Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Khám và theo dõi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng glucose trong máu tăng cao, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24. Lượng đường trong máu có thể trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể dễ dàng chuyển sang tiểu đường tuýp II nếu các bà bầu không có biện pháp kiểm soát đường huyết phù hợp sau sinh phù hợp.

tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không
Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ), là bệnh phổ biến, xuất hiện vào nửa cuối thai kỳ, xảy ra khi hàm lượng đường (glucose) trong máu ở mức cao. Giống như những bệnh lý khác, tiểu đường có thể gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe mẹ như thai to, băng huyết sau sinh, khó sinh. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như: tổn thương ở vai, vấn đề hô hấp… Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục, tiểu đường thai kỳ có thể gây hậu quả phức tạp không thể lường trước.

Thông thường, tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp tốt để kiểm soát đường huyết, các bà mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần sinh tiếp theo hoặc bệnh chuyển thành tiểu đường tuýp II.

Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 5 – 10% bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường tuýp II ngay sau đó và có đến 50% người được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp II vào 5 –  10 năm sau.

Do đó, phụ nữ mang thai cần kiểm thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Song song với ổn định đường huyết, các bà mẹ cần chú đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập để duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.

Khám và kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh quan trọng như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám định kỳ để phát hiện vấn đề bất thường và kiểm soát sớm.

  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nếu như theo dõi và phát hiện ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường, can thiệp bằng biện pháp dinh dưỡng và thay đổi lối sống hợp lý sẽ làm giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường tuýp II. 
  • Với trường hợp bị tiểu đường, việc thăm khám sớm cũng giúp bệnh nhân tìm biện pháp để khắc phục tình trạng đường huyết tăng cao, giảm nguy cơ mắc phải biến chứng.
  • Ngoài ra, sàng lọc tiểu đường tuýp II sau sinh cũng làm giảm nhẹ hậu quả của bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo, chẳng hạn: dị tật bẩm sinh, tăng huyết áp, sinh non, khó sinh, hạ đường huyết sau sinh…

Như vậy, thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết sau sinh ở các bà mẹ từng được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết. Điều này giúp bạn có biện pháp điều chỉnh, cân đối chế độ dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và biến chứng.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ và muốn hạn chế nguy cơ bị tiểu đường sau sinh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày là có thể đưa đường huyết về mức bình thường. Với những ai đã mắc tiểu đường tuýp II, thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc phải biến chứng nguy hiểm như mờ mắt, hoại tứ chi, suy thận

Chế độ ăn uống

  • Không kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ăn ngọt mà cần điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Nguyên tắc ăn uống dành cho đối tượng bị tiểu đường thai kỳ là: giảm tinh bột, tăng cường chất xơ, đạm, chất béo lành mạnh, chọn lựa và bổ sung thực phẩm có chỉ lượng và tải lượng đường huyết thấp. 
  • Ăn ba bữa chính với hàm lượng vừa phải và bổ sung 2 –  3 bữa phụ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao và đột ngột.
  • Nên ăn nhiều rau xanh trước khi ăn cơm để tạo hàng rào chất xơ, làm chậm quá trình hấp thu tinh bột và giải phóng đường vào máu.

Chế độ sinh hoạt, luyện tập

  • Dành 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để thực hành những bài tập vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, yoga.. để nâng cao thể lực, đồng thời cải thiện độ nhạy cảm của insulin và giảm nồng độ đường trong máu.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

Dùng thuốc

Nếu đường huyết tăng cao, các biện pháp thay đổi lối sống, sinh hoạt hằng ngày không cải thiện được bệnh, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định thuốc đặc trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể thẩm thấu qua nhau thai hoặc bài tiết vào sữa mẹ nên phữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc khi được chuyên gia cho phép.

Trên đây là giải đáp tiểu đường thai kỳ có hết không và một số lưu ý giúp theo dõi, kiểm soát đường huyết sau sinh nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp tiểu đường thai kỳ chuyển biến thành tiểu đường tuýp II, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới. Do đó, thăm khám và kiểm tra đường huyết định kỳ là cách tốt nhất để phòng và tránh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ứng dụng công nghệ tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường đã được thực nghiệm từ năm 2005 Chữa tiểu đường bằng tế bào gốc ai nên áp dụng?

Phát triển công nghệ chữa tiểu đường bằng tế bào gốc được xem là bước đột phá của Ngành y.…

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân Các giai đoạn của bệnh tiểu đường và thông tin cần biết

Có người mắc bệnh tiểu đường nhiều năm vẫn sống khỏe. Có người vừa phát hiện bệnh đã tử vong…

Thực đơn chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu…

Gạo dành cho người tiểu đường loại nào tốt, mua ở đâu?

Gạo là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn ở các gia đình thuộc nước Á Đông. Khi…

Bệnh tiểu đường có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Tiểu đường là một bệnh có tính di truyền, nhất là đối với trường hợp tiểu đường loại 1. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua