Bệnh Xơ Gan Có Chữa Được Không? Điều Cần Biết
Bệnh xơ gan có chữa được không là băn khoăn chung của hầu hết bệnh nhân. Trên thực tế, khả năng điều trị khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố giai đoạn xơ gan, thời điểm bắt đầu điều trị hay lối sống của người bệnh.
Bệnh xơ gan có chữa được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh xơ gan có thể chữa được nếu điều trị tích cực trong giai đoạn sớm. Lúc này, các tế bào gan chưa bị xơ hóa quá nhiều. Việc tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn quá trình tiến triển của xơ gan và bảo tồn chức năng hoạt động của cơ quan này.
Xơ gan là một dạng tổn thương mãn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tế bào gan bị xơ hóa. Chúng có thể hình thành nên sẹo và các nốt tân sinh bất thường trong gan khiến cơ quan này không còn phát huy được các chức năng hoạt động như người khỏe mạnh.
Quá trình xơ hóa thường diễn ra ở các tế bào gan một cách âm thầm. Một số bệnh nhân không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên khó phát hiện bệnh từ sớm. Ở mức độ nặng, bệnh xơ gan có thể mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Chính bởi vì những tác hại khôn lường này mà khi được chẩn đoán mắc xơ gan nhiều người khá lo lắng. Đa số bệnh nhân đều muốn tìm hiểu rõ bệnh xơ gan có chữa được không và điều trị bằng cách nào cho hiệu quả.
Trong y học hiện đại, xơ gan được chia thành 4 cấp độ phát triển chính là F1, F2, F3, F4. Khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc phần lớn vào tình trạng xơ gan của mỗi người. Cụ thể như sau:
- Xơ gan F1: Giai đoạn này có tên gọi khác là xơ gan còn bù. Tình trạng xơ gan còn ở mức độ nhẹ nên cơ hội điều trị khỏi bệnh khá cao. Tổn thương và chức năng hoạt động của gan có thể phục hồi.
- Xơ gan F2: Xơ gan giai đoạn 2 là mức độ trung bình của bệnh. Số lượng tế bào gan bị xơ hóa nhiều hơn nên có thể xuất hiện các mô sẹo trong gan. Bệnh vẫn có thể chữa được nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên cần kiên trì tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và loại bỏ các yếu tố nguy cơ như bia, rượu, thuốc lá để ngăn chặn quá trình xơ hóa ở gan.
- Xơ gan F3: Bệnh đã bước vào giai đoạn nặng nên các tế bào gan bị phá hủy nghiêm trọng dẫn hình thành nên những mô sẹo dày đặc trong gan, khiến gan bị chai cứng. Các biện pháp chữa trị chỉ giúp can thiệp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chặn gan tiếp tục xơ hóa chứ không giúp gan hồi phục hoàn toàn như trạng thái ban đầu.
- Xơ gan F4: Gan bị xơ hóa, chai cứng hoàn toàn và không còn thực hiện được các chức năng vốn có. Mọi phương pháp điều trị đều không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể giúp bệnh nhân bớt đau đớn, nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng và kéo dài thời gian sống.
Ngoài ra, bệnh xơ gan có chữa được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Các bệnh lý và biến chứng đi kèm
- Sự tuân thủ trong điều trị của mỗi bệnh nhân
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt
- Cách chăm sóc sức khỏe hàng ngày…
Điều quan trọng là người bệnh nên thăm khám và tích cực điều trị ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của xơ gan để nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh.
Xem thêm: Bệnh Xơ Gan Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh xơ gan chữa như thế nào?
Hiện có nhiều phương pháp đang được áp dụng để điều trị xơ gan. Tùy theo mức độ bệnh mà lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp.
1. Chữa xơ gan tại nhà bằng các bài thuốc dân gian
Dân gian thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên sẵn có trong vườn nhà để điều trị xơ gan. Chúng có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố cho gan, kích thích tái tạo tế bào mới chữa lành tổn thương trong gan, đồng thời ức chế quá trình xơ hóa gan.
Tuy nhiên, do có nguồn gốc tự nhiên, các bài thuốc dân gian có tác dụng khá nhẹ nên chỉ thích hợp với người bị bệnh xơ gan giai đoạn đầu. Bạn chỉ nên sử dụng các chúng để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh và nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.
Bài thuốc từ cây an xoa:
Thảo dược này được biết đến với tác dụng mát gan, giải độc, cải thiện chức năng hoạt động của gan, giảm nguy cơ bị ung thư gan cho các trường hợp bị xơ gan nặng.
Cách dùng:
- Bạn lấy 70g dược liệu khô (dùng cả lá và thân cây an xoa) đem sắc chung với 30g cà gai leo.
- Đổ 1 lít nước sắc lấy 400ml.
- Chia thuốc sắc làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
Dùng cây bán chi liên:
Sử dụng cây thuốc này đúng cách có tác dụng làm giảm độc tố trong cơ thể, đồng thời ngăn chặn tình trạng tích nước, trướng bụng.
Cách sử dụng:
- Lấy 20g bán chi liên kết hợp với cây xạ đen và cà gai leo mỗi vị 30g.
- Tất cả sắc với 1 lít nước, đun sôi trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 300ml là được.
- Lọc bỏ bã lấy thuốc sắc uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị xơ gan từ mã đề:
Cây bông mã đề có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh xơ gan cổ trướng và các vấn đề khác về gan. Để nâng cao hiệu quả có thể kết hợp với một số thảo dược khác làm thuốc sắc uống hàng ngày.
Cách dùng:
- Chuẩn bị thang thuốc gồm: 50g mã đề tươi, 100g quả dứa dại khô, 100g cây chó đẻ và 6g bột tam thất bắc.
- Ba vị thuốc đầu đem sắc với 2 lít nước lấy 600ml. Chia đều làm 3 phần uống trong ngày.
- Mỗi lần lấy một phần thuốc sắc uống chung với 2g bột tam thất.
- Liệu trình điều trị trong khoảng 1 tháng liên tục.
Đừng bỏ qua: 10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Xơ Gan Cổ Trướng Tốt Nhất
2. Thuốc Tây chữa xơ gan
Để điều trị bệnh xơ gan, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp khắc phục triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, đồng thời chặn đứng quá trình xơ hóa trong gan. Được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc sau:
- Thuốc và chất tăng cường chuyển hóa tế bào gan: Glucose ( dạng tiêm hoặc uống), vitamin B, vitamin C, axit folic.
- Thuốc Albumin nồng độ 10 – 20%, dùng theo đường truyền.
- Thuốc Prednisolon có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng viêm, cải thiện các dấu hiệu xơ gan cấp.
- Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Vasopressin, Sandostatin,…Chúng có tác dụng làm giảm áp lực cho hệ thống tĩnh mạch cửa, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan như xuất huyết tiêu hóa, cổ trướng, phì đại lá lách, phù chân.
- Thuốc lợi tiểu: Spironolactone, Furosemide, Aldactone… Chúng được kê đơn cho các đối tượng bị phù chân, báng bụng.
Bất cứ loại thuốc Tây nào được sử dụng trong điều trị xơ gan cũng có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Xem chi tiết: Các Nhóm Thuốc Điều Trị Xơ Gan Và Thông Tin Cần Biết
3. Các phương pháp chữa xơ gan khác
- Cấy ghép tế bào gốc: Một số tế bào gốc từ tủy xương của người bệnh sẽ được lấy ra, sau đó đem vào phòng thí nghiệm nuôi cấy. Cuối cùng, chúng được cấy ghép trở lại vào trong cơ thể. Những tế bào này sẽ phát huy tác dụng loại bỏ các tác nhân có hại cho gan, giúp gan phục hồi tốt hơn.
- Phương pháp xung mạch tần số thấp: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung mạch có tần số thấp kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn trong việc tiêu diệt virus gây viêm gan, xơ gan. Phương pháp này cũng đồng thời giúp cơ thể người bệnh có khả năng đề kháng tốt hơn.
- Phẫu thuật ghép gan: Bệnh nhân bị xơ gan mất bù, chức năng gan mất hoàn toàn thường được phẫu thuật ghép gan. Gan dùng để ghép được lấy trực tiếp từ cơ thể người khỏe mạnh hoặc người mới chết não. Nếu gan mới hoạt động tốt và không bị đào thải sau cấy ghép, người bệnh có thể sống thêm được nhiều năm.
Xem thêm: Xơ Gan Tiến Triển: Cách Điều Trị và Thông Tin Cần Biết
Giải pháp nâng cao hiệu quả chữa xơ gan
Một số lời khuyên hữu ích dưới đây có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị xơ gan cho bệnh nhân:
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ: Để nhanh thấy hiệu quả và nâng cao cơ hội chữa khỏi xơ gan, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ: Người bệnh được khuyến cáo nên tái khám sau khi hết thuốc để bác sĩ đánh giá được kết quả điều trị nhằm thay đổi loại thuốc, liều dùng hay phương pháp chữa xơ gan cho phù hợp với tiến triển của bệnh. Đối với các trường hợp bệnh đã ổn định thì tái khám sau mỗi 3 – 6 tháng để làm xét nghiệm đánh giá chức năng gan theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi nhiều: Người bị xơ gan nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm những công việc nặng nhọc khiến sức khỏe nhanh bị suy kiệt. Không tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và khiến bệnh xơ gan phát triển nặng hơn.
- Loại bỏ thói quen xấu có hại cho gan: Hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, thức khuya… là những thói quen sinh hoạt xấu cần phải được loại bỏ ngay. Chúng gây hại cho gan và làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh xơ gan.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Với mỗi giai đoạn của bệnh xơ gan, người bệnh nên xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống phù hợp. Loại bỏ các thực phẩm không tốt cho gan ra khỏi thực đơn như thịt mỡ, nội tạng, muối, gia vị cay, đồ chiên rán… Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau củ, các thực phẩm bổ sung đạm, quả mọng, cá béo và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ hóa gan.
- Tránh stress: Căng thẳng quá mức có thể gây rối loạn hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng nặng các triệu chứng của xơ gan. Vì vậy, người bệnh nên tránh để thần kinh bị căng thẳng quá mức. Duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái, trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc nghe nhạc, đi du lịch để giảm stress, nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp cơ thể chiến đấu với bệnh tốt hơn.
- Tập thể dục: Duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền hay tập thể dục dưỡng sinh là một thói quen tốt có lợi cho sức khỏe và quá trình điều trị xơ gan. Nó giúp tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng gan, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn chặn các biến chứng của xơ gan.
Như vậy, với thắc mắc “bệnh xơ gan có chữa được không?” thì câu trả lời là có nhưng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thời điểm phát hiện và can thiệp điều trị . Mặc dù xơ gan là một tình trạng y học phức tạp nhưng người bệnh vẫn còn hy vọng có thể phục hồi và bảo tồn chức năng gan thông qua các phương pháp chữa trị tích cực được thực hiện ngay từ khi bệnh mới khởi phát.
Có thể bạn quan tâm
- Xơ Gan Do Rượu Là Gì? Dấu Hiệu và Cách Điều Trị
- Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Xơ Gan Giúp Nhanh Phục Hồi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!