Bệnh U nang phế quản
U nang thực quản là dạng u nang bẩm sinh bất thường phát triển trong phổi và thường được hình thành trong thai kỳ. Đa số u nang được phát hiện đều là u lành tính và không cần phải điều trị, nhưng cũng có một số u nang khác có thể phát triển nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và cần can thiệp y tế. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để loại bỏ các khối u nang này.
Tổng quan
U nang phế quản (Bronchogenic Cysts) thuộc nhóm nang trung thất khá phổ biến. Đây là sự phát triển bất thường của các mô hình thành trong trung thất - vùng khoang ngực ngăn cách phổi. Bệnh lý này thường được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển phôi thai. Nên đây được xem là một trong những dạng tổn thương phổi của thai nhi.
Các khối u nang này được hình thành từ các mô của đường tiêu hóa và đường hô hấp đang còn phát triển của thai nhi. Bệnh đặc trưng bởi các túi chứa đầy chất dịch lỏng hoặc chất nhầy, chúng thường xuất hiện ở vị trí trung tâm, có kích thước nhỏ và lành tính, không phải khối u ung thư.
Tìm hiểu thêm: Phế quản là gì? Cấu tạo, chức năng và bệnh lý thường gặp
Phân loại
U nang phế quản được chia làm nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại phổ biến được phân loại dựa vào vị trí mô phát triển khối u. Bao gồm:
- U nang trong phổi: Đây là dạng u nang phế quản phổ biến nhất, chúng phát triển từ các mô phổi.
- U nang trung thất: Dạng u nang này phát triển trong khu vực trung thất - khoảng trống nằm giữa phổi. Dạng này được chia làm 3 loại nhỏ gồm vị trí trước - giữa và sau.
- U nang cổ tử cung: Đây là dạng u nang phế quản hiếm gặp nhất.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác gây bệnh u nang phế quản đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng sự phát triển của các khối u nang phế quản là do sự bất thường trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống hô hấp trong giai đoạn mang thai.
Các chuyên gia khẳng định tình trạng này thường không liên quan đến sự thay đổi khác biệt về yếu tố di truyền hoặc bất thường nhiễm sắc thể.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Đa phần những người phát triển u nang thực quản đều không hoặc ít gây triệu chứng, do số lượng u nang ít và kích thước nhỏ. Chỉ khi số lượng u nang phát triển nhiều và đủ lớn để gây áp lực cho đường thở hoặc thực quản mới có thể bộc phát ra triệu chứng.
Một số triệu chứng điển hình như:
- Các vấn đề về hô hấp như đau tức ngực, khó thở, hụt hơi, ho...;
- Nhiễm trùng tái phát gây viêm phổi hoặc viêm phế quản;
- Khó nuốt gây sụt cân hoặc suy dinh dưỡng;
- Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói;
Chẩn đoán
Vì các u nang phế quản thường hình thành trong quá trình mang thai nên có thể được chẩn đoán trước sinh thông qua siêu âm. Hình ảnh siêu âm tử cung cho phép quan sát các u nang dưới dạng tổn thương nang đơn độc và nằm ở giữa ngực thai nhi.
Một số trường hợp có thể được chỉ định siêu âm kết hợp chụp cộng hưởng từ MRI để theo dõi kích thước và sự phát triển của khối u nang.
Đối với những trường hợp u nang được phát hiện sau sinh, có thể ở trẻ sơ sinh hoặc người lớn. Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán sau:
- Chụp CT scan;
- Chụp cộng hưởng từ MRI;
- Chụp X quang thực quản kết hợp nuốt bari;
- Nội soi phế quản kết hợp sinh thiết (nếu cần);
Vì bản chất các khối u nang có hình dạng khá giống với nhiều khối u khác nên rất dễ chẩn đoán sai, dẫn đến nhầm lẫn trong điều trị và gây ra các kết quả khó lường. Do đó, cần hết sức thận trọng và chẩn đoán phân biệt giữa u nang phế quản với các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lao, áp xe phổi hoặc u quái nang...
Biến chứng và tiên lượng
Sự xuất hiện của u nang thực quản mặc dù không nguy hiểm đến mức dẫn đến tử vong nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Chẳng hạn như khối u nang chèn ép lên các cấu trúc xung quanh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp, tiêu hóa hoặc các chức năng quan trọng khác.
Cụ thể một số biến chứng thường gặp khi mắc u nang phế quản chẳng hạn như:
- Tràn khí màng phổi;
- Viêm màng phổi;
- Hẹp động mạch phổi;
- Hội chứng tĩnh mạch chủ trên;
- Rối loạn nhịp tim;
- Thuyên tắc không khí dẫn đến tử vong;
- Nhồi màu cơ tim;
Tiên lượng u nang phế quản sau phẫu thuật rất tốt nếu được phát hiện và loại bỏ sớm. Ngược lại, nếu không cắt bỏ sớm và không hoàn toàn, nguy cơ tái phát xảy ra rất cao.
Do đó, bất cứ khi nào phát hiện sự hiện diện của u nang thực quản, bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân tiến hành điều trị và loại bỏ càng sớm càng tốt, nhất là khi khối u nang vẫn còn nhỏ để ngăn ngừa các di chứng khó lường về sau. Ngoài ra, cần thận trọng về phương pháp phẫu thuật cắt bỏ để giảm nguy cơ tác dụng phụ, biến chứng nghiêm trọng khác.
Điều trị
Tùy theo mức độ nghiêm trọng bao gồm kích thước và vị trí khối u nang thực quản mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Trong một số trường hợp nhẹ, khối u nang có xu hướng tiềm ẩn, không phát triển nên không cần can thiệp điều trị. Thay vào đó, chỉ cần thăm khám và theo dõi thường xuyên bằng một số xét nghiệm hình ảnh thông thường.
Nhưng với những trường hợp khối u nang có kích thước lớn, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nguy cơ vỡ cao, bắt buộc phải can thiệp điều trị y tế để kiểm soát kịp thời. Cụ thể gồm các phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với u nang thực quản. Dựa vào kết quả thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang và những mô xung quanh nhằm ngăn chặn tái phát. Thông thường, phẫu thuật sẽ được tiến hành thông qua mổ hở ở ngực hoặc phẫu thuật nội soi.
- Hút dẫn lưu: Trường hợp u nang thực quản nhiễm trùng, bên trong chứa đầy chất dịch lỏng tạo áp lực lên đường thở sẽ phải áp dụng phương pháp chích rạch dẫn lưu. Được thực hiện bằng cách dùng kim tiêm y tế đâm vào u nang và hút hết dịch ra ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời để cải thiện triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm và có thể tái phát.
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp u nang phế quản nhiễm trùng hoặc gây nhiễm trùng phổi, bác sĩ có thể kê toa dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng này. Tùy theo tác nhân và yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng, loại thuốc được chỉ định sử dụng có thể khác nhau. Chẳng hạn như azithromycin (Zithromax), levofloxacin (Levaquin), Ceftriaxone (Rocephin), vancomycin hoặc piperacillin - tazobactam (Zosyn)...
- Hỗ trợ hô hấp: Những trẻ bị u nang phế quản có biểu hiện khó thở nhằm hỗ trợ hô hấp cho đến khi khối u được loại bỏ hoàn toàn. Tùy mức độ nghiêm trọng, có thể chọn cung cấp oxy thông qua ống mũi, mặt nạ hoặc đặt nội khí quản.
Ngoài các biện pháp điều trị y tế, bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân thực hiện tích cực các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng tốt hơn. Bao gồm:
- Các bài tập thở: Những bài tập thở chuyên biệt được thiết kế nhằm cải thiện chức năng phổi, khả năng hô hấp và làm giảm các triệu chứng của u nang phế quản. Đối với bệnh nhân u nang thực quản, có thể chọn các bài tập thở bằng cơ hoành, giúp mở rộng phổi và tăng cường lưu lượng oxy.
- Xông hơi: Nếu gặp triệu chứng ho nhiều, khó thở do chất nhầy tích tụ trong phổi. Hãy thử xông hơi vài lần bằng nước nóng pha tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút để cải thiện triệu chứng rõ rệt.
Phòng ngừa
Không có biện pháp phòng ngừa sự phát triển của u nang thực quản, do bệnh thường xảy ra do liên quan sự bất thường trong giai đoạn mang thai. Nếu chẳng may mắc phải, bạn hãy chú ý bảo vệ kỹ lưỡng đường hô hấp, đặc biệt phải duy trì sức khỏe của phổi tốt bằng các cách sau:
- Nói không với thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với những môi trường chứa nhiều khói thuốc lá hoặc các chất độc hại khác.
- Không nên sống ở những nơi có môi trường ô nhiễm không khí nặng.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ để có một sức khỏe tốt nhất, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe khó lường.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân tại sao con tôi/ tôi mắc bệnh u nang thực quản?
2. Bệnh u nang thực quản có nguy hiểm không?
3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để xác nhận chẩn đoán mắc u nang thực quản?
4. Bệnh u nang thực quản có chữa khỏi được không?
5. Nếu không điều trị có thể gây ra những biến chứng nào?
6. Phương pháp điều trị u nang thực quản tốt nhất dành cho tôi?
7. Cần làm gì để chăm sóc hỗ trợ cải thiện triệu chứng u nang thực quản?
8. Trường hợp u nang thực quản của tôi/con tôi có cần phẫu thuật không?
9. Những lợi ích và rủi ro liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ u nang thực quản?
10. Chi phí điều trị tốn bao nhiêu? Mất thời gian bao lâu để hồi phục?
U nang thực quản thường được hình thành trong giai đoạn còn là phôi thai nên rất khó để phòng ngừa. Dựa vào mức độ phát triển của chúng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, nhằm ngăn ngừa biến chứng về sau. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường về hô hấp hoặc thực quản, hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
THAM KHẢO THÊM
- Bệnh viêm phế quản cấp – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Bệnh Giãn Phế Quản Nguy Hiểm Không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!