Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chuyên gia chia sẻ
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di chứng nghiêm trọng cho những người may mắn sống sót. Khi bị nhồi máu cơ tim, sức khỏe chúng ta thường suy giảm đáng kể, đặc biệt là tim không còn khỏe mạnh như trước nữa. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc không biết nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn hoặc giảm đột ngột khiến cơ tim không được cung cấp dưỡng chất và oxy, dẫn đến tổn thương và hoại tử. Căn bệnh này khởi phát vô cùng đột ngột, nếu bệnh nhân không được sớm cấp cứu và điều trị, thời gian trì hoãn càng lâu thì mức độ tổn thương càng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong hoặc để lại biến chứng là cực kỳ cao. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh thường băn khoăn không biết bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu.
Thời gian vàng trong cấp cứu nhồi máu cơ tim là 6 giờ đầu tiên. Nếu bệnh nhân được sớm tiếp cận các biện pháp cấp cứu chuyên khoa thì tỷ lệ sống sót và di chứng để lại tương đối nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn nhồi máu cơ tim (NMCT) nghiêm trọng, bệnh nhân không được cấp cứu sẽ gặp phải những rủi ro nguy hiểm như đột tử, vỡ tim, trụy tim mạch, thất tim rung, tai biến mạch máu não, suy tim, rối loạn nhịp tim…
Những người sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim thường bị suy giảm sức khỏe và tuổi thọ nghiêm trọng. Với thắc mắc, nhồi máu cơ tim sống được bao lâu, các chuyên gia cho biết, tuổi thọ của người đã từng bị nhồi máu cơ tim phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, mức độ tổn thương của cơ tim, khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân cùng thái độ, lối sống, cách chăm sóc sau bệnh.
Theo thống kê, tuổi thọ của người từng mắc căn bệnh này như sau:
- Ở nam giới: Có 80% trường hợp sống được trên 1 năm; 61% trường hợp sống được trên 5 năm và 46% trường hợp sống được trên 10 năm. Đặc biệt, nếu có lối sống tích cực, thái độ lạc quan, mức độ tổn thương cơ tim không nghiêm trọng, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì việc người bệnh sống được đến 70, 80 tuổi là hoàn toàn khả thi.
- Ở nữ giới: Được biết, tỷ lệ tử vong ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới, theo thống kê thì nguy cơ tử vong ở nữ giới cao hơn nam giới khoảng 45%.
Nam giới ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ bị NMCT cao hơn nữ giới cùng độ tuổi. Tuy nhiên, sau 65 tuổi, tỷ lệ mắc NMCT và các bệnh lý về tim mạch ở phụ nữ tăng đột ngột và ngang bằng với nam giới. Điều này có liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen trong cơ thể, đến độ tuổi sau mãn kinh, estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm đi đáng kể, thành mạch máu không còn khả năng giãn nở như trước nên có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tim mạch và nguy cơ tử vong vì các bệnh lý này cao hơn nam.
Các biến chứng có thể xảy sau nhồi máu cơ tim
Người đã bị nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát bệnh rất cao. Nếu bệnh nhân không chú ý hơn trong việc chăm sóc và tuân theo chỉ định về điều trị của bác sĩ thì sẽ dễ bị tái phát bệnh, tuổi thọ suy giảm đáng kể và dễ gặp phải các biến chứng như:
- Rối loạn nhịp tim: Xuất hiện rất phổ biến ở người bị nhồi máu cơ tim, có đến 90% người bệnh gặp phải tình trạng này sau cơn NMCT. Rối loạn nhịp tim tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể kể đến như nhịp thất nhanh, rung nhĩ, rung thất…
- Suy tim: Sau cơn nhồi máu cơ tim, chức năng bơm máu của tim bị suy giảm đáng kể, trong 2 tuần đầu, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng suy tim cấp. Các dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như phù phổi cấp, vã mồ hôi, tụt huyết áp, khó thở, mạch nhanh nhưng yếu nhược.
- Rối loạn nhịp thất: Đây là một trong những biến chứng xa của NMCT, có thể xảy ra sau một thời gian dài phát bệnh. Các biểu hiện của bệnh thường gặp là nhịp đập không đều, khó thở, dễ bị ngất, hay có cảm giác tức ngực… Khi có các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
- Đau dây thần kinh nhạy cảm: Thường xuất hiện ở những người cơ thể suy nhược, thường xuyên lo lắng, suy nghĩ. Cơn đau đặc trưng thường là đau ngực lan tỏa, có cảm giác vùng trước tim nặng nề, ê ẩm.
- Biến chứng khác: Một số biến chứng khác có thể xảy ra sau NMCT như hội chứng viêm màng ngoài tim, chức năng tim suy yếu gây suy tim, hội chứng vai – bàn tay, phình vách tim gây khó thở, đau ngực, mệt mỏi…
Các biến chứng của NMCT ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, sau NMCT, nếu cơ tim thiếu hụt oxy và dưỡng chất nghiêm trọng sẽ bị hoại tử, tạo thành sẹo, người bệnh phải đối mặt với cuộc sống với tâm thế có một trái tim khiếm khuyết, không còn khỏe mạnh như trước nữa. Cần phải tích cực thay đổi lối sống, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng tim để tăng cường sức khỏe tim mạch, phục hồi sức khỏe sau NMCT.
Cách tăng cường tuổi thọ cho người từng bị nhồi máu cơ tim
Với thắc mắc bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu, hẳn bạn đã có câu trả lời phù hợp, thỏa đáng. Tuổi thọ của người bị nhồi máu cơ tim bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như mức độ tổn thương của tim, phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng điều trị cùng thái độ, lối sống, cách chăm sóc sau bệnh.
Do đó, ngay khi một người có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để cấp cứu, điều trị. Càng tiếp cận với điều trị chuyên khoa sớm thì mức độ tổn thương càng nhỏ, khả năng phục hồi sẽ cao hơn, như vậy tuổi thọ của người bệnh cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Để tăng cường tuổi thọ của người từng bị NMCT, ngoài việc phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách thì người bệnh cũng nên:
1. Tích cực phối hợp điều trị với bác sĩ
Người bệnh không chỉ cần phối hợp, tuân theo chỉ định, hướng dẫn điều trị của bác sĩ tại bệnh viện mà sau khi xuất viện cũng cần nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cụ thể, chúng ta nên:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian chỉ định, trường hợp quên liều thì sử dụng ngay khi nhớ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Tái khám đúng lịch hẹn, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường như thường xuyên khó thở, đau tức ngực, hay bị choáng váng, mệt mỏi…
- Tích cực thực hiện các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng. Ban đầu, người bệnh sẽ được phục hồi chức năng tại phòng chăm sóc bệnh nhân, sau là tại các trung tâm phục hồi và cuối cùng là tự tập, chăm sóc lâu dài tại nhà.
2. Xây dựng thái độ lạc quan, vui vẻ
Một thái độ lạc quan, một lối sống tích cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hồi phục cũng như hỗ trợ tốt cho việc tăng cường sức khỏe của người bệnh. Người đã bị NMCT thường không thích hợp với các tác động mạnh về cảm xúc, không được giận dữ, tức giận hoặc hoảng sợ đột ngột. Thay vào đó, chúng ta nên cố gắng thư giãn tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái, dễ chịu nhất để có thể phục hồi tốt hơn sau bệnh.
Cần xác định sống chung với bệnh, gắn bó với một trái tim không được khỏe mạnh, có nguy cơ tái phát cơn đột quỵ lần 2. Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức, càng không nên sợ hãi trước bệnh tật, sống lạc quan, yêu đời, vui tươi, vui vẻ sẽ giúp chúng ta có trạng thái tinh thần tốt nhất, từ đó chống chọi và vượt qua bệnh tật tốt hơn.
3. Vận động đều độ, vừa sức
Để tăng cường khả năng phục hồi chức năng cơ tim, bên cạnh việc luyện tập phục hồi chức năng tại các trung tâm, người bệnh cũng nên vận động vừa sức. Việc vận động sẽ giúp chúng ta thoải mái tinh thần và thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe. Trong những ngày đầu xuất viện, bệnh nhân cần được hoạt động khoảng 3 – 4 mét, trong 4 – 6 ngày sau nhồi máu cơ tim thì tập vận động các nhóm cơ ngồi, tập đứng dậy, đi lại. Tuy nhiên trong 1 – 2 ngày đầu thì tuyệt đối chỉ được nằm nghỉ ngơi, không nên vận động.
Sau 2 tuần, nếu sức khỏe ổn định, bệnh nhân có thể bắt đầu tập leo cầu thang vừa sức với sự giúp đỡ của kỹ thuật viên. Trong 1 – 4 tháng đầu tiên sau xuất viện, có thể khởi động bằng việc luyện tập đi bộ trên mặt phẳng, chỉ đi khoảng 3km/ngày, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Sau đó bắt đầu luyện tập tăng sức bền bằng cách đi đạp xe hoặc đi bộ, luyện tập xen kẽ cùng nhau. Cường độ luyện tập nên gia tăng một cách từ từ để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể, nên luyện tập theo nhóm để xử lý kịp thời với các tình huống đột ngột, nhất là nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim.
4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Người bệnh NMCT nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm nên và không nên sử dụng sau NMCT. Về chế độ dinh dưỡng, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nên đa dạng chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe
- Hạn chế, loại bỏ mỡ động vật ra khỏi khẩu phần ăn, nên thay thế bằng dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu oliu là tốt nhất.
- Nên ăn nhạt, hạt chế sử dụng muối, các loại bơ khi nấu nướng, hạn chế sử dụng acid béo, tích cực bổ sung chất xơ cho cơ thể
- Nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ nuốt, trong 4 tuần đầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, điều chỉnh lượng calo nạp vào cơ thể
- Nên ăn nhiều hải sản, các loại cá không mỡ, các loại rau, thịt trắng, các loại trái cây như dưa hấu, chuối, dâu tây, mâm xôi, việt quất, nho, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nghệ, tỏi, gừng, chocolate đen, các thực phẩm giàu vitamin C…
- Tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa như bánh quy, bánh quế, da gà, đồ nướng, pizza đông lạnh, bắp rang bơ…
5. Xây dựng lối sống lành mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, người bị NMCT cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, gia tăng tuổi thọ, ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn đột quỵ lần 2. Các vấn đề cần lưu ý trong lối sống như sau:
- Nên bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng cà phê, chất kích thích. Tránh xa môi trường có khói thuốc lá để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, thời gian ngủ mỗi ngày tốt nhất là từ 7 – 8 tiếng, không nên ngủ quá ít cũng không nên ngủ quá nhiều.
- Tích cực vận động vừa sức mỗi ngày sau khi sức khỏe đã ổn định. Nên làm những việc nhẹ nhàng, cân đối tốt giữa thời gian nghỉ ngơi và là việc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, nóng giận…
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu. Theo các bác sĩ, tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc phần lớn vào mức độ tổn thương của cơ tim, thái độ điều trị và cách chăm sóc sau bệnh. Trường hợp bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, tốt nhất phải nhanh chóng tái khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhồi máu cơ tim nên kiêng gì và ăn gì để cải thiện bệnh tình?
- Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Có Sự Khác Nhau Thế Nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!