Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? Cách Nhận Biết
Bệnh xơ gan có 4 giai đoạn, bao gồm giai đoạn ban đầu (F1), giai đoạn trung gian (F2), giai đoạn nặng (F3) và giai đoạn cuối (F4). Bạn cần nhận biết và điều trị bệnh ngay từ khi còn nhẹ để bảo tồn chức năng gan và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Xơ gan có mấy giai đoạn?
Xơ gan được hình thành do sự tấn công của các tác nhân gây hại trong thời gian dài. Điều này có thể gây ra sự hình thành các mô xơ và chúng hầu như không có khả năng phục hồi.
Đi từ mức độ nhẹ đến nặng, bệnh xơ gan được chia thành 4 giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn bệnh phản ánh mức độ tổn thương cùng tình trạng suy giảm chức năng gan. Đây cũng chính là căn cứ để bác sĩ lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Xơ Gan Mới Nhất (Tham Khảo Bộ Y Tế , BV Chợ Rẫy)
Các giai đoạn của bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị tích cực ngay từ đầu có thể khiến bệnh phát triển nhanh chóng sang giai đoạn nặng và phát triển thành ung thư gan, bệnh não gan và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, việc nhận biết sớm bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dưới đây là các giai đoạn phát triển của xơ gan cùng dấu hiệu nhận biết:
Xơ gan giai đoạn 1 (F1)
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh xơ gan nên các triệu chứng của bệnh vẫn chưa có biểu hiện quá rõ ràng và rất khó nhận biết. Ở thời điểm này các tổ chức xơ hóa còn ít và chưa gây ra những ảnh hưởng nhiều nên chức năng gan.
Dấu hiệu nhận biết:
- Mệt mỏi
- Nổi mẩn đỏ không rõ nguyên nhân
- Chán ăn
- Thiếu năng lượng
- Nước tiểu đậm màu hơn bình thường
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh xơ gan trong giai đoạn 1 là rất cao và tổn thương trong gan cũng như có cơ hội phục hồi hoàn toàn. Bạn nên chú ý đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm nguy cơ xơ gan và có phương án can thiệp kịp thời ngay từ khi bệnh mới khởi phát.
Xem chi tiết: Xơ Gan Giai Đoạn Đầu: Triệu Chứng và Cách Điều Trị
Xơ gan giai đoạn 2 (F2)
Đây được xem là giai đoạn trung gian của bệnh xơ gan, chuyển tiếp từ mức độ nhẹ sang nặng. Lúc này, số lượng các mô gan bị xơ hóa tăng dần gây hình thành vùng tổn thương lớn và vết sẹo trong gan.
Bên cạnh đó, chức năng hoạt động của gan ở giai đoạn xơ gan F2 cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Người bệnh cũng bắt đầu nhận thấy nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
- Nước tiểu sẫm màu
- Hay bị đầy hơi khó chịu
- Thỉnh thoảng thấy đau ở hạ sườn
- Vàng da, vàng mắt (nhưng chưa rõ ràng)
- Chảy nước mũi
- Thỉnh thoảng bị chảy máu chân răng.
Bệnh xơ gan giai đoạn 2 có thể được kiểm soát và tiến triển chậm lại thông qua can thiệp y tế nhưng không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc tuân thủ quá trình điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp người bệnh giảm thiểu tổn thương gan và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xơ gan giai đoạn 3 (F3)
Khi được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan giai đoạn 3 tức là bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Bởi lẽ đây là lúc các tổn thương và sẹo trong gan đã khá nhiều.
Bệnh nhân xơ gan giai đoạn 3 thường xuất hiện biến chứng cổ trướng, lượng dịch tích tụ nhiều trong ổ bụng. Các triệu chứng bệnh lúc này khá rõ ràng, có mức độ nghiêm trong và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng sống cũng như khả năng lao động của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết xơ gan giai đoạn 3:
- Người mệt mỏi, không có sức sống
- Sụt cân không kiểm soát
- Ăn không ngon, sụt cân nhanh
- Vàng da, vàng mắt
- Đường huyết tăng giảm thất thường
- Trướng bụng
- Ngứa da, nổi mẩn
- Nhịp tim tăng nhanh
- Gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, phân đen,…
- Phù chân, mắt cá hoặc thể phù có thể xuất hiện toàn thân
Việc kiểm soát xơ gan ở giai đoạn 3 rất khó khăn và phức tạp. Tổn thương trong gan không thể phục hồi hoàn toàn và một số bệnh nhân cần làm phẫu thuật ghép gan để duy trì sự sống.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn 3 và Các Thông Tin Cần Biết
Xơ gan giai đoạn 4 (F4)
Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Gan gần như đã bị xơ hóa toàn bộ và mất chức năng hoạt động.
Người bị xơ gan F4 có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, cổ trướng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy thận hay ung thư gan… Nguy hiểm hơn, nếu những biến chứng này xuất hiện thì người bệnh cũng không thể tiến hành ghép gan.
Triệu chứng nhận biết xơ gan giai đoạn 4:
- Suy thận và dẫn tới thiểu niệu
- Lòng bàn tay son
- Tâm lý, tính cách thay đổi
- Dịch ứ đọng trong ổ bụng làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản
- Viêm màng bụng
- Sốt cao
- Thường xuyên buồn ngủ, thậm chí hôn mê do não bị nhiễm độc.
Tiên lượng sống cho người mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối khoảng từ 1 – 3 năm. Các phương pháp điều trị được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Làm thế nào để phát hiện sớm các giai đoạn xơ gan?
Phát hiện sớm các giai đoạn xơ gan có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị cũng như bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Để làm được điều này, bạn cần chú ý:
- Quan tâm đến sức khỏe của bản thân và không bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc xơ gan.
- Kiểm tra các yếu tố nguy cơ: Đối với những người có nguy cơ cao bị xơ gan (chẳng hạn như nghiện rượu, mắc viêm gan B hoặc C), việc theo dõi chặt chẽ sức khỏe có thể giúp sớm phát hiện xơ gan ngay từ giai đoạn đầu nếu không may mắc phải.
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần và thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.
- Đến bệnh viện thăm khám và tiến hành các phương pháp chẩn đoán xơ gan chuyên sâu siêu âm gan, chụp CT, MRI, sinh thiết gan,… khi có dấu hiệu nghi ngờ để phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương do xơ gan gây ra.
Những thông tin bài viết vừa cung cấp chính là lời giải đáp cho thắc mắc “bệnh xơ gan có mấy giai đoạn?”. Hiểu rõ các giai đoạn phát triển của căn bệnh này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn trong việc nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân.
Thông tin hữu ích liên quan
- Xơ Gan Mất Bù Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
- TOP 8 Bệnh Viện Chữa Xơ Gan Tại TP HCM Uy Tín Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!