Hướng dẫn trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô đúng cách tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô là bài thuốc dân gian được nhiều mẹ áp dụng, bởi giúp làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu ở con. Đồng thời giúp con trẻ không quấy khóc và ngủ ngon hơn.

Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô
Lá tía tô có tính kháng khuẩn có tác dụng trị rôm sảy ở trẻ

Hướng dẫn cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô

Lá tía tô thuộc nhóm phát tán phong hàn, được xếp vào loại dược liệu giải biểu giúp chủ trị chứng ra mồi hôi, giải sốt và giải cảm. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giải nhiệt và làm mát cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy ở con trẻ an toàn và đặc biệt không gây kích ứng da.

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô vô cùng đơn giản lại ít tốn kém thời gian, các mẹ có thể thực hiện theo những bước sau đây để đầy lùi tình trạng bệnh ở con.

  • Bước 1: Các mẹ hái khoảng một nắm lá tía tô. Sau đó, nhặt lấy lá tươi và bỏ đi những lá bị úng và úa vàng.
  • Bước 2: Rửa sạch lá tía tô và ngâm trong nước muối pha loãng 5 – 7 phút để giúp loại bỏ bớt phần hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trên lá. Tiếp đó, vớt để ráo nước.
  • Bước 3: Thái nhỏ lá tía tô rồi cho vào máy xay cùng 100ml nước, xay nhuyễn và lọc lấy nước.
  • Bước 4: Cho nước lá tía tô vào thau nước ấm đã pha sẵn và tắm cho trẻ. Trước khi cho con trẻ tắm, các mẹ nên thử lại độ ấm của nước. Bởi da trẻ khá nhạy cảm nên tránh nước nóng gây kích ứng, làm ảnh hưởng đến da.
  • Bước 5: Sau 3 – 5 phút trẻ tắm xong, mẹ lau mình cho con bằng khăn sạch, mềm. Cuối cùng thoa kem dưỡng ẩm và mặc quần áo rộng rãi cho con.

Các cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô khác

Ngoài cách nêu trên, cha mẹ có thể trị rôm sảy bằng lá tía tô cho con theo những cách đơn giản và dễ dàng thực hiện dưới đây.

+ Cách 1: Đắp nước lá tía tô

  • Cha mẹ hái một nắm lá tía tô, bỏ lá hư và rửa sạch qua nhiều nước
  • Sau đó, xay nhuyễn hoặc giã nát lá tía tô và vắt lấy nước cốt
  • Dùng bông gòn thấm nước lá tía tô và bôi đều vùng da bị rôm sảy của bé
  • Sau 10 – 15 phút, bề mặt da khô, cha mẹ tắm lại cho con trẻ bằng nước ấm

Với cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô này, các mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và liên tục trong 1 tuần, giúp hỗ trợ điều trị bệnh ở con hiệu quả.

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô
Bên cạnh bài thuốc tắm, cha mẹ có thể sử dụng lá tía tô nấu cháo trị rôm sảy cho con

+ Cách 2: Cho trẻ ăn lá tía tô

Để làm tăng tính hiệu quả của lá tía tô trong việc điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em, bên cạnh các bài thuốc dùng ngoài, cha mẹ nên kết hợp chung với các biện pháp dùng trong, giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ sâu bên trong.

Cụ thể, các bậc phụ huynh có thể dùng lá tía tô giã nát và đem nấu với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, lọc lấy nước và thêm ít đường cho con uống. Hoặc cũng có thể sử dụng nước này nấu cháo hay nấu canh cho con ăn, vừa giúp ngăn ngừa cảm cúm vừa có tác dụng trị bệnh rôm sảy ở trẻ.

Ngoài cách trị rôm sảy bằng lá tía tô này, cha mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu hàm lượng khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để giúp làm mát và tăng cường sức đề kháng, điều trị rôm sảy tích cực.

Một số câu hỏi thường gặp khi trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô

1. Tắm lá tía tô cho trẻ em và trẻ sơ sinh có tốt không?

Theo Đông y, lá tía tô được xem như một loại thảo dược có đặc tính kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi nấm, hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa và phát ban vào mùa hè. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại lá trị bệnh khác, lá tía tô chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn và thuốc trừ sâu, nếu không được vệ sinh sạch và đun kỹ, vi khuẩn có thể tấn công và gây kích ứng làn da mỏng manh của trẻ. Và đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị ứng và khiến tình trạng rôm sảy trở nên tồi tệ hơn.

2. Khi trị rôm sảy bằng lá tía tô, cha mẹ nên chú ý điều gì?

Khi tắm lá tía tô cho con trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên chọn những lá còn tươi, không bị héo hay úa. Sau khi nhặt xong nên rửa sạch qua nhiều nước và ngâm với nước muối pha loãng để loại trừ trường hợp thuốc bảo vệ thực vật còn sót trên lá.
  • Nước lá không nên nấu quá đặc vì tinh bột chứa trong lá có thể đóng lại trên da trẻ và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm da.
  • Không nên trị rôm sảy bằng lá tía tô ở những trẻ có các vấn đề về da như ghẻ lở, lở loét hay trầy xước da, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
  • Nước lá tía tô không giúp làm sạch chất nhờn trên da trẻ. Vì vậy, sau khi tắm cho trẻ bằng lá tía tô, cha mẹ vẫn nên dùng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm lại.

Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô vừa đơn giản, dễ áp dụng lại an toàn và lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình trị liệu nếu triệu chứng bệnh của trẻ không thuyên giảm, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Bệnh mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng 09:06 - 26/04/2023 - Cập nhật lúc: 11:07 - 29/05/2024
Chia sẻ:
Tóc rụng nhiều bất thường cẩn thận bệnh trong người

Tình trạng tóc rụng nhiều bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm…

Thuốc Bepanthen trị rôm sảy, viêm da  

Thuốc Bepanthen có dạng kem bôi được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ. Thuốc…

Lá trầu không chữa bệnh mề đay có thực sự hiệu quả? Hướng dẫn dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay đúng cách

Nhiều người lựa chọn lá trầu không chữa bệnh mề đay vì dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, an…

Viêm da tiếp xúc côn trùng Viêm Da Tiếp Xúc Côn Trùng: Cách Xử Lý và Điều Trị

Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra khi bị côn trùng cắn hoặc do da tiếp xúc với dịch…

TOP 10 dầu gội giúp tóc mọc nhanh và dày tốt nhất

Dầu gội giúp tóc mọc nhanh và dày một vai trò quan trọng trong việc giữ cho tóc của bạn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua