Nổi nốt đỏ trên da và ngứa: Những bệnh lý liên quan và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh ngoài da. Dù phổ biến song hiện tượng này không thể coi thường, bởi đôi khi nó cũng là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ những bệnh lý liên quan đến hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da và cách điều trị triệt để, an toàn bằng bài thuốc thảo dược lành tính đến từ bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, nổi chấm đỏ trên da là tình trạng rất thường gặp. Thông thường, đây là triệu chứng phổ biến của các căn bệnh ngoài da. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng là một dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý liên quan đến cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. 

Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần quan sát kỹ biểu hiện nổi nốt đỏ trên da, nếu có nghi ngờ cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Một số bệnh lý thường xuất hiện triệu chứng nổi nốt đỏ trên da và ngứa như:

1. Rôm sảy

Chứng rôm sảy có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị nhất. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Lúc này, thời tiết nóng nực gây đổ nhiều mồ hôi và khiến các mao mạch dưới da bị giãn nở. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm da.

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa
Hiện tượng nổi nốt đỏ trên da và ngứa do nhiều bệnh lý gây ra, trong đó có rôm sảy

Biểu hiện nhận biết rôm sảy:

  • Da nổi nhiều nốt đỏ li ti, đặc biệt là ở những nơi ra nhiều mồ hôi như lưng, cổ hay ngực
  • Khu vực ảnh hưởng ngứa nhiều và có thể bị sưng đau
  • Đôi khi các nốt mụn có chứa mủ
  • Có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ hay háng, nách

2. Bệnh mề đay

Bệnh mề đay là một dạng viêm ngoài da xuất hiện khi hệ miễn dịch giải phóng nhiều histamin do phản ứng quá mẫn với vết đốt côn trùng, chất hóa học, thuốc uống, vi khuẩn hay bất cứ tác nhân gây hại nào xâm nhập vào cơ thể. Căn bệnh này thường hay tái phát và có thể gây ra một số biến chứng như phù mạch, sốc phản vệ, nhiễm trùng da…

Triệu chứng của bệnh mề đay:

  • Nổi phát ban, nốt đỏ ở một hay nhiều vị trí trên cơ thể. Chúng có thể lặn đi nhưng sau đó lại xuất hiện
  • Ngứa dữ dội. Càng gãi cảm giác ngứa càng tăng lên
  • Một số trường hợp còn bị khó thở, phù mí mắt, sưng môi

3. Bệnh viêm da cơ địa cũng gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa

Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính có diễn tiến dai dẳng và khó chữa khỏi dứt điểm. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Da khô, sần, nổi nhiều nốt đỏ
  • Rất ngứa, đặc biệt là vào ban đêm
  • Khu vực tổn thương có thể bị sưng, phù nề, rỉ dịch
  • Bệnh tái đi tái lại khiến da bị dày sừng, niken hóa hoặc bong tró

4. Suy thận

Thận là cơ quan đóng vai trò cân bằng nước và thải độc cho cơ thể. Do vậy mà khi chức năng thận bị suy giảm, chất độc không được đào thải hết sẽ tích tụ lại gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa dai dẳng. Đi kèm với đó là các biểu hiện khác như:

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa do suy thận
Suy thận gây tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể và khiến da bị nổi nhiều nốt đỏ ngứa
  • Số lần đi tiểu tăng hoặc giảm
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Phù tay chân
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Suy giảm sinh lý
  • Đau tức ngực, khó thở nếu bị tràn dịch vào tim, phổi…

5. Bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng như xà phòng, nước hoa, hóa mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm hay thuốc tẩy… Bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin, corticoid.

Đặc điểm nhận diện bệnh viêm da tiếp xúc:

  • Da khô, ngứa, đóng vảy, nổi nhiều mẩn đỏ và các nốt phát ban
  • Tổn thương có thể phồng rộp, rỉ dịch
  • Nứt và thâm da 
  • Các khu vực mặt, mắt hay bẹn có thể bị sưng.

6. Bệnh phát ban Pityriasis

Đây là một trong những nguyên nhân gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa không được nhiều người biết tới. Đối tượng bị bệnh chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 10 đến 35. Bệnh phát ban Pityriasis không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 12 tuần.

Bạn nên thận trọng khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Da xuất hiện nhiều mảng phát ban hình tròn hay bầu dục. Bên trên nổi nhiều nốt sẩn đỏ và phủ vảy màu vàng nghệ.
  • Ngứa nhẹ
  • Sưng hạch lympho ở nách
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi

7. Nổi nốt đỏ trên da và ngứa do các vấn đề về gan

Trong cơ thể, gan giữ nhiều chức năng như đào thải độc tố, làm sạch máu và tiêu hóa thức ăn thông qua việc sản xuất mật. Khi mắc các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan hay ung thư gan, chất độc và muối mật tích tụ nhiều trong cơ thể gây nổi nhiều nốt mẩn đỏ và ngứa râm ran toàn thân.

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa do bệnh ở gan
Các bệnh lý ở gan cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa

Các biểu hiện khác có thể gặp khi mắc các bệnh về gan bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau tức hạ sườn phải
  • Chán ăn, khó tiêu
  • Chảy máu răng lợi thường xuyên
  • Nước tiểu có màu vàng đậm…

8. Bệnh ung thư vú

Bệnh ung thư vú cũng có thể gây nổi nhiều mẩn đỏ và ngứa nhiều ở vùng da ngực. Nguyên nhân là do khối u phát triển gây chèn ép vào mạch máu và làm dịch lỏng tích tụ ở ngực khiến da bị kích ứng. Mặc dù vậy triệu chứng này thường bị bỏ qua và dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý da liễu thông thường. Do đó, ngoài triệu chứng trên, nếu thấy cơ thể có bất cứ biểu hiện nào dưới đây thì bạn nên đi khám ngay:

  • Đau tức ngực
  • Vú phát triển to bất thường
  • Sờ thấy một khối lạ ở ngực
  • Sưng hạch ở nách
  • Tụt núm vú, chảy dịch ở núm vú…

9. Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt còn có nhiều tên gọi khác như Miliaria, gai nhiệt. Bệnh xảy ra khi các tuyến mồ hôi dưới da bị tắc nghẽn, mồ hôi ứ đọng lâu ngày dưới da gây viêm nhẹ, phát ban ngoài da.

Triệu chứng nhận biết:

  • Nổi phát ban và nhiều đốm đỏ trên da
  • Có cảm giác gai và ngứa ngoài da
  • Tình trạng viêm nhiễm có thể khiến các nốt phát ban bị rộp.

10. Bệnh lymphoma

Lymphoma là một dạng ung thư máu phát triển ở các hạch bạch huyết. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em đang sinh sống ở các nước công nghiệp và có tỷ lệ tử vong khá cao. Theo một thống kê được thực hiện vào năm 2012, trên toàn thế giới có khoảng 566 trường hợp bị bệnh Lymphoma thì có đến 305.000 ca đã tử xong sau đó.

Các dấu hiệu của bệnh gồm có:

  • Sưng hạch lympho nhưng thường không gây đau
  • Sốt
  • Ngứa da
  • Cơ thể hay bị toát mồ hôi, đặc biệt là ban đêm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Da nổi nhiều nốt đỏ
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

11. Nhiễm giun sán

Sử dụng nguồn nước bẩn, ăn uống không hợp vệ sinh, quan hệ tình dục thiếu an toàn… là những nguyên nhân có thể khiến chứng ta bị nhiễm giun sán. Chúng xâm nhập vào cơ thể và tồn tại dưới dạng ấu trùng, tạo thành những cục u di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Tùy theo vị trí xuất hiện mà chúng có thể gây ra các triệu chứng như:

Nhiễm giun sán gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa
Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là biểu hiện cảnh báo bạn đang bị nhiễm giun sán
  • Rối loạn tri giác, hôn mê do ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Ho
  • Nhức tai
  • Viêm mũi
  • Giảm thị lực
  • Biểu hiện ngoài da: Ngứa, nối sẩn đỏ, viêm da, làm mủ…

12. Bệnh ở tuyến giáp gây ngứa, nổi nốt đỏ trên da

Các bệnh lý ở tuyến giáp như suy giáp hay cường giáp thường xảy ra do bị rối loạn nội tiết tố. Những căn bệnh này đều cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Biểu hiện khi mắc các bệnh lý ở tuyến giáp:

  • Nổi bướu cổ
  • Đau cơ khớp
  • Tóc giòn xơ và dễ gãy rụng
  • Da ngứa, khô, bong tróc, nổi mẩn đỏ
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Khó có con
  • Mệt mỏi, lo âu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể ngoài chủ ý

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì tình trạng nổi nốt đỏ trên da và ngứa còn xảy ra do bị tiểu đường, nhiễm nấm ngoài da, bệnh vảy nến, mang thai hoặc mãn kinh. Một số vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng cũng có những nguyên nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng, điển hình nhất là bệnh ung thư. Chính vì vậy, bạn chớ nên xem thường.

Xem thêm: Nổi chấm đỏ trên chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nổi nốt đỏ trên da và ngứa phải làm sao?

Khi da có biểu hiện nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu, bạn cần thực hiện một số việc sau:

1. Thăm khám bác sĩ

Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn xác định rõ nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn, phù hợp. 

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để chữa nổi nốt đỏ trên da và ngứa như:

  • Thuốc kháng histamin: Giúp chống dị ứng, giảm ngứa, giảm nổi mẩn đỏ trên da cũng như các triệu chứng khác liên quan đến dị ứng.
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm, corticoid…

Một số trường hợp không thể điều trị nội khoa thì phải tiến hành phẫu thuật. Một khi căn nguyên của bệnh được giải quyết thì tình trạng ngứa và nổi nốt đỏ trên da cũng không còn.

2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Một số giải pháp sau có thể giúp cải thiện triệu chứng bạn đang gặp phải:

  • Chườm lạnh 3 – 4 lần trong ngày để giảm ngứa. Tránh cào gãi nhiều khiến da bị trầy xước, viêm nhiễm
  • Tránh ăn các thực phẩm khiến bạn bị dị ứng hoặc để da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác như phấn hoa, lông thú, hóa chất, xà phòng, thuốc tẩy.
  • Tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm để da luôn được sạch sẽ và mau lành bệnh
  • Không bôi mỹ phẩm lên chỗ da bị nổi nốt đỏ và ngứa
  • Uống nhiều nước nhằm đào thải bớt chất độc hại cho cơ thể, tăng khả năng tái tại da
  • Tránh hút thuốc lá, uống bia rượu. Đồng thời hạn chế ăn cá biển, thịt bò, thịt gà, tôm, cua, đồ hộp vì chúng có thể khiến cho tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc chú trọng nâng cao thể trạng sẽ góp phần rất lớn trong việc chữa khỏi chứng nổi nốt đỏ trên da và ngứa cũng như các bệnh lý liên quan bạn đang mắc phải.

Những nội dung trong bài viết trên đây đã mang đến những thông tin tổng quan nhất về tình trạng nổi mẩn đỏ trên da và ngứa. Hi vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn nhận biết được bệnh lý liên quan đến triệu chứng gặp phải và có hướng điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Phương pháp phục hồi da nhiễm corticoid của Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam được phát triển từ y học cổ truyền dựa trên lối tư duy cởi mở Phương pháp trị da nhiễm corticoid của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Giải pháp an toàn, hiệu quả sau 60 ngày
Hiện nay, tình trạng da nhiễm corticoid đang ngày càng nhiều do việc lạm dụng hóa chất này quá mức vào việc tẩy trắng, lột da, làm đẹp. Do đó,…
thuốc trị mề đay 15 Thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay và lưu ý

Danh sách thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay gồm những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin…

Viêm da mặt nổi mụn và cách xử lý tốt nhất

Viêm da mặt nổi mụn khiến khuôn mặt sưng phồng, ngứa ngáy, nổi nhiều nốt mụn dày đặc vô cùng…

Viêm da cơ địa mãn tính: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa mãn tính xảy ra khi người bệnh không điều trị tốt ở giai đoạn cấp tính,…

Đau dây thần kinh sau zona – Cách khắc phục & giảm đau

Đau dây thần kinh sau Zona là một biến chứng phổ biến của bệnh Zona. Đây là một tình trạng…

Bài thuốc thảo dược bí truyền chữa á sừng giúp hàng nghìn người khỏi bệnh

Bệnh á sừng thường khó điều trị, tái phát dai dẳng và tiềm ẩn biến chứng bội nhiễm. Bài thuốc…

Bình luận (1)

  1. Hồ diệu
    Hồ diệu says: Trả lời

    Nổi mẫn đỏ ngứa để lại vết thâm hết xong bị tiếp là gì vậy ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua