Xạ đen

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Xạ đen là một trong số các loại dược liệu sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ưng thư, ổn định huyết áp. Tuy nhiên cũng cần tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. 

  • Tên khác: xạ đen cuống, xạ cái, bách giải, cây Dót, Su bao hou ke shu (tiếng Trung Quốc), đồng triều, bạch vạn hoa, quả nâu, cây ung thư… 
  • Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor.
  • Họ: Vòi voi (Boraginaceae)

Mô tả cây xạ đen 

Đặc điểm

Xạ đen là loại cây bụi trườn có chiều cao tầm 3 đến 5 m, cành non thường có lông mịn, màu nâu xám. Lá thường mọc so le thành từng lá đơn, không có khía răng cưa mà hình bầu dục. Hai mặt của lá có thể nhẵn hoặc có phần lông ở dưới dọc theo gân lá. 

Phần hoa của lá thường nhỏ và mọc ở đầu cành với đường kính từ 4 đến 6 cm. Quả của cây xạ đen là quả hạch khi chín có màu cam hoặc màu đỏ với đường kính từ 3 đến 4mm.

Phân bố 

Cây thường mọc ở vùng núi nơi có ánh sáng và độ ẩm cao. Cụ thể thường tập trung nhiều ở Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Gia Lai, Thừa Thiên Huế

Bộ phận dùng 

Thân, cành, lá

Thu hái – sơ chế 

Có thể thu hoạch loài cây này vào bất cứ thời điểm nào trong năm.  

Cây xạ đen thường được phơi khô, bảo quản để dùng dần
Cây xạ đen thường được phơi khô, bảo quản để dùng dần

Bào chế thuốc 

Thông thường các bộ phận của cây xạ đen sẽ được cắt thành từng đoạn và đem phơi khô.

Bảo quản 

Sau khi nguyên liệu đã khô thì thường được giữ ở nơi khô thoáng, tránh tình trạng ẩm thấp có thể gây mốc, làm giảm hiệu quả của thuốc. 

Thành phần hóa học 

Trong thành phần của xạ đen có rất nhiều hoạt chất như tanin, flavonoid, các polyphenol, acid amin, triterpenoid, cyanoglycosid, đường khử. 

Vị thuốc xạ đen 

Tính vị 

Theo đông y, xạ đen có vị đắng nhạt, tính hàn 

Quy kinh 

Kinh Can

Tác dụng dược lý và chủ trị 

Có tác dụng chữa ung nhọt, lở loét, rối loạn tiêu hóa, mát huyết, giúp thông kinh, lợi niệu. Chuyên dùng để điều trị mất ngủ, viêm gan, vô sinh… Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư 

Cách dùng và liều lượng 

Mỗi ngày nên dùng từ 15 đến 20g sắc nước để uống hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

Xạ đen có nhiều hoạt chất được các nhà khoa học công nhận có khả năng điều trị bệnh
Xạ đen có nhiều hoạt chất được các nhà khoa học công nhận có khả năng điều trị bệnh

Bài thuốc sử dụng xạ đen 

Từ những công dụng của cây xạ đen, đông y có rất nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và thử áp dụng, chẳng hạn như: 

1/ Dùng thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt 

  • Chuẩn bị: 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa 
  • Dùng các vị thuốc đã phơi khô đem sao vàng rồi hãm như nước chè. 
  • Uống hết thuốc trong ngày. 

2/ Tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, phòng chống tiểu đường, ung thư 

  • Chuẩn bị: 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam và 15g nấm linh chi 
  • Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc và sắc uống hàng ngày. 

3/ Hỗ trợ điều trị ung thư

  • Chuẩn bị: 30g xạ đen, 20g cỏ lưỡi rắng và 6g cam thảo dây 
  • Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi hãm trong ấm như hãm nước chè
  • Uống hết trong ngày

4/ Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan 

  • Chuẩn bị: 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân 
  • Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi cho vào nấu cùng với khoảng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Lúc này tinh chất của các nguyên liệu sẽ tan dần trong nước. 
  • Dùng uống thay nước hàng ngày. Nhớ không được để qua đêm 

Còn rất nhiều bài thuốc khác được lưu truyền trong dân gian dùng cây xạ đen để điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm để tận dụng khả năng chữa bệnh của nguyên liệu này. 

Kiêng kỵ

  • Không dùng xạ đen trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, không dùng cho trẻ nhỏ. 
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận khi sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Không được dùng nước xạ đen đã để qua đêm

Tác hại của cây xạ đen

Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác hại đối với người bệnh, cụ thể như sau:

  • Khi dùng nhiều có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu 
  • Không nên dùng thuốc đã để qua đêm vì có thể bị hỏng dẫn đến đầy bụng, đi ngoài. 
  • Có thể làm bệnh nhân buồn ngủ do có tác dụng an thần. Vì vậy không nên pha quá đậm đặc, nhất là vào buổi sáng có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bạn trong cả một ngày. 
  • Có thể gây tác dụng phụ ở những người bị khối u, khiến bệnh nhân căng thẳng mệt mỏi và các cơn đau trầm trọng hơn. Khi thấy hiện tượng này, cần ngưng dùng thuốc.

Tác dụng của xạ đen là rất hữu ích với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên do vị thuốc vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nên cần phải tìm hiểu kĩ trước khi dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các thầy thuốc để có những tư vấn chuẩn xác nhất. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Chia sẻ:

Bình luận (55)

  1. Nguyễn Thị Hạnh Thái
    Nguyễn Thị Hạnh Thái says: Trả lời

    Cho e hỏi uống xạ đen với bông sen có tác dụng gì không ạ?

  2. Diepnguyen
    Diepnguyen says: Trả lời

    Bác sĩ cho e hỏi. E bị xơ nang tuyến vú. Đa nang buồng trứng. Nhưng huyết áp e hơi thấp. E muốn uống xạ đen hãm với hoa đu đủ đực dc ko ạ. Rất monh phản hồi từ bsi

  3. Nguyễn Quang
    Nguyễn Quang says: Trả lời

    Tôi bị sỏi thận thì có nên uống nước xạ đen ko thưa bác sỹ ?!

  4. Lại Thái Sơn
    Lại Thái Sơn says: Trả lời

    bác sĩ ơi, cho e hỏi uống sạ đen kết hợp với mướp đắng được k ạ

  5. Vũ Huy
    Vũ Huy says: Trả lời

    Bác sĩ ơi , e hay bị tụt kali có uống dc nước xạ đen ko ạ

  6. Nguyễn Ngọc Hân
    Nguyễn Ngọc Hân says: Trả lời

    Cho e hỏi uống xạ đen với đường có được ko ạ ?? Em cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang... Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận…

Dây đau xương

Dây đau xương (khoan cân đằng) là vị thuốc Nam quen thuộc. Với công dụng tiêu viêm, thư cân hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, dược liệu này thường được…
dược liệu đại táo

Đại táo

Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa…

Phòng phong

Phòng phong có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, tán hàn, ích thần và hành kinh lạc. Ngoài việc được dùng để trị các chứng phong hàn, cảm…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua