Phình Động Mạch Não

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Phình động mạch não xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành. Bệnh đặc trưng với các khối phình động mạch có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể vỡ hoặc không. Bệnh nhân chỉ cần điều trị phình động mạch não khi đã vỡ nhằm bảo toàn tính mạng và ngăn chặn các rủi ro khác cho sức khỏe. 

Tổng quan

Phình động mạch não (Cerebral Aneurysm/ Brain Aneurysm) xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu trong não phồng lồi bất thường do chứa đầy máu. Tình trạng này kéo dài tạo áp lực lớn lên các dây thần kinh hoặc mô não lân cận, có nguy cơ vỡ,gây tràn máu vào các mô xung quanh (hiện tượng xuất huyết). Bất kỳ vị trí nào trong não cũng có thể bị phình động mạch não.

Phình động mạch não là tình trạng phồng lồi vùng yếu hoặc mỏng ở bất kỳ vị trí nào trên thành động mạch

Bệnh nhân phình động mạch não mức độ nhẹ, khối phồng nhỏ, không chảy máu thường không ít có biểu hiện. Nhưng nếu khối phình bị vỡ, xuất huyết có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, hôn mê sâu và tử vong nếu cấp cứu chậm trễ.

Chứng phình động mạch não ảnh hưởng đến mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Nhưng phổ biến nhất là những người từ 30 - 60 tuổi. Nữ giới được xác định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới.

Phân loại

Tổn thương phình động mạch não có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong não. Trong đó, chủ yếu ở những vị trí động mạch chính phân chia thành các nhánh đi dọc theo đáy hộp sọ. Cụ thể gồm:

  • Nhánh động mạch thông trước;
  • Nhánh động mạch thông giữa;
  • Nhánh động mạch thông sau;

# Dựa vào vị trí và đặc điểm của khối phình động mạch não, bệnh được chia làm 3 dạng chính gồm:

Bệnh được chia làm nhiều dạng khác nhau dựa vào vị trí và đặc điểm, tính chất của khối phình động mạch não

  • Túi phình động mạch: Đây là dạng phình động mạch não phổ biến nhất. Có hình dạng túi tròn, bên trong chứa máu và được gắn trực tiếp vào động mạch chính hoặc một trong các nhánh động mạch. Hình dạng được miêu tả giống như quả mọng treo lủng lẳng trên cây. Hình ảnh chẩn đoán thường phát hiện túi phình động mạch xuất hiện ở đáy não và chỉ xảy ra ở người lớn.
  • Thể phình động mạch Fusiform: Khối phình động mạch có hình thoi phình to hoặc phình ra về tất cả các hướng cua của động mạch. Thể bệnh này thường liên quan mật thiết đến chứng xơ vữa động mạch, xảy ra khi tích tụ số lượng lớn mảng bám bên trong động mạch.
  • Thể phình động mạch não dạng nấm: Dạng phình động mạch này thường được hình thành sau khi nhiễm trùng, động mạch suy yếu và bị bào mỏng dần gây phình.

# Dựa vào kích thước khối phình, bệnh được chia làm 3 kích cỡ gồm:

  • Kích thước nhỏ: Đường kính khối phình < 11mm;
  • Kích thước lớn: Đường kính khối phình dao động từ 11 - 25mm;
  • Kích thước khổng lồ: Đường kính khối phình > 25mm;

Tham khảo thêm: Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Những khối phình động mạch não được hình thành chủ yếu ở những vị trí yếu hoặc mỏng của động mạch hoặc xung quanh não. Chúng được tạo ra dưới áp lực liên tục của dòng máu, đẩy dần vùng suy yếu này ra ngoài.

Ngoài ra, một số trường hợp phình động mạch não là do bẩm sinh, trẻ sinh ra đã mắc căn bệnh này. Do liên quan đến các vấn đề bất thường về hình thành động mạch trong thai kỳ.

Yếu tố nguy cơ

Các chuyên gia khẳng định, những thay đổi về mạch máu hoặc viêm nhiễm cũng là những yếu tố góp phần tăng nguy cơ khởi phát phình động mạch não. Bao gồm:

Phình động mạch não có thể do bẩm sinh di truyền, cao huyết áp hoặc hút thuốc lá

  • Chứng huyết áp cao kéo dài không điều trị;
  • Chứng xơ vữa động mạch trong não;
  • Nghiện hút thuốc lá;
  • Uống nhiều rượu nặng;
  • Lạm dụng các chất kích thích như amphetamine, cocaine, ma túy...;
  • Chấn thương vùng đầu;
  • Phát triển khối u não;
  • Nhiễm trùng thành động mạch (chứng phình động mạch não mycotic);
  • Nồng độ estrogen thấp sau giai đoạn mãn kinh;

Bên cạnh đó, một số yếu tố di truyền dưới đây tuy khá hiếm gặp nhưng cũng có thể gây phình động mạch não:

  • Bệnh thận đa nang;
  • Hội chứng mạch máu Ehlers-Danlos;
  • Hội chứng Marfan;
  • Rối loạn mô liên kết di truyền gây suy yếu thành động mạch;
  • Dị tật động tĩnh mạch não - AVM (đặc trưng với các đám rối mạch máu hình thành trong não làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu);
  • Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh phình động mạch não. Nhất là ở những thành viên thế hệ thứ 1 và 2 như cha mẹ, anh chị em ruột;

Ngoài ra, một số yếu tố tiêu cực góp phần làm tăng sự phát triển đến mức vỡ khối phình động mạch não như:

  • Trạng thái cảm xúc mạnh mẽ như tức giận quá mức đột ngột hoặc căng thẳng trong thời gian dài;
  • Cố gắng dùng sức để nâng, đẩy hoặc di chuyển vật dụng nặng dẫn đến căng thẳng;
  • Huyết áp tăng cao khiến máu lưu thông nhanh và mạnh hơn vào trong thành mạch máu, dễ dẫn đến vỡ khối phình;
  • Các yếu tố nguy cơ khác như:
    • Người gốc Phần Lan hoặc Nhật Bản có nguy cơ vỡ phình động mạch não cao hơn dân số ở các quốc gia khác;
    • Bệnh nhân > 70 tuổi có nguy cơ phình động mạch cao hơn người trẻ;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Triệu chứng phình động mạch não rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng tùy từng thể bệnh, kích thước và nguy cơ vỡ khối phình.

Triệu chứng phình động mạch não chưa vỡ

Hầu hết các trường hợp khối phình động mạch não vừa phát triển, kích thước nhỏ và chưa vỡ đều rất ít hoặc không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Theo thời gian, chúng dần phát triển dần về kích thước, gây áp lực lên động mạch, dây thần kinh và các mô não xung quanh, gây ra các triệu chứng sau:

Khối phình động mạch não chèn ép lên các dây thần kinh và mô não gây đau đầu, giảm tầm nhìn, giãn đồng tử, co giật...

  • Sụp mí mắt;
  • Nhìn mờ, nhìn đôi;
  • Giãn đồng tử;
  • Đau vùng trên và vùng sau ở một bên mắt;
  • Tê ngứa mặt hoặc đầu;
  • Co giật;

Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng xuất huyết não sắp xảy ra. Khuyến cáo những bệnh nhân khi gặp triệu chứng này hãy chủ động thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả, ngăn chặn tiến triển vỡ khối phình động mạch cực kỳ nguy hiểm.

Triệu chứng phình động mạch não đã vỡ

Dưới áp lực liên tục của dòng máu, khối phình có kích thước ngày càng lớn và vỡ ra gây xuất huyết não, được biểu hiện thông qua các triệu chứng nghiêm trọng như:

Những cơn đau đầu sấm sét dữ dội là triệu chứng đặc trưng khi khối phình động mạch não bị vỡ

  • Đau đầu dữ dội;
  • Nhìn đôi;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Cứng cổ;
  • Cảm giác tê bì, ngứa ran dữ dội;
  • Thở hổn hển;
  • Co giật;
  • Mất ý thức trong thời gian ngắn hoặc kéo dài;
  • Tim ngừng đập;

Ngoài 2 trường hợp trên, phình động mạch não cũng có thể gây ra các triệu chứng rò rỉ máu vào não. Hiện tượng này rò rỉ này thường kéo dài vài ngày hoặc vài tuần trước khi thực sự vỡ động mạch não. Đặc trưng với các biểu hiện đau đầu dữ dội, đột ngột và kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực khác.

Chẩn đoán

Đa số các trường hợp phình động mạch não chỉ phát hiện bản thân mắc bệnh khi có các dấu hiệu nghiêm trọng. Sau bước thăm khám lâm sàng, đánh giá triệu chứng và khai thác tiền sử cá nhân, gia đình, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết nhằm phát hiện khối phình.

Chẩn đoán phình động mạch não chính xác bằng các kỹ thuật hình ảnh như CT scan hoặc MRI

Qua đó, đánh giá kích thước, nguy cơ vỡ và dạng phình để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp chẩn đoán phình động mạch não hiệu quả nhất là:

  • Chụp CT scan: Hình ảnh não và hộp sọ được tạo ra bởi tia X nhằm mục đích kiểm tra máu có rò rỉ vào trong não hay chưa. Một vài trường hợp kết hợp sử dụng thuốc nhuộm tương phản, tiêm trực tiếp vào máu trước khi tiến hành quét CT. Kỹ thuật này là chụp mạch CT (CTA) giúp tạo ra hình ảnh sắc nét và chi tiết về sự hoạt động, lưu lượng máu trong động mạch não. Đồng thời, hiển thị vị trí, kích thước và hình dạng chính xác của khối phình.
  • Chụp MRI: Kỹ thuật này sử dụng sóng vô tuyến tạo ra hình ảnh 2D & 3D não nhằm tìm kiếm tổn thương và kiểm tra xuất huyết não. Kết hợp chụp mạch cộng hưởng từ (nếu cần thiết) nhằm đánh gia một cách chi tiết về các động mạch não, kích thước, vị trí và hình dạng khối phình.
  • Chụp động mạch não: Phương pháp này giúp xác định nguyên nhân gây xuất huyết não là do tắc nghẽn hoặc các điểm yếu trong động mạch. Đồng thời, xác định vị trí, kích thước, hình dạng khối phình động mạch não. Được thực hiện bằng cách luồn ống thông dài từ động mạch bẹn để tiêm thuốc cản quang vào động mạch cổ và não. Sau đó, chiếu tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về các tổn thương trong động mạch
  • Xét nghiệm dịch não tủy (CSF): Nhằm đo lường nồng độ các chất dịch lỏng, bảo vệ não và tủy sống. Được thực hiện bằng cách chọc dò tủy sống, phát hiện tình trạng chảy máu não.

Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ Chớ Nên Xem Thường

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng phình động mạch não thường đến từ xuất huyết não do vỡ khối phình. Máu chảy ồ ạt đến các mô não xung quanh, tăng áp lực nội sọ, cản trở quá trình truyền máu và oxy đến não, khiến bệnh nhân mất ý thức, rơi vào hôn mê, dẫn đến tử vong.

Xuất huyết não do vỡ khối phình động mạch làm tăng tỷ lệ tử vong

Một số biến chứng nghiêm trọng khi khối phình động mạch não bị vỡ gồm:

  • Xuất huyết dưới nhện (SAH): Có khoảng 90% trường hợp xuất huyết dưới nhện là do vỡ khối phình động mạch não. Đây là tình trạng chảy máu vùng giữa não và các lớp màng nhện bảo vệ xung quanh. Xảy ra do tình trạng hạ natri máu nghiêm trọng.
  • Đột quỵ xuất huyết: Là tình trạng chảy máu vào khoảng trống giữa não và hộp sọ.
  • Một số biến chứng khác:
    • Co thắt mạch;
    • Co giật;
    • Não úng thủy;
    • Hôn mê sâu;
    • Tử vong (ước tính có khoảng 50% trường hợp vỡ khối phình động mạch não dẫn đến tử vong);

Tiên lượng hầu hết các trường hợp phình động mạch não đều nghiêm trọng. Vì khối phình động mạch thường tiến triển nhanh chóng và có nguy cơ vỡ cao do chủ quan không điều trị sớm. Khả năng vỡ khối phình động mạch não không phát triển khoảng 0.5 - 1.1%/ năm, khối phình động mạch não đang phát triển khoảng 5%/ năm.

Tiên lượng tử vong phình động mạch não khoảng 50% trong tổng số các ca mắc. Trường hợp sống sót qua cơn nguy kịch, khoảng 66% trường hợp sẽ để lại các di chứng thần kinh vĩnh viễn. Khoảng 15% trường hợp tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện, do chấn thương não nghiêm trọng, xuất huyết ồ ạt.

Điều trị

Không phải trường hợp phình động mạch não nào cũng cần điều trị. Cụ thể, với những bệnh nhân có khối phình động mạch não nhỏ, chưa vỡ và nguy cơ vỡ không cao thì không cần can thiệp y tế chuyên sâu.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi kỹ lưỡng để nắm bắt tiến triển bệnh. Tuy nhiên, cần điều trị tích cực các triệu chứng hoặc những yếu tố rủi ro đi kèm nhằm đảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Trường hợp phình động mạch não chưa vỡ nhưng có triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng và phình động mạch não đã vỡ cần được điều trị bằng các biện pháp sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phình động mạch não hiệu quả nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Chẳng hạn như tổn thương các mạch máu khác, tái phát phình động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.

Phẫu thuật thuyên tắc bằng cuộn dây bạch kim giúp loại bỏ khối phình động mạch hiệu quả

Trong trường hợp cần thiết điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cắt bỏ vi mạch: Đây là phẫu thuật mở não để cắt đứt dòng máu lưu thông đến khối phình động mạch. Được thực hiện bằng các dụng cụ y tế cơ bản để ngăn máu chảy vào động mạch và tiếp tục gây phình. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật khoảng 2 - 4 tuần trong trường hợp chưa vỡ và vài tháng đối với trường hợp đã vỡ.
  • Thuyên tắc bằng cuộn dây bạch kim: Sử dụng ống thông luồn vào mạch máu ở háng hoặc cổ tay, sau đó đưa ống tiếp cận đến não. Những cuộn dây này được giải phóng bên trong túi phình động mạch và cản trở lưu lượng máu đến chỗ phình mạch.
  • Đặt Stent: Đặt ống thông vào mạch máu ở cổ tay hoặc háng để tiếp cận đến não. Đặt vào bên trong túi phình một ống lưới, có tác dụng chuyển hướng dòng máu chảy ra khỏi khối phình động mạch. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp không phù hợp với 2 phương pháp phẫu thuật trên.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác

Bên cạnh phẫu thuật, những trường hợp khối phình động mạch não bị vỡ sẽ được chỉ định điều trị bổ sung bằng các biện pháp khác nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Dùng thuốc kiểm soát cơn co giật, chống đột quỵ hỗ trợ điều trị phình động mạch não hiệu quả

  • Dùng thuốc:
    • Thuốc chống co giật: Giúp ngăn chặn những cơn co giật xảy ra do liên quan đến chứng phình động mạch bị vỡ;
    • Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp giảm nguy cơ đột quỵ do biến chứng co thắt mạch máu nghiêm trọng;
  • Đặt Shunt: Nhằm dẫn lưu dịch não tủy trong não đến một nơi khác trong cơ thể, ngăn ngừa biến chứng não úng thủy.
  • Trị liệu phục hồi chức năng: Những trường hợp xuất huyết dưới màng nhện gây chảy máu não nghiêm trọng. Sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân cần được hướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, thể chất... nhằm đối phó với các di chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: Rối Loạn Tiền Đình Và Thiếu Máu Não: Thông Tin Cần Biết

Phòng ngừa

Các yếu tố nguy cơ về tuổi tác và di truyền thường không có biện pháp ngăn ngừa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ phát triển chứng phình động mạch não bằng một lối sống lành mạnh:

Nói không với thuốc lá để phòng ngừa chứng phình động mạch não

  • Những người có tiền sử huyết áp cao cần có chế độ ăn uống phù hợp và sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.
  • Cai thuốc lá, kể cả các sản phẩm thuốc lá điện tử.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích và các chất gây nghiện khác.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và tầm soát nguy cơ phình động mạch não, nhất là ở những đối tượng nguy cơ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao tôi bị phình động mạch não?

2. Tôi bị phình động mạch não dạng nào?

3. Tiên lượng mức độ nguy hiểm của bệnh?

4. Bị phình động mạch não có gây tử vong không?

5. Bệnh phình động mạch não có chữa khỏi được không?

6. Điều trị phình động mạch não bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Phương pháp phẫu thuật phình động mạch não hiệu quả nhất tôi nên áp dụng?

8. Quá trình điều trị phình động mạch não mất bao lâu thì khỏi?

9. Chi phí điều trị phình động mạch não tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

10. Phình động mạch não có tái phát sau điều trị không?

Phình động mạch não là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm hoặc cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn vượt qua cơn nguy kịch, bệnh nhân cũng phải đối mặt với những di chứng khó phục hồi. Do đó, không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời, thực hiện lối sống khoa học để phòng ngừa nguy cơ rủi ro mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Động Kinh
Động kinh là một dạng rối loạn co giật xảy ra kèm theo với một loạt các triệu chứng khác và có khuynh hướng lặp đi lặp lại. Động kinh…
Chấn Thương Sọ Não
Chấn thương sọ não là tình trạng sức khỏe nguy…
Hội chứng PANDAS
Hội chứng PANDAS là từ viết tắt của Chứng rối…
Bệnh Bò Điên
Bệnh bò điên là thuật ngữ chỉ những tổn thương…
Hội chứng West

Hội chứng West là một loại động kinh hiếm gặp chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.…

Bệnh Moyamonya

Bệnh Moyamonya là một trong những dạng tắc nghẽn mạch máu não mạn tính, chủ yếu ở động mạch cảnh.…

Bệnh Ung thư não

Ung thư não là căn bệnh về não cực kỳ nguy hiểm, đặc trưng bởi sự phát triển của các…

Bệnh Tụ máu dưới màng cứng

Tụ máu dưới màng cứng là tình trạng khối máu tụ hình thành trên bề mặt não và làm tổn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua