Bệnh Lao Phổi

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân lớn thứ 2 gây tử vong ở người trong tất cả các bệnh nhiễm trùng. Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị lao phổi, đặc biệt người có hệ miễn dịch yếu kém như trẻ em & người lớn tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn. Bệnh có khả năng lây qua đường hô hấp và dễ biến chứng nếu không điều trị kịp thời. 

Tổng quan

Lao phổi (Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis đến phổi. Một người khỏe mạnh khi hít phải vi khuẩn này từ các hạt bụi hoặc nước bọt li ti sẽ nhanh chóng di chuyển xuống phế nang và phát sinh thành bệnh. Sau đó, từ phổi chúng di chuyển theo hệ thống mạch máu, bạch huyết để đi đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một loại vi khuẩn ái khí ưa sống trong môi trường nhiều oxy. Trong điều kiện tự nhiên, chúng chỉ có thể tồn tại từ 3 - 4 tháng hoặc bảo quản nhiều năm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu sống dưới ánh mặt trời chúng sẽ chết trong vòng 1.5 tiếng và 5 phút nếu bị chiếu tia cực tím. Do đó, phổi chính là cơ quan mà loại vi khuẩn này khu trú nhiều nhất.

Lao phổi có khả năng lây lan qua nhiều con đường như khạc nhổ nước bọt ra môi trường bên ngoài, môi trường ô nhiễm và ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn lao.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, lao phổi là có tỷ lệ mắc ngày càng tăng chóng mặt trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây. Trong năm 2021 có khoảng 10.6 triệu người mắc bệnh, trong đó có 1.6 triệu người chết do lao phổi. Hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19, số lượng ca chết do liên quan đến lao phổi càng tăng nhiều hơn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi là vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis). Chúng xâm nhập vào cơ thể và tấn công vào phổi gây tổn thương và phát sinh nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Chính loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây nhiều loại lao khác như lao màng não, lao xương khớp, lao hạch bạch huyết, lao ruột, lao da, lao hệ sinh tiết niệu, lao màng bụng...

Lao phổi
Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lao phổi

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lao phổi như:

  • Môi trường ô nhiễm, có chứa vi khuẩn lao;
  • Người mắc các bệnh lý nền như HIV/AIDS, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị suy dinh dưỡng;
  • Người nghiện rượu, thuốc lá, thuốc lào;
  • Sử dụng các loại thuốc làm suy giảm miễn dịch kéo dài;
  • Người có thói quen sống kém lành mạnh như thức khuya, ăn uống không đu đủ chất, làm việc quá sức, không đeo khẩu trang hay đồ bảo hộ lao động;
  • Bệnh nhân suy thận phải chạy thận, ghép tạng, phẫu thuật cắt ruột non, cắt dạ dày hoặc ung thư đầu cổ;

Triệu chứng và chẩn đoán

Các triệu chứng của lao phổi thường dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác trong giai đoạn đầu. Điển hình nhất với các triệu chứng sau:

Lao phổi
Ho là triệu chứng đặc trưng của bệnh lao phổi như ho khan, ho có đờm, ho ra máu

  • Ho dai dẳng > 2 tuần, kèm theo dịch đờm hoặc ho ra máu;
  • Tức ngực, khó thở;
  • Sốt nhẹ về chiều, có cảm giác ớn lạnh;
  • Vã mồ hôi vào ban đêm do rối loạn thần kinh thực vật;
  • Đau nhức toàn thân, mệt mỏi;
  • Sụt cân, chán ăn;

Để chẩn đoán sớm bệnh lao phổi sớm, người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng này và thông báo cho sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, vì các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn nên hầu hết các trường hợp phát bệnh lao phổi đều đã ở giai đoạn nặng.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cụ thể dưới đây để chẩn đoán lao phổi:

  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm tiêm dưới da Mantoux;
  • Chụp X quang phổi;
  • Nuôi cấy hoặc nhuộm soi để tìm trực khuẩn lao thông qua dịch đờm, dịch màng phổi hoặc dịch phế quản;
  • Sinh thiết phổi;

Biến chứng và tiên lượng

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng nếu điều trị kịp thời và đúng cách vẫn có thể khỏi bệnh hẳn mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Ngược lại, chủ quan không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại như:

Lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao

  • Ho ra máu: Lượng máu thất thoát khi ho có thể nhiều hoặc ít tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, đến giai đoạn biến chứng nặng ho ra máu sét đánh sẽ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Giãn phế quản: Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lao phổi và có nguy cơ tử vong cao. Biến chứng này xảy ra khi hệ thống các mạch máu ở thành phế quản bị giãn nở và vỡ khi ho. Kéo theo sau đó là biến chứng nhiễm trùng cấp.
  • Xơ phổi: Nhu mô phổi nhiễm vi khuẩn lao có xu hướng xơ hóa hình thành sẹo dày. Mức độ xơ phổi quá nhiều gây cản trở hoạt động lưu thông không khí, tăng nguy cơ suy hô hấp và tử vong đột ngột nếu không được điều trị y tế kịp thời.
  • U nấm phổi Aspergillus: Những hang lao bị xơ hóa do vi khuẩn tồn tại lâu ngày có thể nhiễm nấm Aspergillus fumigatus hay còn gọi là nấm u phổi. Đặc trưng triệu chứng của những khối nấm u phổi này là kích thích cơn ho nhiều hơn, dai dẳng và kéo dài. Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ chúng.
  • Tràn khí màng phổi: Là tình trạng các bóng khí sát màng phổi bị vỡ, khiến không khí tràn vào trong màng phổi. Biến chứng này rất nguy hiểm, có nguy cơ gây suy hô hấp nặng. Đặc biệt với những người có bệnh nền là các bệnh phổi mãn tính khác khi bị tràn khí màng phổi có nguy cơ tử vong cao.
  • Suy hô hấp mạn tính: Lao phổi mức độ nặng, chức năng phổi tổn thương gần như hoàn toàn, giảm khả năng hoạt động trao đổi khí khiến bệnh nhân dễ bị suy hô hấp mạn tính.
  • Các biến chứng khác: lao thanh quản làm thay đổi giọng nói hoặc rò thành ngực đối với những trường hợp lao kháng thuốc khi điều trị không đúng cách, không đủ thời gian.

Điều trị

Có 2 phương pháp điều trị lao phổi được áp dụng phổ biến nhất tính đến thời điểm hiện tại.

1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị lao phổi bằng phác đồ kháng sinh là phương pháp được ưu tiên áp dụng phổ biến nhất dành cho cả trẻ em và người lớn. Thời gian tối thiểu là 6 tháng (2 tháng dùng 4 loại thuốc tấn công và 4 tháng dùng duy trì 3 loại thuốc đối với người lớn, 2 loại đối với trẻ em.

Tùy từng trường hợp bệnh lao phổi cụ thể với mức độ bệnh, độ tuổi, thể trạng sức khỏe bệnh nhân, dạng lao mắc phải và khả năng đề kháng với thuốc mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc với liều dùng phù hợp.

Lao phổi
Điều trị lao phổi bằng kháng sinh đồ với thời gian phù hợp để loại bỏ vi khuẩn lao

Để đạt hiệu quả dùng thuốc kháng sinh trị lao phổi tốt nhất, bệnh nhân cần:

  • Tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ về thời gian uống thuốc, uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng trong thời gian quy định.
  • Thời điểm dùng thuốc duy nhất 1 lần vào lúc đói bụng, thường là trước khi ăn sáng 1 tiếng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Các mốc thời điểm sau dùng thuốc 2 tháng, 5 tháng và 6 tháng để lấy mẫu dịch đàm và chụp X quang phổi để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc.
  • Đồng thời chú ý theo dõi chức năng gan và thận vì nhóm thuốc trị lao chủ yếu đào thải qua 2 cơ quan này.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình dùng thuốc, phát hiện các bất thường nghi tác dụng phụ như nổi mề đay, ngứa da... và thăm khám ngay để được xử lý kịp thời.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ ổ lao phổi, tạo hiện tượng ép phổi và làm xẹp các hang lao, phục hồi các tổn thương, làm liền vết sẹo do vi khuẩn lao gây ra. Tuy đem lại hiệu quả khá tốt nhưng phương pháp này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng trong phẫu thuật, nặng nhất có thể gây tử vong.

Do đó, chỉ những trường hợp cụ thể sau mới được chỉ định phẫu thuật:

  • Điều trị nội khoa thất bại;
  • Biến chứng suy hô hấp;
  • Chảy máu hoặc sốc thứ phát;
  • Biến chứng nhiễm trùng huyết hoặc toàn thân;
  • Tan sợi tơ huyết gây chảy máu;

Phòng ngừa

Trang bị đầy đủ các kiến thức dưới đây để phòng ngừa bệnh lao phổi tốt nhất.

Lao phổi
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài và tiếp xúc với người bệnh lao

  • Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa lao phổi theo khuyến cáo tiêm chủng của Bộ y tế.
  • Đeo khẩu trang che chắn mũi họng khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bị lao phổi.
  • Khi hắt hơi hoặc ho phải che miệng lại, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó, cả trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc ngủ chung phòng với người đang mắc bệnh lao.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh không gian sống và giặt giũ, phơi nắng quần áo, chăn, màn, chiếu, gối để loại bỏ nguồn lây vi khuẩn lao.
  • Xử lý và tiêu hủy đúng cách các vật chứa nguồn lây vi khuẩn lao để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
  • Duy trì lối sống khoa học, sinh hoạt đúng giờ đúng giấc, ngủ đủ, không thức khuya, ăn uống đủ chất, vận động thể chất tích cực mỗi ngày và nói không với các chất kích thích.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ tầm soát nguy cơ mắc bệnh lao nói chung.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

2. Lý do tại sao tôi bị lao phổi?

3. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi như thế nào?

4. Chẩn đoán lao phổi bằng xét nghiệm nào cho kết quả chính xác?

5. Phương pháp điều trị lao phổi tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

6. Điều trị lao phổi bằng kháng sinh đồ có chữa khỏi bệnh dứt điểm không?

7. Dùng thuốc trong thời gian dài có gây tác dụng phụ không?

8. Khi nào cần phẫu thuật xử lý lao phổi? Những rủi ro và lợi ích liên quan?

9. Lao phổi có tái phát sau điều trị không?

10. Thời gian điều trị lao phổi mất bao lâu thì khỏi?

Lao phổi rất dễ xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi, ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy có thể điều trị được nhưng những biến chứng của bệnh vẫn còn rất đáng lo ngại. Do đó, ngoài chủ động thăm khám và điều trị, những người chưa từng mắc lao phổi nên chủ động nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tích cực để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Rò Mao Mạch
Rò mao mạch là một dạng rối loạn nghiêm trọng tại các mao mạch làm tăng huyết áp bất thường và sốc giảm thể tích tuần hoàn. Nếu không điều…
Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng…
Hội chứng giảm thông khí trung tâm bẩm sinh
Hội chứng giảm thông khí trung tâm bẩm sinh là…
Bệnh Giãn Phế Quản
Giãn phế quản là một trong những bệnh lý đường…
Bệnh Tràn Khí Màng Phổi

Tràn khí màng phổi là tình trạng hết sức nguy hiểm, xảy ra khi khoang màng phổi xuất hiện lượng…

Bệnh Ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với khả năng lây lan nhanh chóng. Trẻ sơ sinh dưới…

Bệnh Ngộ độc thịt

Ngộ độc thịt là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, xảy ra do nhiễm độc tố từ vi…

Áp xe phổi Bệnh Áp Xe Phổi

Áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng phổi do tác nhân vi khuẩn và ký sinh trùng. Người lớn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua