Nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh tình?
Sau cơn nhồi máu cơ tim, mức độ phục hồi của cơ thể phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng và quá trình chăm sóc sau bệnh. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ tái phát cao, dễ để lại nhiều di chứng cho sức khỏe. Để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất, chúng ta cần nắm được nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng và xác định được nhồi máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người sau nhồi máu cơ tim
Sau nhồi máu cơ tim, yếu tố quan trọng nhất ở người bệnh nữ là cần kiểm soát chỉ số đường huyết, ở nam giới cần giảm chỉ số cholesterol xấu trong máu. Tùy vào từng giai đoạn mà xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, trong đó nguyên tắc chung như sau:
- Cần đa dạng chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe đặc biệt là các loại thực phẩm như các loại cá, sò biển, tôm và một số loại hải sản khác…
- Giảm tối đa việc sử dụng các loại mỡ động vật, nếu có thể, tốt nhất nên loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn. Đồng thời, nên sử dụng dầu thực vật, cụ thể là dầu oliu, tránh dầu, mỡ động vật và các loại bơ khi nấu nướng
- Chế độ dinh dưỡng cần hợp lý, giảm tối đa các thực phẩm giàu cholesterol để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Nên tăng cường bổ sung chất xơ, nên ăn nhạt, hạn chế sử dụng muối và các axit béo.
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cần hồi phục sức khỏe sau cơn nhồi máu cơ tim, chúng ta nên tham khảo thật cẩn thận ý kiến của bác sĩ. Tùy vào từng giai đoạn mà sử dụng các thực phẩm phù hợp. Trước khi tìm hiểu nhồi máu cơ tim nên ăn gì, chúng ta cần chú ý đến nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn như sau:
Chế độ ăn đối với giai đoạn cấp tính (3 tuần đầu)
Người bị nhồi máu cơ tim cấp tính, trong những ngày đầu tiên cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để giúp cơ tim liền sẹo. Theo các chuyên gia, quá trình liền sẹo của cơ tim sẽ kéo dài đến tuần thứ ba. Trong giai đoạn này, người bệnh nên:
- Sử dụng các đồ ăn nhẹ, dễ nuốt, dễ hấp thu như nước rau củ, cháo loãng, cháo hầm, các món canh, món súp, các sản phẩm từ sữa chua
- Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn có mỡ, loại bỏ hoàn toàn muối, các sản phẩm từ lúa mạch, các thực phẩm, món ăn có chứa đường
- Đối với nam giới, nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng nghèo năng lượng để giảm cholesterol trong máu, tốt nhất nên dùng các loại cháo kiêng, hoa quả rau củ nghiền, mật ong, trà…
Chế độ ăn trong 2 – 3 tuần đầu với bệnh nhân phẫu thuật
Trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim được can thiệp bằng phẫu thuật, nong mạch, đặt stent thì chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
- Tổng lượng calo nạp vào cơ thể trong 1 ngày không được vượt quá 1.100 Kcal
- Nên tăng cường sử dụng các loại trái cây, rau củ và các cây thuộc họ hòa thảo như lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch, bắp, mía, đại mạch…
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi ngày ăn khoảng 6 – 7 lần, bữa cuối cần được ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng. Chỉ ăn với lượng vừa đủ, không nên để quá đói cũng không được ăn quá no
- Người bệnh được phép sử dụng muối nhưng không được vượt quá 5g muối mỗi ngày
- Tăng tinh bột, hạn chế tối đa việc sử dụng mỡ, đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm như socola, cà phê, trà, rượu, bơ, các loại gia vị…
Chế độ dinh dưỡng sau khi xuất viện (từ tuần thứ 4 trở đi)
Khi bước vào giai đoạn liền sẹo, tức là sau 3 tuần đầu, sức khỏe người bệnh đã tương đối ổn định, giảm nguy cơ đột tử, có thể xuất viện, chăm sóc tại nhà. Lúc này, chế độ ăn uống cũng đã thoải mái hơn, tuy nhiên cũng cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Cần có chế độ ăn khoảng 60% tinh bột, 30% protein, tổng năng lượng mỗi ngày là 2.200 kcal, số bữa ăn mỗi ngày chỉ cần 3 – 4 bữa là được.
- Nên đa dạng chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn các thực phẩm có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch như táo, lê, hoa quả khô như táo, nho sấy… Ngoài ra, nên sử dụng nước hoa tầm xuân, các loại cá không mỡ, thịt gà luộc, rau nghiền, rau trộn, pho mát…
- Nên dùng sữa chua không đường, tích cực cung cấp đủ nước cho cơ thể, tốt nhất là nên uống 3 cốc nước trở lên, tổng lượng nước không nên vượt quá 1.5 lít (bao gồm nước từ trà, nước uống, nước canh, nước ép…
- Nên ăn nhiều hải sản vì chúng chứa canxi, sắt, iod (i-ốt), đồng, coban.. rất tốt cho sức khỏe của cơ tim.
Nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
Khi tham khảo nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng, hẳn bạn đã phần nào nắm được nhồi máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tốt cho sức khỏe. Để giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, sau nhồi máu cơ tim, chúng ta nên sử dụng các thực phẩm như:
1. Các loại rau củ
Với thắc mắc bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì, theo các chuyên gia, loại thực phẩm mà người bệnh được khuyến khích sử dụng chính là các loại rau củ. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp người bệnh ổn định sức khỏe, ngăn ngừa đáng kể nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim. Các loại rau củ đặc biệt tốt mà người bệnh nên sử dụng là:
- Rau có màu xanh đậm: Nhất là cải bó xôi và bông cải xanh, có thể giúp điều chỉnh huyết áp, kiểm soát chỉ số cholesterol trong cơ thể do giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa.
- Cà chua: Chứa lycopene có tác dụng giảm cholesterol và triglyceride trong máu, hỗ trợ ức chế, tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và tiến trình của bệnh ung thư…
Hầu như các loại rau xanh đều tốt cho sức khỏe người sau nhồi máu cơ tim. Do đó, chúng ta nên đa dạng chế độ dinh dưỡng và các loại rau sử dụng hàng ngày. Bệnh nhân cần ăn khoảng 500g rau củ, trái cây mỗi ngày để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều calo, nhiều cholesterol như thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ…
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim được khuyến khích nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt để nâng cao sức khỏe, giảm cholesterol xấu trong máu. Các loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, cung cấp protein thực phẩm, chất béo lành mạnh, chất xơ, khỏe chất để người bệnh hồi phục sức khỏe. Bạn nên sử dụng các loại hạt, lúa mạch, bột yến mạch… để tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, bắp (ngô) cũng có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch và nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên dùng mỗi ngày 1 quả bắp để giúp cung cấp vitamin B cho cơ thể, giúp làm giảm lượng homocysteine, tác nhân gây phá hủy mao mạch, gây nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
3. Một số loại trái cây
Đối với thắc mắc sau nhồi máu cơ tim nên ăn gì, một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người bệnh không nên bỏ qua chính là các loại trái cây. Đặc biệt là những loại quả sau đây:
- Quả bơ: Có chứa carotenoid, có tác dụng chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Có chứa hoạt chất folate, chứa kali, chất béo tốt giúp ổn định huyết áp, kiểm soát cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh đột quỵ.
- Dưa hấu: Giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, lycopen, citrulline giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do, cải thiện mạch máu, tốt cho sức khỏe người gặp vấn đề về tim mạch.
- Chuối: Chứa nhiều Kali, có tác dụng ổn định, kiểm soát huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Các loại quả mọng: Giàu chất chống oxy hóa anthocyanin, có tác dụng tăng sinh HDL cholesterol (cholesterol tốt), giảm viêm, giảm cholesterol xấu, ổn định nhịp tim, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn nên tăng cường sử dụng các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất, nho…
4. Bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Dầu oliu
Người bị nhồi máu cơ tim chỉ nên sử dụng dầu thực vật, đặc biệt là dầu oliu để ngăn ngừa biến chứng của bệnh và cải thiện sức khỏe. Dầu oliu có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch tiến triển do có chứa các chất béo bão hòa ở dạng đơn thể.
Chúng ta có thể sử dụng dầu oliu nguyên chất được chiết xuất từ quả oliu bằng phương pháp cơ học hoặc dùng hỗn hợp dầu oliu tinh chế đều được. Thông thường, đối với những người không thích mùi hăng của loại dầu này thì thường chọn dầu oliu tinh chế vì nó có hương vị và màu sắc hấp dẫn, không còn mùi hôi khó chịu, đặc trưng của loại này nữa.
5. Tỏi
Tỏi có tác dụng rất tốt với người đang gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch. Trong tỏi có chứa allicin, có tác dụng hỗ trợ thư giãn mạch máu, tăng cường lưu thông và cải thiện tuần hoàn mạch vành. Sử dụng tỏi đúng cách cũng giúp làm giảm huyết áp, chống đông máu, tăng cường lượng máu đến tim, giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm hoạt động sản xuất cholesterol của gan. Bạn có thể sử dụng tỏi sống lúc đói bụng, uống trà tỏi, dùng tỏi hầm, tỏi đen, tỏi ngâm mật ong hoặc thêm tỏi vào món ăn để sử dụng. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng quá nhiều tỏi để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
6. Các loại cá
Các loại cá sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp protein tuyệt vời cho sức khỏe thay thế cho các loại thịt. Cá giàu omega-3, có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể. Người bệnh có thể tăng cường sử dụng các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… Nên dùng ít nhất 2 bữa/tuần để cải thiện sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, nên sử dụng cá hồi vì loại cá này có thể hỗ trợ ổn định huyết áp, kiểm soát triglyceride và cholesterol trong máu. Những người thường xuyên sử dụng cá trong khẩu phần ăn thường ít gặp nguy cơ về tim mạch hơn là những người ít ăn cá.
7. Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Chocolate đen
Với thắc mắc người bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì, một thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên sử dụng chính là chocolate đen. Loại thực phẩm có chứa khoảng 60 – 70% cacao, có tác dụng chống viêm, ổn định huyết áp, kiểm soát chỉ số cholesterol xấu trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm tình trạng đông máu và các tác động tiêu cực khác đến với người mắc các bệnh lý về tim mạch.
Chocolate đen giàu chất chống oxy hóa, chứa flavonoid giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do, tăng cường sản sinh cholesterol tốt, đồng thời làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Người gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch nên bổ sung chocolate đen vào khẩu phần ăn để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên, không ăn quá 63g socola đen/tuần. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại socola đen không đường và chỉ sử dụng khi sức khỏe đã ổn định vì người bị nhồi máu cơ tim nên hạn chế sử dụng đường.
8. Nghệ
Củ nghệ cũng là thực phẩm không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của người sau nhồi máu cơ tim. Trong củ nghệ vàng có chứa curcumin, là thành phần tạo nên màu vàng đặc trưng của loại củ này. Curcumin trong nghệ vàng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ giảm chỉ số cholesterol xấu, ngăn ngừa quá trình hình thành của các mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng động mạch. Chúng ta có thể sử dụng nghệ làm gia vị để tăng cường sức khỏe. Với người cholesterol cao, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nghệ, theo khuyến cáo, nên dùng 700mg chiết xuất nghệ 2 lần/ngày trong thời gian 3 tháng.
9. Các loại thịt trắng
Người bị nhồi máu cơ tim nên loại bỏ các loại mỡ, thịt mỡ, dầu động vật ra khỏi chế độ ăn hàng này của mình. Tốt nhất nên sử dụng các loại thịt trắng vì chúng tốt cho sức khỏe. Người bệnh cần hạn chế sử dụng protein nhưng không nên kiêng hoàn toàn, hàm lượng protein chỉ nên chiếm 30% khẩu phần ăn. Chúng ta có thể sử dụng các loại thịt trắng như thịt gà, vịt, ngan, ngỗng, cá… Khi dùng thì chỉ nên sử dụng phần nạc, bỏ phần da và chế biến ở dạng luộc, hấp hoặc nấu canh, nấu súp là tốt nhất.
10. Các loại hạt họ đậu
Nếu bạn đang thắc mắc không biết nhồi máu cơ tim nên ăn gì thì có thể tham khảo các loại hạt họ đậu. Đây là loại thực phẩm giàu vitamin E và protein, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng xơ vữa động mạch. Không chỉ vậy, chúng cũng giàu acid béo omega-3, chất xơ hòa tan và canxi, giúp hỗ trợ cung cấp dưỡng chất, kiểm soát cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các thực phẩm này là đậu xanh, đậu ván, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen…
11. Trà xanh
Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe, việc tiêu thụ trà xanh sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, hỗ trợ chống viêm, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông từ đó cải thiện đáng kể các bệnh lý như bệnh động mạch vành, bệnh đột quỵ. Sử dụng trà xanh mỗi ngày giúp giảm 26% nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim.
Người ta còn nhận thấy rằng, sử dụng trà xanh đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể triglycerid và LDL cholesterol. Bạn có thể sử dụng các món ăn có chứa matcha, trà xanh hoặc dùng 1 – 2 tách trà xanh, matcha mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch. Không nên lạm dùng vì trà xanh chứa oxalate có thể gây sỏi thận, chứa catechin có thể làm tăng men gan.
12. Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Các loại hải sản
Như đã đề cập, sau khi bị nhồi máu cơ tim, khi sức khỏe đã ổn định, người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại hải sản để tăng cường sức khỏe cơ tim, hỗ trợ hồi phục. Hải sản chứa nhiều protein, omega-3, canxi, sắt, đồng, iod, coban, vitamin B12, tyrosine, acid folic… rất tốt cho sức khỏe cơ tim. Không chỉ vậy, nó còn giúp ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông, mảng xơ vữa, hỗ trợ kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi.
Các loại hải sản mà người bệnh nên sử dụng là cua biển, hàu, ốc, hến, sò, các loại cá, tôm… Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, sử dụng đều đặn 2 – 3 lần/tuần, ăn quá nhiều hải sản dễ khiến cơ thể nhiễm thủy ngân, nhiễm giun sán và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
13. Thực phẩm giàu vitamin C
Các thực phẩm giàu vitamin C cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tác dụng chính của vitamin C là tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa của cơ thể, giúp hồi phục các tổn thương, tăng cường hiệu lực của vitamin E. Ngoài ra, vitamin C còn giúp chống lão hóa, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, bảo vệ sức khỏe cho sản phụ…
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí International Journal of Molecular Sciences, thiếu hụt vitamin C làm gia tăng nguy cơ tử vong khi mắc bệnh tim mạch. Bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa co cứng động mạch, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, giúp động mạch thông thoáng, dẻo dai, đồng thời cũng làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như ổi, ớt chuông đỏ, trái cây họ cam, quýt, quả kiwi, dưa lưới vàng, đu đủ, khoai tây, cà chua, súp lơ trắng, bông cải xanh…
14. Một số loại gia vị
Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể gặp phải tình trạng thường xuyên thiếu hụt máu cơ tim, dễ tái phát cơn nhồi máu cơ tim thứ 2 do tình trạng xơ vữa động mạch gây ra. Do đó, chúng ta có thể sử dụng một số loại gia vị sau:
- Gừng: Có chứa hợp chất shogaol và gingerol, có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch, có thể làm giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa trên thành động mạch, ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo có hại.
- Hạt tiêu: Có chứa capsaicin, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim và bệnh đột quỵ.
Tuy nhiên, gừng và tiêu đều là những gia vị có tính nóng, chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải, không nên dùng quá nhiều, quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Nhồi máu cơ tim nên kiêng gì để nhanh hồi phục?
Bên cạnh việc xác định nhồi máu cơ tim nên ăn gì, người bệnh cũng không nên bỏ qua danh sách những thực phẩm cần kiêng để bảo vệ sức khỏe. Việc sử dụng nhiều các thực phẩm này sẽ làm gia tăng sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, cơn nhồi máu cơ tim dễ tái phát hơn. Các thực phẩm mà người bị nhồi máu cơ tim nên kiêng bao gồm:
1. Muối và thực phẩm chứa nhiều muối
Người bị nhồi máu cơ tim nên hạn chế sử dụng muối trong 3 tuần đầu tiên, khi cơ thể đã ổn định, cần giảm ăn mặn, giảm lượng muối sử dụng mỗi ngày xuống mức tối thiểu. Tốt nhất chỉ nên dùng dưới 5g muối/ngày, việc tiêu thụ muối sẽ làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, dễ gây ra biến chứng sau cơn đột quỵ. Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối như các loại cá mặn, thịt muối, dưa muối, đồ muối chua, mắm nêm, mắm cá cơm, thịt xông khói, xúc xích…
2. Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Nguyên tắc dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu cơ tim chính là phải kiểm soát chỉ số cholesterol, chỉ số huyết áp và chỉ số đường huyết. Do đó, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng dầu mỡ và đường nạp vào cơ thể. Cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn được chế biến ở dạng nướng, chiên rán, các loại mỡ động vật, bơ thực vật, các loại dầu tinh luyện có thành phần dầu cọ, dầu olein để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương…
3. Các loại thịt đỏ
Đối với người bình thường, có thể sử dụng 70g thịt đỏ/ngày. Tuy nhiên, người bị nhồi máu cơ tim nên hạn chế sử dụng thịt đỏ vì loại thịt này đặc biệt chứa nhiều cholesterol xấu, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Không cần phải kiêng hoàn toàn nhưng tốt nhất nên hạn chế thay thế bằng cách bổ sung protein thực vật bằng các loại hạt, loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Thịt đỏ là loại thịt có màu đỏ, có thể kể đến như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê…
4. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa
Các chất béo chuyển hóa thường có nhiều trong những loại thực phẩm như bánh quy, bánh quế, bơ thực vật, bánh pizza đông lạnh, bắp rang trong lò vi sóng, da thịt gà, kem cà phê, đồ nướng, mỡ thực vật… Việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm gia tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu. Đây là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, dẫn đến sự hình thành của cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
5. Nước ngọt, nước giải khát có gas
Các loại nước ngọt, nước giải khát có gas thường chứa nhiều đường, việc sử dụng 1 chai nước ngọt/ngày làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành lên đến 26% và nguy cơ đột quỵ lên 21%. Hơn nữa, sử dụng nước ngọt, nước giải khát có gas còn làm tăng chỉ số đường huyết, tăng sự thèm ăn và nguy cơ thừa cân, béo phì, làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch.
Một số lưu ý cho người bị nhồi máu cơ tim
Theo lời khuyên của các bác sĩ, sau khi xuất viện, người bệnh nhồi máu cơ tim nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng. Nên tuân theo nguyên tắc đa dạng dinh dưỡng, cân đối các nhóm chất, hạn chế protein động vật, ăn nhiều tinh bột, hải sản, rau xanh, trái cây. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cố gắng kiểm soát chỉ số đường huyết, chỉ số cholesterol và chỉ số huyết áp của cơ thể. Tuân theo hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch.
- Nên chú ý kiểm soát cân nặng, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng. Nên ăn nhạt, thanh đạm, hạn chế sử dụng các gia vị như đường, muối vì chúng không tốt cho sức khỏe
- Đặc biệt, cần hạn chế tối đa mỡ động vật, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên chế biến thực phẩm ở dạng luộc, hấp thay vì chiên, xào, rán…
- Cần hạn chế tối đa rượu bia, bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá thụ động, hạn chế dùng cà phê, chất kích thích vì nó ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe của người sau nhồi máu cơ tim.
- Nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
- Nên tĩnh dưỡng ở nơi có bầu không khí yên tĩnh, cố gắng tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, giữ cho tâm trạng ổn định, tránh tức giận, nổi cáu, đi dạo nhiều hơn để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ hồi phục, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Nhồi máu cơ tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong và tỷ lệ tái phát cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!