tanganil 500mg Tanganil 500mg Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý
Tanganil là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng chóng mặt. Thuốc có chứa hoạt chất Acetyl leucine, là một loại axit amin. Thông tin…
Bệnh viện khám rối loạn tiền đình 5 Bệnh Viện Khám Rối Loạn Tiền Đình Tốt Nhất TP HCM

Xác định bệnh viện khám rối loạn tiền đình ở TP HCM chính xác và uy tín là cách tốt…

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não Rối Loạn Tiền Đình Và Thiếu Máu Não: Thông Tin Cần Biết

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều là những bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc cao.…

Rối loạn tiền đình có nên quan hệ không? Rối Loạn Tiền Đình Có Nên Quan Hệ Không? Điều Cần Biết

Khi bị rối loạn tiền đình có nên quan hệ không? Có làm tăng nặng bệnh không? Cần chú ý…

Rối loạn tiền đình Rối Loạn Tiền Đình Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Rối loạn tiền đình là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp…

Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà 10 Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Có nhiều cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà như dành thời gian nghỉ ngơi, áp dụng các mẹo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua