Nhọt – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhanh nhất
Nhọt là gì?
Nhọt là tình trạng nhiễm trùng bên trong da có liên quan đến các nang lông, còn có thể gọi là nhiễm trùng da tụ cầu. Nhọt xuất hiện tại một vị trí gây sưng đỏ, đau nhức, có thể để lại sẹo trên da và dễ dàng lây nhiễm sang các bộ phận khác trên cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh nhọt và cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra nhọt
Nhọt xảy ra khi nang lông bị vi khuẩn Staphylococus xâm nhập thông qua các vết xước và vùng da bị tổn thương. Vi khuẩn này đi vào cơ thể gây ra nhiễm trùng, xuất hiện nhọt chứa đầy dịch, mủ.
Một số trường hợp, nhọt sẽ phát triển ở vùng da bị tổn thường, tại đây là điều kiện thuận lợi cho vi khẩn xâm nhập gây bệnh. Những khu vực nhọt thường xuất hiện là mũi, miệng, lưng, đùi, nách.
Nhọt có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả những người khoẻ mạnh.
Dưới đây là mốt số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tiếp xúc gần với một người đã bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
- Vệ sinh kém
- Mặc quần áo chật, bị trầy da
- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, mỹ phẩm
- Gặp các vấn đề về da như mụn trứng cá, eczema
- Nghiện rượu
- Tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận
- Thiếu dinh dưỡng
- Hoá trị
Triệu chứng của nhọt
Khi nhọt mới bắt đầu hình thành, gây ra cảm giác ngứa râm ran mặc dù không có vết sưng viêm trên da. Khu vực bị nhọt xuất hiện bắt đầu có vết sưng đỏ nhỏ giống như muỗi đốt.
Theo thời gian vết sưng từ từ to lên, chứa đầy mũ, biến thành mụn đầu trắng, có đôi khi là mụn đầu đen, có chấm đen xuất hiện trên đầu mụn, khi chạm vào gây đau đớn.
Vùng da xung quanh cũng bị sưng đỏ, khi mụn mũ vỡ ra, vết sưng viêm sẽ tự tiêu giảm. Một số triệu chứng đi kèm khi bị nhọt là:
- Đau khắp cơ thể
- Mệt mỏi
- Sốt
- Da đóng mài chảy nước
- Mũ xuất hiện trong vòng một ngày khi hình thành nhọt
Các biến chứng của nhọt
Một số trường hợp vi khuẩn nhọt xâm nhập sâu vào trong máu, đi đến các bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng lan rộng gọi là nhiễm trùng máu, có thể đe doạ đế tính mạng.
Ban đầu khi bị nhiễm trùng máu sẽ có các triệu chứng sau:
- Ớn lạnh
- Nhịp tim nhanh
- Có cảm giác như bị bệnh
Khi bệnh tiến triển nhanh chóng gây sốc, huyết áp và nhiệt độ cơ thể bị rối loạn, đông máu bất thường, chảy máu. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng:
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh không đáp ứng điều trị hoặc là hệ thống miễn dịch bị suy yếu, bác sĩ sẽ tiến hành làm thoát nước.
Bác sĩ tiến hành sử dụng tăm bông vô trùng để loại bỏ một chút mủ từ nhọt, lấy mẫu để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ phát hiện ra vi khuẩn.
Các phương pháp điều trị nhọt
Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của nhọt mà bạn sẽ có các phương pháp điều trị thích hợp. Đối với trường hợp nhọt nhẹ bạn có thể chữa lành dễ dàng và nhanh chóng tại nhà. Trường hợp bị nhọt nặng và nghiêm trọng thì bắt buộc phải dùng đến thuốc.
1. Điều trị theo y khoa
Dưới đây là một số phương pháp điều trị nhọt bạn có thể tham khảo.
- Trường hợp nhọt gây đau đớn, có thể sử dụng thuốc giảm đau, bạn có thể tự mua mà không cần kê đơn.
- Sử dụng một số loại kem, thuốc mỡ hoặc là xà phòng kháng khuẩn để điều trị mụn. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kê các loại thuốc bôi chữa trị mụn nhọt có chứa axit salicylic, axit azelaic hoặc retinoids. Đây là những thành phần giúp hỗ trợ điều trị nhọt cực kỳ hiệu quả. Khi sử dụng nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bạn cũng có thể tiến hành phẫu thuật để giải quyết một số nhọt sâu bên trong da, có kích thước lớn. Cách này giúp làm giảm đau, làm da hồi phục nhanh chóng, giảm sẹo,
- Trường hợp bị nhiễm trùng sâu, không thể thoát nước được hoàn toàn, bạn có thể phủ bằng gạc vô trùng để mủ có thể tiếp tục thoát ra.
- Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dưới dạng bôi hoặc uống.
2. Các biện pháp khắc phục nhọt tại nhà
Ở những trường hợp nhọt nhẹ, kích thước nhỏ bạn có thể thực hiện một số biện pháp xử lý tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ.
- Sử dụng khăn ấm, áp vào vùng da bị nhọt khoảng 10 phút, cứ sau 1 giờ là thực hiện một lần. Nếu có thể, bạn nên ngâm vải vào nước muối trước khi thực hiện giúp nhọt nhanh khô hơn.
- Rửa nhọt nhẹ nhàng 2 – 3 lần/ngày, sau khi rửa nên che phủ bằng một lớp băng gạc.
- Không được tự ý ép hoặc chích nhọt ra ngoài, có thể khiến lây bệnh sang vùng da khác.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi điều trị nhọt
- Giặt quần áo, khăn tắm sau khi đã chạm vào vùng da bị bệnh
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị nhọt hiệu quả tại nhà dưới đây:
- Đắp bánh mỳ: Dùng bánh mỳ ngâm vào nước ấm hoăc sữa ấm, sau đó đắp lên vùng da bị nhọt. Cách này giúp làm giảm tình trạng viêm da, chữa lành nhọt nhanh chóng. Nên thực hiện đến khi nhọt được chữa khỏi.
- Bột nghệ: Khuấy đều 1 thìa bột nghệ vào nước ấm hoặc sữa ấm. Uống hỗn hợp này 3 lần/ngày và thực hiện liên tục 4 – 5 ngày. Cách này có tác dụng chống viêm, điều trị mụn nhọt, chăm sóc da, tránh để lại sẹo thâm.
- Tình dầu trà: Lấy miếng bông nhỏ vài giọt dầu cây trà, đắp trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Thực hiện cách này 5 – 6 lần/ngày cho đến khi nhọt biến mất. Thường xuyên sử dụng tinh dầu trà giúp tăng tốc độ điều trị bệnh, giảm đau.
- Bột ngô: Khuấy bột ngô với nước sôi tạo thành miếng dán dày, đắp lên vùng da bị nhọt, che lại bằng vải sạch và mềm. Thực hiện cách này vài lần mỗi ngày cho đến khi nhọt trở nên mềm mại và không còn bị nhiễm trùng.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu có những dấu hiệu dưới đây tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.
- Nhọt xuất hiện trên mặt
- Có các triệu chứng xấu đi, vô cùng đau đớn
- Gây sốt, nhọt to hơn 5cm
- Không lành sau 2 tuần điều trị
- Tái phát trở lại
Các biện pháp phòng chống nhọt
Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ cao mắc phải bệnh này, cần có các biện pháp phòng chống để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, gây tái phát nhiều lần:
- Thường xuyên tắm rửa để giữ da sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập qua lỗ chân lông, lau khô da hoàn toàn sau khi tắm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc lại quần áo đã thấm mồ hôi hoặc bó sát khiến da dễ bị kích ứng hình thành nhọt.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ giúp chống lại vi trùng.
- Làm sạch các vết cắt, vết xước trên da, rửa vết thương bằng xà phòng, nước và thuốc mỡ toa kháng sinh
- Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. Tụ cầu khuẩn có thể lây lan từ người sang người
- Vệ sinh giường chiếu, khăn tắm thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu là tác nhân gây nhọt.
Những trường hợp bị nhọt ở mũi, miệng bạn nên đặc biệt chú ý, đây là những vùng thông với mạch máu sọ não, nếu không cẩn thận vi khuẩn có thể xâm nhập, gây biến chứng nặng ảnh hưởng đến tính mạng. Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh nhọt bạn có thể tham khảo để có thêm kiến thức, giúp bảo vệ sức khoẻ người thân trong gia đình một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!