Lấy Tủy Răng Không Sạch: Mối Nguy Hại Cho Răng Miệng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Lấy tủy răng thường được chỉ định cho những trường hợp tủy viêm không hồi phục, tủy hoại tử để giúp làm sạch ổ viêm, loại bỏ các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sau khi lấy tủy, răng của người bệnh vẫn thường xuyên bị đau nhức, ê buốt, các cơn đau xuất hiện thường xuyên. Đây là dấu hiệu của việc lấy tủy răng không sạch, bạn cần nhanh chóng thăm khám nha khoa, bệnh viện uy tín để tránh các hiểm họa khôn lường. 

Lấy tủy răng là gì? Quy trình

Tủy răng được xem là nguồn sống của răng, có vai trò cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng răng, đồng thời có chứa các dây thần kinh cảm giác để răng cảm nhận được cảm giác từ bên ngoài khi kích thích đến răng. Lấy tủy răng hay diệt tủy răng là phương pháp điều trị nhằm loại bỏ đi phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử khi không có khả năng phục hồi để ngừa ổ nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các răng khác.

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục, hoại tử tủy
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục, hoại tử tủy

Lấy tủy răng cũng giúp người bệnh viêm tủy răng không còn phải thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức, ê buốt khó chịu do tủy răng viêm nhiễm nghiêm trọng nữa. Đây là thủ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật, tay nghề, trình độ chuyên môn cao, trung tâm nha khoa được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết, đảm bảo vệ sinh. 

Quy trình lấy tủy răng thường được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tình trạng răng, chụp x-quang để xác định vị trí, mức độ viêm tủy răng. 
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và tiến hành gây tê giảm đau.
  • Bước 3: Đặt đế cao su để răng khô ráo, ngăn ngừa hóa chất đi xuống nướu và họng
  • Bước 4: Tiến hành diệt tủy răng bằng kỹ thuật và dụng cụ chuyên dụng
  • Bước 5: Chụp x-quang kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo tủy đã được lấy hết hoàn toàn
  • Bước 6: Trám ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. 

Lấy tủy răng không sạch là gì? Dấu hiệu nhận biết 

Lấy tủy răng không sạch là tình trạng lấy tủy nhưng vẫn còn sót tủy trong răng, răng không được lấy sạch sẽ phần tủy bị viêm. Hậu quả là tủy răng tái viêm, nhiễm trùng khiến người bệnh sau khi lấy tủy vẫn cảm thấy răng bị đau nhức, ê buốt khó chịu. Tình trạng lấy tủy răng không sạch thường là do tay nghề của bác sĩ, nha sĩ không đảm bảo, không có kỹ thuật, không có chuyên môn, sau khi lấy tủy không kiểm tra lại gây sót tủy trong răng. 

Thông thường, sau khi lấy tủy, tình trạng răng ê buốt, khó chịu chỉ kéo dài khoảng từ 2 – 3 ngày đầu tiên, sau đó sẽ giảm dần và không còn cảm giác đau khi bị thực phẩm, nhiệt độ kích thích. Răng đã được lấy tủy hoàn toàn được xem là răng đã “chết” sẽ không còn cảm giác đau nhức dai dẳng, chức năng ăn nhai cũng được khôi phục hoàn toàn. Răng sẽ không còn tình trạng thường xuyên bị ê buốt, đau âm ỉ hoặc đau nhói bất chợt như trước đây. 

Tuy nhiên, nếu răng được lấy tủy không sạch thì người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tái viêm, tủy răng tiếp tục bị hoại tử. Điều này làm các cơn đau do viêm, hoại tử tủy răng tiếp tục tiếp dẫn, tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết lấy tủy răng không sạch có thể kể đến như:

  • Tình trạng đau nhức, ê buốt răng kéo dài, thường xuyên xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày trở lên
  • Nước răng bị sưng đỏ, hay bị đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi bị các thực phẩm quá nóng, quá lạnh kích thích
  • Nước răng thường xuyên chảy máu, răng hay bị đau khi ăn nhai thực phẩm 
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, không được cải thiện dù đã lấy tủy răng do ổ viêm trong răng không được làm sạch…

Lấy tủy răng bị sót có nguy hiểm không? 

Theo chia sẻ của các nha sĩ, lấy tủy răng không sạch thường có liên quan đến bước lấy tủy răng nhưng không lấy hết được tủy, do không cẩn thận hoặc kỹ thuật không đảm bảo, hoặc có liên quan đến bước trám bít ống tủy. Thông thường, đây là 2 bước vô cùng quan trọng, có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của một ca lấy tủy để điều trị tủy răng.

Tình trạng lấy tủy răng không sạch rất đáng lo ngại, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Tình trạng lấy tủy răng không sạch rất đáng lo ngại, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Việc tủy răng được lấy không sạch rất nghiêm trọng, có thể gây ra một số vấn đề sau: 

  • Gây đau nhức kéo dài, người bệnh sẽ thường cảm giác răng ê buốt, các cơn đau xuất hiện thường xuyên, có khi đau âm ỉ có khi đau nhói. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, không thể ăn nhai được. Lâu ngày gây thiếu hụt dưỡng chất, làm cơ thể mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc. 
  • Đau nhức răng còn ảnh hưởng đến việc ăn nhai thức ăn của người bệnh. Điều này làm bệnh nhân chỉ có thể ăn đồ mềm, lỏng, dễ nuốt, không thể nhai nhỏ được thực phẩm. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là sức khỏe dạ dày. 
  • Ngoài ra, ở một số trường hợp, người bị lấy tủy răng không sạch còn có thể xuất hiện một số biến chứng như vùng lợi dưới chân răng mưng mủ, chứa dịch mủ, vi khuẩn gây hại bên trọng. Nguy hiểm hơn còn có thể gây viêm chóp răng, áp xe răng làm lây lan ổ viêm, ảnh hưởng đến các răng lân cận. 

Có thể thấy, lấy tủy răng không sạch, còn sót tủy viêm trong răng sau khi lấy tủy rất nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan, lơ là trước các triệu chứng này để tránh các biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe toàn thân lẫn sức khỏe răng miệng của mình. 

Hướng dẫn xử trí khi bị lấy tủy răng không sạch

Sau khi lấy tủy răng, nhiều người thường cho rằng tình trạng đau nhức, khó chịu sẽ kéo dài vài ngày rồi biến mất, chỉ cần cố gắng chịu đựng là được. Thế nhưng, nếu lấy tủy răng không sạch mà không được điều trị, các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi có các dấu hiệu lấy tủy răng không sạch hoặc răng đau thường xuyên trên 5 ngày, bạn cần:

1. Thăm khám bác sĩ, nha sĩ uy tín 

Người bệnh không nên chủ quan trước các dấu hiệu bất thường về răng miệng, càng không nên cho rằng ráng chịu đựng, khi tủy răng chết đi là sẽ không còn đau nữa. Việc cần làm của chúng ta lúc này là nhanh chóng tái khám hoặc lựa chọn một trung tâm nha khoa, bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt lớn, uy tín để thăm khám. 

Qua quá trình thăm khám, chẩn đoán, các bác sĩ, nha sĩ sẽ xác định được vấn đề mà bạn đang gặp phải, đồng thời đưa ra hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều nha khoa “mọc” lên tại các thành phố lớn, nhỏ trên cả nước nhưng chất lượng thì không đảm bảo, nha sĩ, bác sĩ không có chuyên môn, trình độ không cao. Điều này khiến người bệnh dễ gặp rủi ro, nguy cơ khi điều trị các vấn đề nha khoa phức tạp. 

Để điều trị tình trạng lấy tủy răng không sạch, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng cao, yêu cầu điều trị bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc mua thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể khắc phục được tận gốc tình trạng tủy răng còn sót sau khi lấy tủy.

Với trường hợp lấy tủy răng không sạch lần đầu, có thể lấy phần tủy còn sót lần nữa nếu vật liệu hàn trám chưa cứng
Với trường hợp lấy tủy răng không sạch lần đầu, có thể lấy phần tủy còn sót lần nữa nếu vật liệu hàn trám chưa cứng

Thông thường, hướng xử trí với tình trạng lấy tủy răng không sạch thường là:

  • Thực hiện lấy tủy một lần nữa bằng trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm lấy sạch phần mô tủy bị viêm còn sót lại. 
  • Trong trường hợp chất hàn đã quá cứng chắc, không thể thực hiện mở tủy để lấy tủy một lần nữa thì phải tiến hành giải phẫu cắt chóp răng. 
  • Trong trường hợp xấu nhất, nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, không thể thực hiện được thì giải pháp cuối cùng chính là nhổ răng. 

2. Chăm sóc đúng cách 

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nha sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng, chế độ dinh dưỡng và lối sống của mình để hỗ trợ điều trị. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chải răng đúng cách, tốt nhất từ 2 – 3 lần/ngày, chải kỹ các mặt nhai của răng. Nên chăm sóc răng miệng cẩn thận, dùng bàn chải lông mềm, đặt nghiêng mặt bàn chải để làm sạch răng miệng, tránh ảnh hưởng đến nướu răng. 
  • Răng sau khi lấy tủy cần được chú ý hơn trong việc chăm sóc, làm sạch, có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. 
  • Người bị lấy tủy răng không sạch cần có chế độ ăn uống đa dạng, khoa học, tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Cần hạn chế sử dụng các thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh, quá dai hoặc khô cứng. 
  • Tránh các thực phẩm quá chua, chứa nhiều axit, nhiều đường, nhiều tinh bột để tránh làm hỏng men răng, gây tích tụ mảng bám trên răng. 
  • Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas… Từ bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, dùng răng để cắn vật cứng hoặc cắn móng tay… 

Tóm lại, lấy tủy răng không sạch rất đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Với trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên nhanh chóng đến trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện uy tín, đáng tin cậy để thăm khám và có hướng xử lý phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm tủy răng cửa Viêm Tủy Răng Cửa: Có Đau Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm tủy răng cửa là tình trạng viêm nhiễm nặng khi vi khuẩn đã tấn công phá hủy mô răng,…

Răng khôn bị viêm tủy Răng khôn (răng số 8) bị viêm tủy và Giai đoạn hình thành

Răng khôn bị viêm tủy là tình trạng không quá phổ biến vì không ai cũng cũng mọc răng khôn.…

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Chăm Sóc Thế Nào?

Răng đã chết tủy hoặc được điều trị tủy sẽ bị suy giảm tuổi thọ, chỉ có thể tồn tại…

Diệt Tủy Răng Có Hại Hay Ảnh Hưởng Gì Không? Lưu Ý Gì?

Diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng phổ biến, được nhiều người biết đến…

Viêm chóp răng Viêm Chóp Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Chữa Trị

Viêm chóp răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng dễ bị nhầm lẫn với sâu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua