Bệnh Xơ Gan Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Bệnh xơ gan có lây không và lây qua những đường nào là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng nếu tác nhân gây bệnh là do virus thì có thể lây lan qua đường máu, đường tình dục hoặc từ mẹ sang con.

Xơ gan có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh xơ gan có lây không
Trường hợp bệnh xơ gan do virus, vi khuẩn có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Xơ gan là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trong đó gan bị tổn thương nặng và dần dần được thay thế bởi sẹo, điều này làm suy giảm chức năng của gan. Chính vì vậy mà có khá nhiều người tỏ ra lo lắng sẽ bị lây nhiễm khi phát hiện có người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay những người mới tiếp xúc mắc xơ gan.

Vậy bệnh xơ gan có lây không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, xơ gan không phải là bệnh lây nhiễm. Bạn không thể lây bệnh này từ người khác như các bệnh truyền nhiễm thông thường.

Bệnh xơ gan phát triển do các nguyên nhân như lạm dụng rượu, viêm gan virus và các rối loạn chuyển hóa. Trong đó, chỉ một số ít trường hợp bệnh xơ gan do viêm gan virus, đặc biệt là các dạng viêm gan B và C, tác nhân gây bệnh có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Các con đường lây nhiễm của virus bao gồm:

  • Đường máu
  • Quan hệ tình dục
  • Lây từ mẹ sang con
  • Lây qua đường ăn uống

Khi bị lây nhiễm virus, không hẳn bệnh nhân nào cũng mắc xơ gan. Ban đầu, virus sẽ ủ bệnh một thời gian rồi làm tăng phản ứng viêm tại gan, gây tổn thương tế bào gan và kích thích quá trình hình thành sẹo. Điều này làm suy yếu chức năng gan dần dần và nếu không được điều trị tốt thì mới tiến triển thành xơ gan.

Do đó, người bệnh cần cần chủ động đến thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh của mình. Nếu bị xơ gan do viêm gan virus thì cần có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả để tránh lây lan mầm bệnh cho người khác.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Xơ Gan Có Chữa Được Không? Điều Cần Biết

Làm gì để ngăn ngừa xơ gan hiệu quả?

Phòng ngừa xơ gan có ý nghĩa quan trọng vì nó có thể để giúp bạn bảo vệ các hoạt động của chức năng nói riêng và và sức khỏe tổng thể nói chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì bạn nên thực hiện việc chủ động phòng ngừa thông qua các biện pháp sau đây:

1. Hạn chế sử dụng rượu bia

Sử dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về gan, bao gồm cả xơ gan. Theo đó, chất cồn chứa trong loại thức uống này có thể làm kích ứng đến dạ dày thực quản và gây các tổn thương nhất định đến gan, khiến các tế bào gan bị xơ hóa từ từ.

bệnh xơ gan do rượu không lây lan
Sử dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan.

Các thức uống chứa cồn sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ bị biến đổi thành Acetaldehyde. Chất này gây cản trở đến quá trình hoạt động của gan và kích thích sản sinh quá mức các chất trung gian gây viêm như TNF-apha, TGF-beta và Interleukin. Lúc này, mô gan sẽ tổn thương nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí là ung thư.

Chính vì lý do trên, để giảm thiểu nguy cơ bị xơ gan và nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng bia rượu.

Tìm hiểu thêm: Xơ Gan Do Rượu Là Gì? Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

2. Không lạm dụng thuốc

Dùng các loại thuốc tây y trong thời gian dài có thể sẽ gây áp lực đến gan, nhất là các loại thuốc như Acetaminophen, Chlorpromozine, Cocaine, Clindamycin, Ciprofloxin, Coumadin, Halothan, Ibuprofen,… Chúng có thể gây độc lên gan và khiến cơ quan này bị tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động.

Gan được biết đến với chức năng thanh lọc các độc tố và sản xuất các yếu tố đông máu để duy trì hoạt động sống của cơ thể thể. Vì thế, hầu hết các hoạt chất trong thuốc tân dược dạng uống đều được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận.

Nếu sử dụng tây bừa bãi trong thời gian dài, bạn có thể để gặp phải tình trạng mô sẹo và xơ hóa gan. Trong một số trường hợp còn còn có thể xảy ra suy gan cấp tính chỉ trong một thời gian ngắn.

3. Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh về gan

Các bệnh lý về gan như viêm gan do thuốc, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, viêm gan do ký sinh trùng,… đều có thể có nguy cơ phát triển thành xơ gan nếu không được điều trị tốt. Do đó, trong trường hợp phát hiện có vấn đề với sức khỏe của gan, bạn nên tích cực điều trị ngay từ đầu để giảm thiểu tổn thương cho các tế bào, ngăn ngừa bệnh phát triển thành xơ gan.

Bệnh xơ gan không lây
Các bệnh lý về gan có thể có nguy cơ phát triển thành xơ gan nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

4. Thay đổi chế độ ăn uống

Một số trường hợp bị xơ gan do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Để ngăn ngừa bệnh, bạn cần chú ý:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất đạm chất béo, mỡ động vật, nội tạng,…
  • Tăng cường các loại rau củ các loại hạt, trái cây, sữa chua,… trong khẩu phần ăn để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho gan.
  • Nếu bạn là người thừa cân thì nên cắt giảm tối đa hàm lượng thịt đỏ và chất béo để kiểm soát cân nặng. Thay vào đó, hãy sử dụng các các thực phẩm có lợi cho việc kiểm soát trọng lượng cơ thể như táo đỏ, bơ, hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó,…
  • Có thể sử dụng các loại thức uống có tác dụng giải độc thanh nhiệt như rau má, mướp đắng, atiso,… để giúp làm mát gan và bổ gan.
  • Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm còn sống hoặc được làm sẵn không rõ nguồn gốc.

5. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Đối với những người đang mắc phải các bệnh lý về gan thì bạn nên chú trọng trong việc phòng ngừa xơ gan bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý. Việc này có thể giúp bạn kiểm soát tốt bệnh và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình làm việc. 

cách phòng ngừa lây nhiễm xơ gan virus
Mỗi ngày nên dành 15 đến 30 phút để luyện tập thể dục thể thao để cải thiện chức năng hoạt động của gan, giảm nguy cơ bị xơ gan

Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt tốt giúp phòng ngừa xơ gan:

  • Nên ngủ trước 11h tối và đảm bảo giấc ngủ của bạn đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giấc ngủ, cơ thể sẽ tiến hành sửa chữa và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
  • Mỗi ngày nên dành 15 đến 30 phút để luyện tập thể dục thể thao. Thói quen này có thể làm bạn giảm đau nhức, tăng cường hoạt động của đường ruột và cũng như chức năng gan, đồng thời có thể làm kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
  • Tránh căng thẳng quá mức. Tốt nhất, bạn nên tìm cách giải tỏa nguồn năng lượng tiêu cực bằng cách ngồi thiền, bơi lội, tập Yoga,…

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Các bệnh lý về gan thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, bao gồm cả xơ gan. Do đó, việc thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần tại các cơ sở uy tín sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm những vấn đề về gan, qua đó ngăn ngừa bệnh xơ gan tiến triển.

Những thông tin chi tiết đã được phân tích trong bài viết đã giúp bạn có những nhận thức đúng đắn về vấn đề “bệnh xơ gan có lây không”.  Bệnh xơ gan phát triển do nhiều yếu tố và chỉ có những trường hợp mắc bệnh do nhiễm viêm gan siêu vi trước đó nhưng chưa loại bỏ hết mầm bệnh mới có khả năng lây nhiễm. Trong trường hợp này, người bệnh nên chủ động thực hiện tốt các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa để tránh lây lan virus cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:41 - 15/04/2024 - Cập nhật lúc: 14:08 - 15/04/2024
Chia sẻ:
Xơ Gan Là Gì? Giải Pháp Nào Điều Trị An Toàn Và Hiệu Quả?

Xơ gan là tình trạng các mô sẹo tăng sinh ở gan, nguyên nhân thường do uống nhiều bia rượu…

Xơ Gan Cổ Trướng Là Gì? Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh xơ gan cổ trướng là một giai đoạn tiến triển nặng của xơ gan, xảy ra khi lượng dịch…

Bệnh Xơ Gan Ở Người Cao Tuổi và Thông Tin Cần Biết

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi được xem là một vấn đề sức khỏe đáng báo động, ảnh hưởng…

Xơ Gan Nên Ăn Hoa Quả Gì? 10 Loại Tốt Nhất

Trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích cho quá trình phục hồi…

Bệnh Xơ Gan Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh xơ gan có lây không và lây qua những đường nào là câu hỏi được nhiều người bệnh quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua