Viêm Đa Rễ Dây Thần Kinh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Viêm đa rễ thần kinh là trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Bệnh thường xảy ra sau đợt nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch tấn công đến các dây thần kinh. Bệnh nhân mắc hội chứng này thường gặp các vấn đề về yếu cơ, mất phản xạ các bộ phận trên cơ, thậm chí gây tê liệt. Phương pháp điều trị chính nhằm giảm thiểu tổn thương và các biến chứng của bệnh.

Viêm đa rễ thần kinh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh ngoại biên sau đợt nhiễm trùng

Tổng quan

Viêm đa rễ thần kinh còn được gọi là hội chứng Guillain - Barre (Guillain-Barre Syndrome) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công đến hệ thần kinh ngoại biên và tủy sống. Đặc trưng với các rối loạn liên quan đến yếu cơ tay, chân, mất cảm giác và mất khả năng phối hợp vận động, thậm chí tê liệt toàn bộ cơ thể và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Bệnh lý này thường xuất hiện sau nhiễm trùng hoặc một vài trường hợp hiếm xảy ra sau tiêm phòng. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh, nhưng phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc khá hiếm, chỉ khoảng 1/100.000 người.

Phân loại

Hội chứng viêm đa rễ thần kinh được chia làm 5 dạng chính, dựa vào vị trí dây thần bị kinh bị kháng thể miễn dịch tấn công. Bao gồm:

Các thể bệnh của hội chứng viêm đa rễ thần kinh được phân loại dựa vào vị trí dây thần kinh bị hệ thống miễn dịch tấn công

Bệnh thần kinh sợi trục cảm giác và vận động cấp tính (AIDP)

Còn được gọi là bệnh đa dây thần kinh suy myelin cấp tính, là dạng phổ biến nhất của hội chứng Guillain-Barre. Bệnh xảy ra khi các kháng thể không tấn công trực tiếp đến các tế bào thần kinh, thay vào đó chúng làm hỏng các tế bào thần kinh đệm xung quanh sợi trục.

Thể bệnh này gây các biểu hiện về rối loạn cảm giác, yếu cơ ngón tay, ngón chân và lan dần lên vùng trên cơ thể. Tiến triển bệnh nhanh và nghiêm trọng trong vài ngày đến vài tuần.

Bệnh thần kinh sợi trục vận động cấp tính (AMSAN)

Xảy ra khi kháng thể không tấn công vào vỏ myelin hoặc tế bào thần kinh đệm, chúng tấn công trực tiếp đến sợi trục thông qua các nút nằm dọc theo dây thần kinh. Bệnh thường bùng phát nghiêm trọng và tiến triển nhanh chóng. Bệnh nhân có thể bị tê liệt hoàn toàn tứ chi trong vòng chưa đến 1 tuần, kèm theo teo cơ nghiêm trọng.

Thể bệnh này rất khó phục hồi hoàn toàn và cần khoảng thời dài mới có thể cải thiện các vấn đề về vận động và cảm giác.

Bệnh thần kinh sợi trục 

Thể bệnh này chiếm < 10% các trường hợp viêm đa rễ thần kinh. Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh kiểm soát khả năng vận động bị tổn thương. Tình trạng này gây mất cảm giác và yếu cánh tay. Tiên lượng phục hồi ở thể bệnh này cao hơn so với các dạng khác.

Bệnh thần kinh toàn thể cấp tính

Dạng viêm đa rễ thần kinh này rất hiếm gặp, xảy ra khi khả năng cử động và cảm giác vẫn ổn định, nhưng hệ thống dây thần kinh kiểm soát các vấn đề về hô hấp, tim mạch và tiêu hóa lại bị ảnh hưởng.

Biến thể của hội chứng Miller - Fisher (MFS)

Đây là biến thể khá hiếm gặp của bệnh viêm đa rễ thần kinh, đặc trưng với các vấn đề ở đầu và mặt, ít khi có dấu hiệu liệt tứ chi. Chẳng hạn như yếu/ liệt cơ mắt, mất phản xạ gân xương, khó nuốt, khó nói,... Bệnh nhân mắc thể bệnh này có nguy cơ biến chứng hô hấp nặng và phải đặt nội khí quản cao hơn các dạng khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, nguyên nhân gây viêm đa rễ thần kinh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định hội chứng này có thể xảy ra do liên quan đến các yếu tố gồm:

Hội chứng viêm đa rễ thần kinh được gây ra sau đợt nhiễm trùng hoặc tiêm vắc xin

  • Sau nhiễm trùng vài ngày hoặc vài tuần do nhiễm vi khuẩn viêm phổi Mycoplasma, E.Coli nhiễm trùng đường tiêu hóa, Campylobacter jejuni gây tiêu chảy hoặc virus cúm, virus Epstein Barr, cytomegalovirus, virus SarCoV-2, virus Zika... nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Sau tiêm vắc xin cúm hoặc vắc xin Covid-19 cũng có thể kích hoạt cơ chế viêm đa rễ thần kinh (hiếm gặp);
  • Sau điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa;
  • Người > 50 tuổi có hệ thống miễn dịch yếu kém;
  • Tiền sử viêm gan A, B, C, E, ung thư gan, HIV/AIDS;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bản chất của viêm đa rễ thần kinh là hội chứng tổn thương thần kinh, đăc trưng bởi tập hợp các triệu chứng về mất phản xạ, khả năng vận động, cảm giác... Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà triệu chứng ở từng người là khác nhau.

Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barre gây yếu cơ, đau nhói, ngứa ran chi và mất phản xạ

Có thể kể đến một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Cảm giác tê bì, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân;
  • Yếu cơ, đi đứng không vững;
  • Đau nhức dữ dội, kèm theo chuột rút, xảy ra nhiều nhất là vào ban đêm;
  • Khó nuốt, khó nhai và khó nói chuyện;
  • Các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón;
  • Mất kiểm soát bàng quang, chức năng ruột;
  • Khó thở;
  • Rối loạn huyết áp, tăng quá cao hoặc quá thấp;
  • Nhịp tim nhanh;

Đặc điểm chung của các triệu chứng viêm đa rễ thần kinh là tiến triển cực kỳ nhanh chóng. Bệnh dần chuyển biến nặng qua từng giờ, từng ngày và từng tuần, chứ không phải nhiều tháng, nhiều năm như các dạng rối loạn khác.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm đa rễ thần kinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sau:

Chẩn đoán viêm đa rễ thần kinh bằng kỹ thuật chọc dò thắt lưng và đo điện cơ thần kinh

  • Khám sức khỏe: Thu thập các triệu chứng do người bệnh cung cấp. Kết hợp thăm khám sức khỏe để xác nhận lại các triệu chứng bằng các bài kiểm tra đánh giá phản xạ giật đầu gối, sức mạnh cơ tay, chân... có liên quan đến hội chứng Guillain-Barre.
  • Chọc dò thắt lưng: Đây là biện pháp giúp chẩn đoán chính xác viêm đa rễ thần kinh nói riêng và các rối loạn tự miễn dịch tổn thương thần kinh nói chung. Yếu tố chẩn đoán phụ thuộc vào lượng protein trong dịch não tủy (CSF).
  • Đo điện cơ và dẫn truyền thần kinh: Giúp xác định vỏ myelin hoặc sợi trục của dây thần kinh có hoạt động bình thường không. Nếu phát hiện dòng điện hoạt động bất thường khi qua dây thần kinh, có thể nghi ngờ tổn thương trong hội chứng Guillain-Barre.
  • Xét nghiệm máu: Giúp tìm kiếm các kháng thể miễn dịch liên quan đến bệnh hội chứng Guillain-Barre. Chẳng hạn như biến thể Miller-Fisher thường liên kết với kháng thể GQ1b. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe tương tự hội chứng này như nhiễm trùng, ung thư, nhiễm độc...

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng viêm đa rễ thần kinh tiến triển nhanh chóng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chẳng hạn như:

  • Khó thở, bắt buộc phải thở máy hoặc đặt nội khí quản để duy trì hô hấp;
  • Nguy cơ suy hô hấp cao dẫn đến tử vong;
  • Các biến chứng tim mạch, huyết áp như rối loạn tim mạch, tim đập nhanh, huyết áp tăng bất thường, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông;
  • Đau dây thần kinh nghiêm trọng;
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện;
  • Liệt hoàn toàn gây viêm loét do tỳ đè khi nằm bất động quá lâu;
  • Nguy cơ tái phát hội chứng viêm đa rễ thần kinh sau nhiều năm điều trị;

Hầu hết các trường hợp viêm đa rễ thần kinh đều có tiên lượng phục hồi tốt

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh đều có tiên lượng phục hồi tốt. Tuy nhiên, tốc độ và mức độ hồi phục ở từng người là khác nhau, chẳng hạn như thể bệnh thần kinh trục vận động và cảm giác cấp cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Những bệnh nhân điều trị bệnh càng trễ, thời gian phục hồi càng lâu. Tốc độ phục hồi của các dây thần kinh chỉ vài mm mỗi ngày, nên hầu hết bệnh nhân thường mất ít nhất 1 năm hoặc hơn để phục hồi các chức năng vận động, cảm giác. Một số trường hợp bệnh để lại di chứng nặng sẽ rất khó phục hồi chức năng hoàn toàn.

Điều trị

Không có biện pháp đặc trị hội chứng viêm đa rễ thần kinh. Việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và cải thiện các tổn thương do hội chứng này gây ra.

Điều trị cấp cứu

Viêm đa rễ thần kinh là hội chứng thần kinh nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chăm sóc đặc biệt, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và phục hồi các chức năng quan trọng. Bao gồm:

  • Thở máy hoặc đặt nội khí quản duy trì hô hấp;
  • Đặt ống dẫn thức ăn;
  • Các biện pháp hỗ trợ kiểm soát nhịp tim;

Điều trị phục hồi

Có 2 biện pháp điều trị giúp tăng tốc độ phục hồi từ viêm đa rễ thần kinh như:

Liệu pháp globulin miễn dịch và trao đổi huyết tương là 2 phương pháp chính điều trị phục hồi hội chứng viêm đa rễ thần kinh

  • Liệu pháp globulin miễn dịch (IVIG): Được thực hiện bằng cách tiêm tĩnh mạch kháng thể protein có khả năng kiểm soát hệ thống miễn dịch, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
  • Liệu pháp trao đổi huyết tương (plasmapheresis): Đây là quá trình lọc huyết tương trong máu, giúp loại bỏ các kháng thể miễn dịch tấn công hệ thần kinh và phục hồi cơ thể trở về trạng thái bình thường. Đồng thời, ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công vào các dây thần kinh.

Cả 2 phương pháp này đều đem lại hiệu cao trong việc giảm thiểu tổn thương thần kinh và tăng tốc độ phụ hồi. Bác sĩ thường chỉ định điều trị hội chứng Guillain-Barre bằng 2 phương pháp này từ tuần thứ 3 kể từ khi triệu chứng xuất hiện.

Trị liệu phục hồi chức năng 

Khi các triệu chứng viêm đa rễ thần kinh đã được cải thiện, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện một số phương pháp trị liệu khác để phục hồi chức năng hoàn toàn. Bao gồm:

  • Vật lý trị liệu cải thiện khả năng cử động, di chuyển đi lại;
  • Trị liệu ngôn ngữ và lời nói;
  • Trị liệu nghề nghiệp;
  • ...

Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống khoa học, sử dụng các loại thực phẩm phù hợp dưới đây giúp cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của hội chứng Guillain-Barre:

Chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện rõ rệt mức độ triệu chứng của hội chứng viêm đa rễ thần kinh

  • Rau xanh: Chế độ ăn nhiều loại rau chứa lưu huỳnh như bông cải xanh, cải xoăn, cải bruxen, bắp cải..., giúp tăng khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại các tổn thương thần kinh.
  • Nước hầm xương: Thường xuyên dùng nước hầm xương giúp cải thiện mức độ viêm và giảm đau thần kinh. Đồng thời, giúp nâng cao hệ miễn miễn dịch, giảm tổn thương hệ thần kinh, cải thiện triệu chứng khó nuốt.
  • Trà xanh: Trong trà xanh chứa hàm lượng cao hoạt chất catechin EGCG (epigallocatechin-3-gallate), một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp kiểm soát ổn định miễn dịch. Phòng ngừa thấp nhất các tổn thương tế bào thần kinh nói riêng và cơ thể nói chung.
  • Thực phẩm lên men: Chẳng hạn như kim chi, cải muối giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao miễn dịch.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barre cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Ngũ cốc;
  • Trứng;
  • Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa;
  • Thực phẩm chứa nhiều đường;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, kem, phô mai;
  • Thực phẩm giàu natri;

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với hội chứng viêm đa rễ thần kinh. Tuy nhiên, vì bệnh thường xảy ra sau đợt nhiễm trùng hoặc các bệnh mạn tính khác. Nên tốt nhất hãy chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị mất cảm giác tay, chân, yếu cơ, khó nuốt, khó thở... là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán căn nguyên?

3. Nguyên nhân tại sao tôi mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh?

4. Hội chứng viêm đa rễ thần kinh có nguy hiểm không?

5. Tiên lượng tình trạng bệnh của tôi?

6. Tôi nên điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Tôi nên thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng nào?

8. Mất bao lâu tôi có thể phục hồi chức năng vận động, cảm giác bình thường?

9. Chi phí điều trị viêm đa rễ thần kinh tốn bao nhiêu?

10. Hội chứng viêm đa rễ thần kinh có tái phát sau điều trị không?

Hội chứng viêm đa rễ thần kinh gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và cả tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vậy, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như khó thở, liệt chi cần phải chủ động thăm khám và điều trị cấp cứu ngay lập tức. Hầu hết các trường hợp đều có tiên lượng phục hồi tốt dưới sự tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Động Kinh
Động kinh là một dạng rối loạn co giật xảy ra kèm theo với một loạt các triệu chứng khác và có khuynh hướng lặp đi lặp lại. Động kinh…
Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette là một dạng rối loạn thần kinh…
Hội chứng não gan
Hội chứng não gan là tình trạng tổn thương gan…
Hẹp Động Mạch Cảnh
Hẹp động mạch cảnh xảy ra khi các mảng bám…
Bệnh Bại Não

Bại não là tập hợp một nhóm các rối loạn ở hệ thần kinh, gây tổn thương não và ảnh…

Hội Chứng Thiên Thần

Hội chứng thiên thần hay hội chứng Angelman xảy ra khi xuất hiện sự đột biến gen di truyền ở…

Bệnh Liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng bất thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, khiến…

Bệnh Xuất huyết não

Xuất huyết não là tai biến mạch máu não nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh nhân thường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua