Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân Là Từ Đâu?

Nhồi máu cơ tim trước đây là căn bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, người hay hút thuốc lá, uống rượu bia, có tiền sử bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp… Tuy nhiên, hiện nay, độ tuổi người mắc căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ xuất hiện ở người trẻ mà còn có thể xảy ra ở những người còn rất trẻ. Nhồi máu cơ tim ở người trẻ cần có sự quan tâm đúng mức đề phòng ngừa nguy cơ tử vong và các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. 

Tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ tại Việt Nam

Nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch cấp tính, vô cùng nguy hiểm xảy ra khi bị gián đoạn lưu lượng máu đến tim trong một thời gian nhất định, khiến cơ tim không được cung cấp oxy và dưỡng chất dẫn đến hoại tử. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có đến 17.9 triệu người tử vong do các bệnh lý về tim mạch gây ra, trung bình cứ 40 giây trôi qua lại có một ca nhồi máu cơ tim (NMCT) xảy ra. Tỷ lệ tử vong khi mắc căn bệnh này là 70%, tỷ lệ người trẻ mắc NMCT ở người trẻ là 10.5% và ở người rất trẻ (dưới 30 tuổi) là 1.8%.

Độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim ngày càng có xu hướng trẻ hóa
Độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Trước đây, nhồi máu cơ tim đa phần chỉ xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi, những người có bệnh lý rối loạn chuyển hóa… Thế nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng, báo động cho sự trẻ hóa về độ tuổi mắc NMCT. Nguy cơ tử vong do NMCT ở người trẻ cũng thường cao hơn so với người trung niên, cao tuổi. Lý do là đa phần người bệnh trẻ tuổi rất chủ quan, không nghĩ mình mắc nhồi máu cơ tim, khi mệt thì thường nghỉ ngơi để cơ thể tự hồi phục. Trong khi đó, người mắc căn bệnh này phải nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Kết quả là người bệnh bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, đa số thường tử vong trước khi tiếp cận được với nhân viên y tế. 

Các bệnh viện tại Việt Nam đã tiếp nhận không ít trường hợp bị nhồi máu cơ tim khi tuổi đời bệnh nhân còn chưa đến 30. Đáng nói là có những trường hợp bệnh nhân còn rất trẻ và hoàn toàn không hề có dấu hiệu hay tiền sử bệnh lý mạn tính trước đây, tiền căn gia đình cũng không ghi nhận đặc điểm gì nổi bật. Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, có thể xảy ra ở những đối tượng đang ở độ tuổi trẻ trung, sung sức không hề có bệnh lý mạn tính nào. Do đó, người trẻ nên thận trọng, tốt nhất cần tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và có cách xử lý phù hợp khi gặp phải. 

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ 

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn đột ngột ở động mạch vành (động mạch nuôi tim) khiến lưu lượng máu đến tim bị gián đoạn, làm tổn thương thậm chí hoại tử các tế bào cơ tim. Nếu không được cấp cứu kịp thời, vị trí cơ tim hoại tử sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, khó phục hồi, nguy cơ tử vong cũng cực kỳ cao, có thể lên đến 50 – 70%. Nhồi máu cơ tim ở người già và người trẻ không có sự khác biệt về biểu hiện và mức độ nguy hiểm nhưng thường khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. 

Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim là do cục huyết khối hình thành từ mảng xơ vữa là tắc động mạch, do co thắt động mạch vành, do mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch hoặc do dị dạng động mạch bẩm sinh hay bóc tách động mạch chủ… Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người trẻ thường gặp có thể kể đến như: 

1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa ở người trẻ chính là do thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học, ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng. Một bộ phần người trẻ thường không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, thức ăn chiên rán, các loại thức uống nhiều đường, nước ngọt có gas, nước tăng lực… 

Hậu quả là dung nạp quá nhiều cholesterol xấu vào cơ thể, bị rối loạn chuyển hóa lipid… Dẫn đến sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch làm hẹp lòng động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim và gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra và di chuyển, tạo điều kiện cho các tiểu cầu bám lên hình thành nên cục huyết khối gây tắc nghẽn lòng mạch và gây thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến sự xuất hiện của cơn nhồi máu cơ tim. 

2. Lối sống không lành mạnh

Bên cạnh chế độ ăn uống, lối sống thiếu khoa học cũng là yếu tố là gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim ở người trẻ. Những thói quen xấu thường gặp là:

  • Thức khuya: Thức quá khuya sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi đúng mức, nhịp tim cũng không thể điều chỉnh ổn định. Thức khuya và ngủ bù vào hôm sau được nhiều người trẻ cho là chuyện bình thường, tuy nhiên điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch. Nếu kéo dài sẽ gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Nhậu nhẹt: Không chỉ người trung niên mà một bộ phận người trẻ cũng có thói quen nhậu nhẹt. Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, các thực phẩm thiếu lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng không cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Uống nhiều rượu bia khiến huyết áp tăng cao, gây suy cơ tim dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. 
  • Hút thuốc lá: Người thường xuyên hút thuốc lá dễ gặp phải các cơn đau thắt ngực và có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn rất nhiều so với người không hút thuốc. Đặc biệt, đối với những đối tượng này, nguy cơ tử vong và gặp nhiều biến chứng sau cơn NMCT cũng cao hơn.

Lối sống ảnh là một trong những yếu tố hàng đầu khiến tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim gia tăng. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, tốt nhất chúng ta nên điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt của mình. 

3. Lười vận động

Thói quen lười vận động xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng ở người trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện cũng như sức khỏe của chúng ta. Một phần là do tình hình dịch bệnh vừa qua, một phần do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thiết bị điện tử và ảnh hưởng của tính chất công việc. 

Tình trạng lười vận động ở người trẻ chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng của yếu tố thời đại. Đặc biệt, ở môi trường đô thị, không gian sinh hoạt hạn hẹp, người trẻ lại có thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử để lướt web, xem các chương trình giải trí hoặc chơi các trò chơi điện tử. Hậu quả là sức khỏe suy giảm, nguy cơ thừa cân, béo phì tăng cao, khả năng lưu thông máu của cơ thể giảm sút đáng kể, dễ bị thiếu máu, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh lý khác. 

4. Căng thẳng, áp lực

Stress, căng thẳng, mệt mỏi cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim ở người trẻ. Được biết, khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol và adrenaline liên tục, gây tác hại đến sức khỏe hệ tim mạch. Không chỉ vậy, nó còn khiến cơ thể dễ bị xuất hiện cục huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu và gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người trẻ

Căng thẳng, mệt mỏi ở người trẻ thường đến từ những thay đổi của nhịp sống hiện đại, áp lực từ việc học tập, từ công việc khiến chúng ta không có nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Khi bị stress, chúng ta thường có các dấu hiệu như tim đập nhanh, hồi hộp, đầu đau nhức, choáng váng, ăn uống không tiêu, tay chân đổ mồ hôi, thiếu hụt năng lượng, kiệt sức, sụt cân, dễ nóng nảy, ức chế, hay suy nghĩ tiêu cực, dễ bùng nổ… 

5. Thừa cân, béo phì, mỡ máu

Thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu gây ra hàng loạt nguy cơ về sức khỏe, trong đó có NMCT. Theo khảo sát, tỷ lệ người Việt Nam có lượng cholesterol cao là 30%, con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Người thừa cân béo phì, mỡ máu cao thường có chỉ số cholesterol xấu trong máu cao, làm gia tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trên thành động mạch, lâu này có thể gây NMCT do mảng xơ vữa nứt vỡ, hình thành nên cục huyết khối làm chặn dòng máu nuôi tim. 

6. Yếu tố di truyền

Một gia đình có người từng mắc bệnh tim mạch, từng bị NMCT thì nguy cơ bị NMCT của các thành viên khác trong gia đình là rất cao. Theo các nghiên cứu, những người có gien PON1 thường có mức cholesterol xấu LDL cao hơn những người thuộc gien khác (theo nghiên cứu được đăng trên chuyên trang Eatthis). 

7. Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân đã đề cập, NMCT ở người trẻ cũng có thể xuất hiện do một số yếu tố như:

  • Dị tật bẩm sinh 
  • Bệnh lý tim mạch như hở van tim, giãn cơ tim, bệnh động mạch vành… 
  • Do bệnh cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, bệnh suy giáp, bệnh thận mạn… 

Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim ở người trẻ 

Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, thuộc dạng cấp cứu khẩn trong y khoa, người bệnh cần được kịp thời sơ cứu, cấp cứu để làm giảm nguy cơ tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không chỉ người trung niên, cao tuổi, người thừa cân, béo phì mà cả những người trẻ, không có tiền sử bệnh lý cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. 

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở người trẻ chủ yếu là do sự hình thành của cục huyết khối trong lòng động mạch xuất phát từ chế độ ăn uống, lối sống, thói quen thiếu lành mạnh kéo dài nhiều năm. Triệu chứng của nhồi máu cơ tim không phải là người bệnh đột ngột ôm ngực rồi ngã xuống như chúng ta thường thấy trên phim, mà rất đa dạng, nhiều mức độ. Cần nắm bắt các triệu chứng để có cách xử lý kịp thời, phù hợp nhất. Một số dấu hiệu nhận biết NMCT ở người trẻ có thể kể đến như:

  • Đau thắt ngực ở phía sau xương ức, đau lan lên vai, dưới hàm, lan sang tay trái và ngón tay đeo nhẫn
  • Các cơn đau thường kéo dài 30 phút, dù nghỉ ngơi cũng không thấy thuyên giảm
  • Có trường hợp người bị nhồi máu cơ tim chỉ thấy đau nhẹ ở vùng ngực nhưng cũng có trường hợp người bệnh có cảm giác đau thắt ngực như bị ai bóp nghẹt, đau như bị dao đâm
  • Ngoài đau thắt ngực thì có thể kèm theo một số triệu chứng khác như toát mồ hôi lạnh, đánh trống ngực, khó thở, thở dốc, buồn nôn, nôn, hồi hộp…
  • Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, choáng váng, có trường hợp ngất xỉu đột ngột, ngưng thở hoặc ngưng tim… 

Các triệu chứng của NMCT diễn biến rất nhanh, xuất hiện đột ngột, gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, người bệnh không nên ngồi nghỉ ngơi chờ cơn đau qua đi mà cần nhanh chóng gọi cấp cứu. Sau 30 phút khi cơn NMCT xuất hiện, nếu không được cấp cứu kịp thời, các tế bào cơ tim sẽ bị hoại tử, gây sẹo vĩnh viễn. Trong 2 – 4 tiếng sau đó nếu không được kịp thời tiếp cận với các điều trị y tế thì nguy cơ tử vong của người bệnh là rất cao. 

Khác biệt giữa nhồi máu cơ tim ở người trẻ và người già 

Thực tế, không có sự khác biệt về triệu chứng và di chứng do nhồi máu cơ tim gây ra ở người trẻ và người già. Thông thường, sự khác biệt này đến từ nguyên nhân gây bệnh và nguy cơ tử vong. Đa phần nguyên nhân gây xơ vữa động mạch dẫn đến tắc lòng động mạch vành ở người trẻ là do chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, nhiều cholesterol xấu cùng lối sống thiếu khoa học, lành mạnh. Ở người già chủ yếu là do tuổi tác cao, cơ thể lão hóa, quá trình lưu thông máu suy giảm, bệnh lý nền làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối.

Không có quá nhiều khác biệt giữa NMCT ở người trẻ và người già
Không có quá nhiều khác biệt giữa NMCT ở người trẻ và người già

Đặc biệt, NMCT ở người trung niên, cao tuổi thường là hệ quả của một quá trình dài, liên quan đến nhiều yếu tố gây ra. Trong khi đó, ở người trẻ chủ yếu đến từ tình trạng xơ vữa động mạch gây hình thành huyết khối trong lòng động mạch vành đến từ căng thẳng, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học trong nhiều năm. Tình trạng xơ vữa động mạch ở người già thường diễn ra từ từ, chậm rãi, làm cơ tim thích nghi dần với tình trạng thiếu máu cơ tim. Người già cũng thường chú ý nhiều đến các bất thường của cơ thể và thường xuyên thăm khám nên dễ phát hiện cục huyết khối hơn.

Trong khi đó, ở người trẻ, năng lượng thường khá dồi dào, sức khỏe sung mãn nên thường rất chủ quan đến các bất thường về sức khỏe của mình, nghĩ rằng mình không thể bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ được. Bên cạnh đó, lòng động mạch của người trẻ ít có mảng xơ vữa, trơn láng hơn người già, khi cục huyết khối xuất hiện đột ngột, tim sẽ không kịp thích nghi, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với người già.

Tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim ở người già cao hơn nhiều so với người trẻ nên tỷ lệ tử vong ở người già cũng cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở người trẻ lại cao hơn người già do người bệnh chủ quan, không sớm thăm khám, điều trị. Đa phần các ca cấp cứu nhồi máu cơ tim ở người trẻ thường rất nghiêm trọng, khó hồi phục, nguy cơ tử vong cao do chậm trễ thời gian vàng trong điều trị NMCT. 

Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim ở người trẻ 

Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, cơ tim của người trẻ chưa trải qua sự thiếu máu dần dần như người lớn tuổi nên thường thích nghi không kịp, cơ tim nhanh chóng bị hoại tử gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đột ngột. Ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến nhồi máu cơ tim, nhất là cảm giác đau nặng ngực, ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, siết chặt, đau lan lên vai, tay trái, lên cằm… Người bệnh nên nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân, bạn bè đưa đến cơ sở y tế chuyên sâu. 

Phương pháp điều trị 

Đối với người nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, điều trị như sau:

  • Chẩn đoán: Thường sẽ kiểm tra nhịp tim, huyết áp, đo điện tâm đồ ECG, xét nghiệm, phân tích công thức máu, siêu âm tiêu 4D, chụp động mạch vành bằng DSA, siêu âm tim gắng sức, CT động mạch vành… 
  • Điều trị ban đầu: Tùy vào tình trạng, mức độ tổn thương mà tiến hành đưa ra biện pháp kiểm soát phù hợp. Thường sẽ cho thở máy, đặt nội khí quản, dùng thuốc kiểm soát triệu chứng như thuốc giảm đau, kiểm soát nhịp tim, chống tập kết tiểu cầu… 
  • Điều trị chính bằng đặt stent động mạch vành: Giúp tái lưu thông máu nuôi tim để hạn chế tổn thương và hoại tử tế bào cơ tim. Thời gian vàng trong điều trị NMCT bằng phương pháp này là 48 giờ đầu tiên, đặt stent mạch vành giúp khai thông động mạch tắc nghẽn, can thiệp vào mạch để tái tưới máu, cung cấp máu kịp thời cho vùng cơ tim bị tổn thương. 
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG): Được áp dụng cho trường hợp hẹp động mạch vành nghiêm trọng, phải dùng một đoạn ống ghép bằng động mạch hoặc tĩnh mạch ghép vào động mạch vành bị hẹp để tái tưới máu cho cơ tim.

Mức độ nguy hiểm của NMCT

Nhồi máu cơ tim là cấp cứu khẩn cấp, bệnh cần được sớm phát hiện và điều trị kịp thời để tăng tỷ lệ sống sót, giảm nguy cơ biến chứng. Sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như sau:

  • Biến chứng sớm: Thường là đột tử, rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, tai biến, vỡ tim… Trong đó, đột tử, tai biến và vỡ tim rất nguy hiểm, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt, theo dõi các dấu hiệu bất thường để phòng ngừa tình trạng này. 
  • Biến chứng muộn: Các biến chứng này thường xảy ra sau khi cơn nhồi máu cơ tim đã xuất hiện được một thời gian. Thường là vách tim phình to liên quan đến suy tim hoặc tắc mạch chủ, đau dây thần kinh, hội chứng viêm màng tim… 

Sau khi bị nhồi máu cơ tim, tuổi thọ của người bệnh sẽ giảm sút đáng kể, chỉ có khoảng 46% các trường hợp được cứu sống là sống được trên 10 năm. Hơn nữa, sức khỏe của người đã từng bị nhồi máu cơ tim đã suy giảm rất nghiêm trọng, không thể làm việc gắng sức như trước đây. Để tránh bệnh tái phát, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng lối sống khoa học lành mạnh, thường xuyên tái khám nhất là khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch cho người trẻ 

Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ ngày càng gia tăng. Phần lớn có liên quan đến lối sống, thói quen sinh hoạt. Do đó, để phòng ngừa các bệnh lý này, tốt nhất chúng ta nên:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đa dạng dưỡng chất. Nên ăn nhiều rau xanh trái cây, tích cực bổ sung các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, thịt trắng… để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế ăn nhiều muối, nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, đồ nướng, các loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng như mì gói, snack, đồ ăn vặt kém lành mạnh, thịt đỏ, các loại nước ngọt… 
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đa dạng sẽ giúp phòng ngừa đáng kể các bệnh lý về tim mạch
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đa dạng sẽ giúp phòng ngừa đáng kể các bệnh lý về tim mạch
  • Duy trì trọng lượng cơ thể, nên giảm cân với người thừa cân béo phì, giảm lượng muối sử dụng, kiểm soát tốt chỉ số cholesterol xấu trong cơ thể. Nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức để giữ cho hệ tim mạch được khỏe mạnh.
  • Nên tăng cường vận động, tránh ngồi/nằm quá nhiều, những người ít vận động có nguy cơ gây phải các biến cố tim mạch và nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều so với những đối tượng khác.
  • Tránh tập thể thao gắng sức, việc tập luyện cực độ với cường độ cao làm tăng nguy cơ đột tử tim, ngừng tim đột ngột ở những người có bệnh lý tim tiềm ẩn. Với người bình thường, việc tập luyện quá độ cũng làm tổn thương tim, rối loạn nhịp tim gây nguy cơ NMCT cao.

Nhìn chung, nhồi máu cơ tim ở người trẻ là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, có nguy cơ gây tử vong cực kỳ cao. Tỷ lệ người trẻ bị NMCT ngày càng gia tăng, thậm chí có thể xảy ra ở những người còn rất trẻ, còn chưa đến 25 tuổi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn và có cách xử lý, phòng ngừa phù hợp đối với căn bệnh này. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường dễ bị nhầm lẫn với nhau Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Có Sự Khác Nhau Thế Nào?
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ não đều là những bệnh lý gây nguy cơ tử vong và tàn tật cao, cần được sớm phát hiện và cấp cứu…
Người đã bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chuyên gia chia sẻ

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để…

Độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim ngày càng có xu hướng trẻ hóa Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân Là Từ Đâu?

Nhồi máu cơ tim trước đây là căn bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, người hay hút…

Nhồi máu cơ tim block nhánh phải là tình trạng không hiếm gặp Nhồi Máu Cơ Tim Block Nhánh Phải Là Gì? Điều Trị Thế Nào?

Nhồi máu cơ tim block nhánh phải là tình trạng không hiếm gặp, hay xảy ra, được đánh giá là…

Có khoảng 71% phụ nữ cảm thất mệt mỏi bất thường trước khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim 1 tháng 9 Dấu Hiệu Nhồi Máu Cơ Tim Ở Phụ Nữ Cần Biết Để Điều Trị

Theo thống kê, tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới,…

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi nhanh là thắc mắc của nhiều người Nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh tình?

Sau cơn nhồi máu cơ tim, mức độ phục hồi của cơ thể phụ thuộc phần lớn vào chế độ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua