Cây rau má lá rau muống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc rất nhiều ở các vùng quê, bờ ruộng, bãi hoang… Đặc biệt, Y học cổ truyền còn ghi nhận loại thực vật này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa trị một số bệnh như ho hen, bệnh gan, thận, nổi mụn nhọt, cảm sốt… 

Cây rau má lá rau muống
Cây rau má lá rau muống là vị thuốc Nam quý được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền

Tổng quan về cây rau má lá rau muống

  • Tên thường gọi: Cây rau má lá rau muống
  • Tên gọi khác: Dương đề thảo, Hồng bối diệp, Tiết gà, Nhất điểm hồng, Hoa mặt trời, rau chua lè, Lá mặt trời, Tam tróc, cây rau má lá rau muống cuống rau răm… 
  • Tên khoa học: Emilia sonchifolia (L) DC.
  • Thuộc họ: Cúc – Asteraceae

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Cây rau má lá rau muống là loại cỏ mềm mọc dại rất phổ biến ở nước ta, bạn có thể dễ dàng nhận biết loại thực vật này dựa vào các đặc điểm sau:

  • Cây cỏ mềm, nhỏ, mọc thẳng đứng, thân nhẵn và có chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4cm. 
  • Lá cây có hình mắt chim hoặc hình trứng, gốc bo lại hình tim. Hai bên mép lá có răng cưa, hơi chia thùy nhỏ và có cuống dài. Những lá sau hình 3 cạnh, chia lông chim, không có cuống. 
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành, có hình trụ thon dài khoảng 8 – 9mm và rộng 4mm. Hoa màu tím hoặc hồng. 
  • Quả bế hình trụ, có chiều dài khoảng 5mm, có một chùm lông trắng và gợn ngắn. 

Một số hình ảnh cây rau má lá rau muống

Cây rau má lá rau muống
Cụm hoa màu tím hồng, mọc đầu cành và có cuống dài
Cây rau má lá rau muống
Lá của cây rau má lá rau muống có mép răng cưa, thuôn dài

2. Phân bố

Cây rau má lá rau muống là loại thực vật mọc hoang ở khắp các bãi ruộng hoang, ven đường, bãi đất trống, hàng rào…. 

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây rau má lá rau muống đều có thể sử dụng được. Trong đó, phần lá hoặc đọt non của cây có thể được dùng để ăn, nó có vị chua đặc trưng nên có thể dùng thay thế cho chanh, khế, sấu… Ngoài ra, toàn bộ cây có thể được thu hoạch và phơi khô để làm thuốc chữa bệnh. 
  • Thu hái: Thu hái quanh năm. 
  • Sơ chế: Cây rau má lá rau muống hái toàn bộ cây, bỏ rễ về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng làm thuốc. 
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, chống mối mọt, ẩm mốc. 

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, trong cây rau má lá rau muống có chứa các hoạt chất sau:

  • Glucosid, stearin và ít alcaloid (theo Võ Văn Chi, 1991); 
  • β sitosterol, acid palmitic, simiaral, stigmasterol, acid triacontanoic (theo CA. 199, 1993, 4960m). 
  • Trong các bộ phận trên mặt đất của cây rau má lá rau muống chứa alcaloid nhanapyrolizilin gồm senkirkin và domorin (theo Cheng, Dangliang, Roeder Erland). 

Công dụng của cây rau má lá rau muống

Mặc dù phân bố rộng rãi nhưng không phải ai cũng biết cây rau má lá rau muống có nhiều công dụng chữa bệnh. Cụ thể:

1. Theo Y học cổ truyền

Cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát đem lại các công dụng như sau:

  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể;
  • Điều trị cải thiện các tình trạng nổi ung nhọt
  • Hỗ trợ điều trị chứng ho do lao phổi, ho lâu ngày và bệnh viêm phế quản mãn tính
  • Trị viêm gan mãn tính gồm bệnh viêm gan siêu vi B, vàng da; 
  • Giảm đau họng, trị viêm họng hạt; 
  • Cải thiện tình trạng sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng; 
  • Điều trị chứng sưng vú sau sinh do tắc tia sữa; 
  • Trị đau mắt đỏ, viêm tai giữa; 
  • Dùng trong phòng ngừa nhiễm phóng xạ hạt nhân thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. 
Cây rau má lá rau muống
Cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát giúp giải độc, trị mụn nhọt, cảm sốt, ho dai dẳng…

2. Theo y học hiện đại 

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, chiết xuất các thành phần từ cây rau má lá rau muống có tác dụng như sau:

  • Chống viêm: Theo thông tin được đăng tải trên tạp chí Fitoterapia, chiết xuất từ nước và methanolic trong lá của cây rau má lá rau muống có khả năng giảm tình trạng sưng phù chân (thí nghiệm trên chuột); 
  • Chống ung thư: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, khi thí nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy chiết xuất methanolic trong loại thực vật này có khả năng chống lại các tế bào ung thư, trong đó điển hình là ung thư nguyên bào sợi từ phổi L – 929; 
  • Chống oxy hóa: Theo tạp chí Phytotherapy research, các nhà nghiên cứu tìm thấy hoạt chất flavonoid có khả năng cải thiện triệu chứng đục thủy tinh thể khi thí nghiệm trên chuột. 

Bài thuốc chữa bệnh từ cây rau má lá rau muống

Có nhiều bài thuốc dân gian lưu truyền từ cây rau má lá rau muống. Không chỉ lành tính, ít gây tác dụng phụ, những bài thuốc này còn có khả năng chữa bệnh rất hay.

1. Bài thuốc giảm sốt, chữa cảm cúm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30 – 50g cây rau má lá rau muống tươi hoặc khô đều được. 
  • Rửa sạch sắc cùng 400ml nước. Đậy kín nắp đun trên lửa nhỏ đến khi sắc xuống còn 100ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

2. Bài thuốc trị chứng viêm họng

Cách thực hiện

  • Dùng 30g rau má lá rau muống và 30g rễ cỏ tranh
  • Sắc các dược liệu trên lấy nước uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì sử dụng cho đến khi các triệu chứng viêm họng thuyên giảm hẳn

3. Bài thuốc cải thiện chứng ho lâu ngày

Cách thực hiện 

  • Dùng 30g cây rau má lá rau muống, 20g nga bất lực thảo và 10g mộc hồ điệp. 
  • Rửa sạch các dược liệu, sắc cùng 500ml nước cho đến cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp. 
  • Chia phần nước thu được làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì áp dụng liên tục trong 10 – 30 ngày. 

4. Bài thuốc điều trị chứng nổi mụn nhọt

Cách thực hiện

  • Dùng 50 – 100g cây rau má lá rau muống tươi, chú ý lấy toàn bộ cây. 
  • Rửa sạch và nhặt phần lá ra để riêng, thân cây nấu nước để tắm, còn lá giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da mọc mụn nhọt. 
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ cải thiện rất hiệu quả triệu chứng bệnh. 

5. Bài thuốc trị viêm phổi

Cách thực hiện 

  • Dùng 30g cây rau má lá rau muống và 30g cây sài đất
  • Sắc hỗn hợp dược liệu này cùng 400ml nước và lọc lấy nước uống đều đặn hằng ngày. 

6. Bài thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g cây rau má lá rau muống, 30g dây cây bòng bong, 30g mã đề và 20g cây chó đẻ. 
  • Rửa sạch các nguyên liệu và sắc lấy nước uống. 
  • Thực hiện từ 7 – 10 ngày liên tục sẽ đạt được hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

7. Bài thuốc chữa hậu bối, sưng vú 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lá của cây rau má lá rau muống tươi, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng
  • Giã nát cùng một ít đường đỏ rồi đắp lên chỗ bị sưng, dùng băng gạc y tế quấn cố định lại. 
  • Đợi 15 – 20 phút sau gỡ ra, rửa sạch lại với nước. 

8. Bài thuốc chữa viêm thận cấp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g rau má lá rau muống, 15g xa tiền thảo,15g lá diễn. 
  • Sắc lấy nước, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

9. Bài thuốc chữa chín mé (sưng đầu ngón tay)

Cách thực hiện: Tương tự như cách chữa sưng nhọt, dùng lá của cây rau má lá rau muống giã nát đắp lên chỗ sưng đau. Kiên trì thực hiện vài lần sẽ giảm nhanh triệu chứng đau nhức, sưng đỏ.

10. Bài thuốc chữa tiêu chảy

Cách thực hiện

  • Dùng 12g cây rau má lá rau muống và 12g lá ổi. 
  • Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày. 

11. Bài thuốc chữa viêm tai giữa

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm lá cây rau má lá rau muống rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt,. 
  • Nhỏ trực tiếp vào bên trong tai 2 giọt, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày. 

12. Bài thuốc chữa viêm amygdal cấp tính

Cách thực hiện

  • Dùng 30g rau má lá rau muống, 30g lá nữ trinh (chú ý tránh nhầm lẫn với cây trinh nữ) và 5g cam thảo
  • Sắc mỗi ngày 1 thang để dùng. 
  • Khi dùng chia thành từng phần ngậm trước rồi mới nuốt từ từ. 

13. Bài thuốc chữa viêm âm đạo

Cách thực hiện

  • Dùng 30g rau má lá rau muống cùng 10g hoàng liên ô rô lá dày. 
  • Sắc lấy nước uống kết hợp đun sôi với muối để lấy nước ngâm rửa. 

14. Bài thuốc giảm sưng viêm do ong đốt

Cách thực hiện

  • Dùng rau má lá rau muống, gân cốt thảo và lá phù dung với liều lượng bằng nhau. 
  • Đem dược liệu sấy khô rồi tán bột trộn cùng một ít vaseline thành caomềm 25%. 
  • Bôi hỗn hợp này lên vết ong đốt và dùng băng gạc y tế quấn lại, thay mỗi ngày 1 lần, thực hiện cho đến khi giảm triệu chứng hoàn toàn. 

15. Chứng bạch đới quá nhiều

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30g rau má lá rau muống và 30g dừa cạn. 
  • Sắc lấy nước rồi đập vào 2 quả trứng gà, đun sôi lên lại để trứng chín rồi uống ngay khi còn nóng. 

Lưu ý khi sử dụng cây rau má lá rau muống

Mặc dù là thảo dược tự nhiên, thành phần dược tính không cao nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, trong quá trình sử dụng cây rau má lá rau muống, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau:

Cây rau má lá rau muống
Cây rau má lá rau muống kiêng kỵ sử dụng cho phụ nữ mang thai
  • Loại dược liệu này kiêng kỵ sử dụng cho phụ nữ có thai. 
  • Dược liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị, giảm triệu chứng nên chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. 
  • Do thành phần dược chất không quá cao nên người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài, không nên bỏ ngang để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Rau má lá rau muống là dược liệu thuốc Nam quý và đang được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Vì vậy, bạn có thể tìm mua dược liệu này ở những phòng khám y học cổ truyền hay cửa hàng thuốc đông dược. Chú ý chọn nơi uy tín để mua hàng chất lượng. 
  • Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng lạ nào, hãy ngưng lại và tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Hy vọng với những thông tin chi tiết về cây rau má lá rau muống trong bài viết trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có thêm sự hiểu biết về loại dược liệu này cũng như cách sử dụng phù hợp. Lưu ý thông tin chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ và thăm khám bệnh trước khi sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Dây đau xương

Dây đau xương (khoan cân đằng) là vị thuốc Nam quen thuộc. Với công dụng tiêu viêm, thư cân hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, dược liệu này thường được…
dược liệu đại táo

Đại táo

Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa…

Phòng phong

Phòng phong có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, tán hàn, ích thần và hành kinh lạc. Ngoài việc được dùng để trị các chứng phong hàn, cảm…

Núc nác

Núc nác hay còn gọi là Mộc hồ điệp, là một vị thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, kháng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua