Bìm bìm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Bìm bìm là dây leo mọc hoang, thường được tìm thấy ở nhiều vùng quê. Tuy nhiên ít ai biết loại thực vật này còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Lá, thân, hạt cây bìm bìm có tác dụng lợi tiểu, trị các chúng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, chữa phù thũng, trị mụn nhọt…

bìm bìm
Bìm bìm là vị thuốc được dùng để trị nhiều bệnh.
  • Tên gọi khác: Khiên ngưu tử, Hắc sửu, Bạch sửu.
  • Tên khoa học: Ipomoea cairica (L) Sweet.
  • Họ: Bìm bìm (Convolvulacae).

Mô tả dược liệu 

Đặc điểm thực vật

Bìm bìm là một loai dây leo thân mảnh, có điểm lông hình sao. Lá hình tim, xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, mặt dưới có lông, cuống dài, gầy, nhẵn. Hoa màu lam tím hay hồng tím nhạt, lớn, mọc thành xim, mỗi xim từ 1  – 3 hoa.

Quả có hình cầu nhẵn, chia làm 3 ngăn. Hạt màu đen hoặc trắng tùy loại. Quả chín từ tháng 7 – 10, sau khi hái thì đem về đập lấy hạt, phơi khô cho ra vị thuốc khiên ngưu tử.

bìm bìm có tác dụng gì
Hình ảnh hoa bìm bìm.

Bộ phận dùng

Các bộ phận được dùng để làm thuốc:

  • Hạt bìm bìm (còn được gọi là khiên ngưu tử): Khiên mang nghĩa là dắt, ngưu là trâu, tửu là hạt. Tương truyền, có người thời xưa dùng hạt bìm bìm trị khỏi bệnh nên đã dắt trâu đến tạ ơn thầy lang, từ đó hạt trên được gọi là khiên ngưu tử. Khiên ngưu tử có hai loại: bạch sửu (chỉ hạt màu trắng) và hắc sửu (chỉ hạt màu đen).
  • Dây 
  • Lá.

Thu hái và chế biến

Thu hái: quanh năm.

Chế biến:

  • Lá, dây: dùng tươi hay phơi khô.
  • Hạt: thu hái quả chín, đập lấy phần hạt, đem phơi khô.

Phân bố

Bìm bìm là dây leo mọc hoang ở ven đường, bụi rậm ở nhiều vùng quê các nước Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc. Người ta cũng dùng bìm bìm để làm cảnh, làm giàn che nắng.

Thành phần hóa học

Dược liệu chứa thành phần chính sau:

  • Chất béo (khoảng 11%)
    Glucozit phacbitin – chất có tính tẩy mạnh.
  • Pharbitin (Purolic acid và Pharbitic acid): Đây là Glocosid chứa 2% Lysergol, Chanoclavine, Nilic acid, Gallic acid, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine.

Vị thuốc Bìm bìm

Tính vị

  • Hạt có vị cay, tính nóng, hơi độc.
  • Lá có vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh

Vị thuốc quy vào 3 kinh, đó là:

  • Thủ thái âm phế
  • Túc thiếu âm thận
  • Thủ dương minh đại tràng.
  • Bàng quang.

Tác dụng dược lý và chủ trị

♦ Theo y học hiện đại:

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại về tác dụng của vị thuốc khiên ngưu tử (hạt bìm bìm) thu được kết quả như sau:

  • Khiên ngưu tử có tác dụng tăng độ lọc Inulin của thận.
  • Chất Pharbitin trong dược liệu có tác dụng tẩy mạnh, khả năng tẩy tương tự như Jalapin, giúp diệt các loại giun, sán, ấu trùng.

Tuy nhiên, hạt cây bìm bìm có chứa độc tính, có thể gây ngộ độc khi dùng ở liều lượng cao nên cần đặc biệt thận trọng khi dùng.

♦ Theo Y học cổ truyền:

Bìm bịp có tác dụng chính là:

  • Tả khí phân thấp nhiệt
  • Trục đờm
  • Tiêu ẩm lợi nhị tiện (tiểu tiện và đại tiện).
  • Thông mật
  • Thanh nhiệt
  • Giải độc

Chủ trị:

  • Chữa tiện bí, đái rắt, đái ít, tiểu tiện không thông, tiểu ra máu…
  • Phù thũng
  • Cước khí
  • Tẩy giun

Cách dùng – liều lượng

  • Liều dùng: 3 – 6  gam dược liệu khô hoặc 15  – 30 gam cây tươi.
  • Cách dùng: sắc dạng nước.

Ứng dụng dược liệu Bìm bìm

Bìm bịp được ứng dụng trong các bài thuốc trị bệnh sau đây:

Chữa đái ra máu:

  • Chuẩn bị: 30g dây, lá cây bìm bìm, 30g hạt dành dành sao đen, 10g cam thảo dây. 
  • Thực hiện: Sắc uống 1 một thang mỗi ngày, chia ra 2 – 3 lần uống.

Chữa ho phế nhiệt (viêm phế quản):

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 30g dây, lá bìm bìm, 20g lá dâu, 10g lá cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2  -3 lần uống.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 30g dây, lá bìm bìm, 100g thân cây sậy, 30g rau diếp cá, 10g cam thảo dây.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2  -3 lần uống, dùng 5 – 7 thang.

Chữa đầu đinh, mụn nhọt:

  • Chuẩn bị: 15 – 30g lá bìm bìm tươi.
  • Thực hiện: Nấu lấy nước, một phần uống, phần còn lại đem đắp lên khu vực bị mụn nhọt.

Chữa phù do viêm thận:

  • Chuẩn bị: 100g khiên ngưu tử (nghiền mịn), 80g táo tàu (hấp chín, bỏ hạt, giã nát), 500g gừng tươi giã nhuyễn vắt lấy nước.
  • Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên trộn với nhau thành bột nhão, hấp trong nồi khoảng 30 phút, sau đó đảo đều tay và tiếp tục hấp trong 30 phút nước là được.
  • Cách dùng: Chia thuốc thành 8 phần bằng nhau, uống 3 lần mỗi ngày vào các buổi, điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày. Kiêng muối trong 3 tháng sau khi dùng thuốc.

Chữa đại tiện khô, táo: 

  • Chuẩn bị: 3g dây bìm bìm phơi khô, tán bột.
  • Thực hiện: Đem pha với nước sôi, dùng như trà, uống mỗi ngày.

Chữa phù thủng:

  • Chuẩn bị: Lá bìm bìm non, cá quả hay cá diếc.
  • Thực hiện: Nấu thành canh, ăn cho đến khi hết phù. Chú ý kiêng ăn mặn trong thời gian điều trị.

Chữa gãy xương kín:

  • Chuẩn bị: dây tơ hồng, dây bìm bìm một lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Đem giã nhuyễn, trộn với rượu, bó và đắp ở chỗ xương bị gãy.

Chữa trướng bụng do xơ gan, viêm thận mạn tính:

  • Chuẩn bị: 80g khiên ngưu tử, 40g hồi hương.
  • Thực hiện: Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên, dùng mỗi ngày một lần, mỗi lần 8 gam, chiêu thuốc bằng nước sôi, dùng khi đói. Duy trì điều trị trong 2  -3 ngày.

Chữa đái buốt, đái rắt (áp dụng một trong 3 bài thuốc sau đây):

  • Bài thuốc 1: Sắc uống 50g lá mảnh cộng, 50g lá bìm bìm, dùng 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Sắc uống 30g lá mã đề, 20g râu ngô, 30g lá bìm bìm, sắc uống 1 thang mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3: Sắc uống 30g lá bìm bìm, 20g mã đề, 20g râu ngô, 10g cam thảo dây, 10g rễ cỏ tranh, mỗi ngày 1 thang, uống trong ngày.

Chữa phù nề sau sinh, chứng tiểu ít:

  • Chuẩn bị: 50g lá bìm bìm, 50g lá dâu, 50g ích mẫu, 2 tàu lá sen, 1chén đậu đen.
  • Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu sang vàng, sắc thành thang, mỗi ngày 1 thang chia thành nhiều lần uống, dùng liên tục trong vòng 10  – 15 ngày.

Chữa gãy xương kín:

  • Chuẩn bị: Dây tơ hồng, dây bìm bìm, ráy leo, dây đau xương lấy mỗi thứ một lượng bằng nhau
  • Thực hiện: Giã nát tất cả nguyên liệu trên rồi trộn với rượu, đắp vào nơi xương bị gãy. Thay băng một lần mỗi ngày (lưu ý cần phải chỉnh, nắn xương trước khi thực hiện).

Những điều cần lưu ý khi dùng Bìm bìm

Trong quá trình dùng bìm bìm để chữa trị, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không dùng khiên ngưu tử cho các đối tượng phụ nữ mang thai, người mệt yếu.
  • Không dùng đồng thời khiên ngưu tử và ba đậu.
  • Vị thuốc khiên ngưu tử có chứa độc tính nhẹ nhưng cũng nên thận trọng khi dùng.

Trên đây là một số thong tin về vị thuốc bìm bìm. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn chỉ nên dùng khi được chuyên gia chỉ định và tư vấn.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Bình luận (32)

  1. Trần Đình Quốc
    Trần Đình Quốc says: Trả lời

    trẻ con có dùng được không

  2. tuyến bùi
    tuyến bùi says: Trả lời

    khoog ngờ cây cỏ dại mà cũng tốt đến vậy. Hi vọng sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích phục vụ nhân dân.Xin cảm ơn

  3. NGUYỄN TIẾN ĐẠT
    NGUYỄN TIẾN ĐẠT says: Trả lời

    dùng trị bệnh táo bón thì bìm bìm hay vừng đen tốt hơn

    1. Phùng dạ hương
      Phùng dạ hương says:

      nhà tớ hay dùng vừng đen.Ăn cũng có tác dụng phết.người tớ kiểu nóng trong nên hay táo bón, bỏ nấu chè sắn dây với vừng đen, thỉnh thoảng đổi món thì nấu cháo

    2. xung ccss
      xung ccss says:

      Mình dùng cả 2 loại mà chả thấy tác dụng gì cẩ. nguoeif ta mách cho dùng cái hạt đười ươi ,dùng hóa lại hợp., Trước đi cầu cứ phải vài ngày mới đi 1 lần. Bụng lúc nào cũng ấm ách,nhiều khi ngồi trong nhà vệ sinh cả 30p mà cũng không đi nổi phát bực cả lên.mà rõ là ăn uống cũng toàn đồ mát,rau củ chất xơ đầy đủ,cũng k dám ăn đồ khó tiêu,mà kiểu ruột nó tiêu hóa kém hay sao .Dùng cái hạt đười ươi mấy hôm đầu dùng thì đi đều hơn được tí,nhưng mà vẫn có lúc 2 3 ngày mới đi được. Được cái cũng dễ uống nên dùng cả tháng cả năm cũng được., giờ hiếm lắm mới bị táo,phân cũng ko khô như trước nữa

    3. NGUYỄN TIẾN ĐẠT
      NGUYỄN TIẾN ĐẠT says:

      mua hạt đười ươi ở đâu thế b?cho mình xin địa chỉ

    4. xung ccss
      xung ccss says:

      mình mua ở bên Vietfarm này luôn.nó có cửa hàng ngoài hà nội đấy, đường nguyễn thị định thanh xuân

    5. hẢI nAm
      hẢI nAm says:

      b dùng hạt đười ươi như nào vậy

    6. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn! Bạn đang quan tâm đến sản phẩm hạt đười ươi của Trung tâm. Trung tâm hiện có 3 cơ sở:
      Cơ sở 1: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội
      Cơ sở 2: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Cơ sở 3: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long
      Bạn có thắc mắc gì xin liên hệ 0961716466. Cảm ơn bạn.

  4. Nguyễn Cường thịnh
    Nguyễn Cường thịnh says: Trả lời

    Mấy nay đang dùng ngày 2 lần, chờ xem kết quả thế nào.Thấy mọi người ca ngợi quá trời

  5. Huong sen
    Huong sen says: Trả lời

    bao tien mot can the.sao khong thay ghi gia

  6. nguyen van quan
    nguyen van quan says: Trả lời

    tôi thương xuyên bị ho, gặp trời lạnh với sáng sớm ngủ dậy ho nhiều hơn .Ho từng cơn cơn một xong lại hết, . Có nên dufng cây này không mọi người

    1. Dung hoàng
      Dung hoàng says:

      Trời lạnh thời tiết thay đổi thì dễ ho thôi. Bác kiếm lá hẹ hấp với mật ong là êm ngay ý mà

    2. khongthenao
      khongthenao says:

      nhà em thì hay ép nước củ cải trắng với gừng,uống ngày vài lần đỡ hẳn, mọi người thử xem thế nào

    3. nguyen van quan
      nguyen van quan says:

      Tôi thuwr mấy cách đấy rồi ma không đơ

    4. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn! Theo đông y thì các triệu chứng của bạn thuộc phạm vi hàn chứng. Cây bìm bìm có tính hàn lương, không phù hợp với hàn chứng. Bạn nên dùng các vị thuốc có tính ấm như bán hạ chế, bạch giới tử…

    5. nguyen van quan
      nguyen van quan says:

      bán hạ có phải ráy dại không à. Dung như thế nao thê,tt tư vân giup

    6. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Bán hạ chế được sơ chế từ các loại cây họ ráy bạn nhé! Có tác dụng ôn phế hóa đàm, tuy nhiên đặc tính của họ ráy rất dễ gây ngứa và kích ứng nên công đoạn sơ chế bảo quản rất quan trọng, bạn cần lưu ý.

    7. nguyen van quan
      nguyen van quan says:

      thôi trug tâm có bán ko tôi mua vê dùng luôn cho tiên. Phơi sây đên bao giơ mới dung dduow

    8. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Bán hạ của Trung tâm có giá 235.000đ bạn nhé. Bạn vui lòng cung cấp số điện thoại địa chỉ để Trung tâm giao hàng. Cảm ơn bạn!

    9. nguyen van quan
      nguyen van quan says:

      xom5 thuần mý ba vi sơn tây.số điên thoai 03672833*

  7. Thúy vân
    Thúy vân says: Trả lời

    Cây bìm bìm với cây bìm bịp có phải là 1 khômg

  8. Byme
    Byme says: Trả lời

    Dùng khô hay dùng loại tươi tốt hơn thế trung tâm.

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn! Đối với các loại cây cỏ tự nhiên Trung tâm khuyên bạn nên sử dụng sau khi đã sấy, sao hoặc phơi khô để làm giảm đi lượng tạp chất trong cây thuốc thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

  9. Ba tư
    Ba tư says: Trả lời

    Tôi bị phù ở mặt có phải là phù thận ko, có dùng được cây này không

    1. thầu xd
      thầu xd says:

      E cũng bị phù ở mặt này. e đi khám thì người ta bảo là taij uống cái thuốc khớp xong nó phù lên vậy. bác có uống thuốc gì khoog

    2. Ba tư
      Ba tư says:

      không,bé giờ tôi có bao giờ phải thuốc thang gì đâu mà .thỉnh thoảng cảm vặt thì làm nồi xông hơi là đỡ rồi

    3. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn! Phù mặt có thể do thuốc, do dị ứng hoặc do các bệnh lý ở thận. Bạn nên đến các trung tâm y tế để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân của bệnh. Nếu do bệnh thận ở mức độ nhẹ thì bạn có thể sử dụng cây bìm bìm hoặc một số thuốc khác như bạch phục linh, ý dĩ, kim tiền thảo…

    4. Hoanghoan
      Hoanghoan says:

      co ban y dĩ khoongg. Cho toi nưa cân vê thach thât hết bao nhiêu

    5. Trung tâm Dược liệu Vietfarm says:

      Chào bạn! Nửa cân ý dĩ có giá 145.000đ kèm phí ship. Bạn cung cấp địa chỉ cụ thể và số điện thoại để Trung tâm giao hàng. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của Trung tâm. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0961716466

  10. Cà pháo
    Cà pháo says: Trả lời

    Ngày xưa cũng bị đái rắt, đi hỏi người ta mách cho khiên ngưu tử ,ko biết là cây gì .tưởng đâu xa xôi hóa ra là bìm bìm.vườn nhà mình cũng có nhiều

    1. hoanghung
      hoanghung says:

      đái rắt uống cái này chả ăn thua đâu . tôi thỉnh thoảng cũng bỉ, đái cứ lắt nhắt nửa tiếng lại đi lần mỗi lần đái được có tí . có người mách cho dùng mấy cây mã đề, thài lài tía, râu ngô, rau má. Lần nào bị sắc uống 2 ngày là đỡ hẳn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây giao

Cây giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao,... Thảo dược này có khả năng loại bỏ mụn thịt, mụn cóc, hỗ trợ…

Kê huyết đằng

Kê huyết đằng (Millettia reticulata) là thảo dược thuộc họ Đậu/ Cánh bướm. Dược liệu này có tác dụng chỉ thống, thông kinh lạc, bổ huyết, hòa huyết, mạnh gân…

Mộc qua

Dược liệu mộc qua là quả đã sấy hoặc phơi khô của loài thực vật cùng tên. Dược liệu này có vị chua, sáp, khí ôn, tính bình, tác dụng…
Hoa tiên

Hoa tiên

Hoa tiên còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như trầu tiên, hoa tiên to, đại hoa tế tân... là một trong những loại dược liệu quý trong Y…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua