Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé. Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống phù hợp còn góp phần kiểm soát lượng đường huyết tăng cao, ngăn bệnh chuyển sang tiểu đường tuýp II. Vậy, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Nguyên tắc ăn uống cơ bản dành cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi lượng đường (glucose) trong máu ở đối tượng phụ nữ mang thai tăng cao. Tình trạng trên thường phổ biến ở tuần thai thứ 24 – 28, điều này không tốt cho cả mẹ và bé. Lượng đường có thể trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển và chuyển biến nghiêm trọng hơn nếu thai phụ không có biện pháp quản lý đường huyết thích hợp.

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng tiểu đường mà không cần dùng đến thuốc. Chế độ ăn uống của các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có đủ protein, chất béo và hỗn hợp carbohydrate (chất bột đường), tuy nhiên cần cân đối ở mức vừa phải. Tiêu thụ quá nhiều hợp carbs có thể khiến đường huyết tăng đột biến.

Nhìn chung, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý nguyên tắc ăn uống cơ bản sau đây:

  • Bổ sung nhiều đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Giới hạn chất bột đường.
  • Bổ sung rau quả, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Khẩu phần ăn chỉ nên chứa dưới 30% chất béo.
  • Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn.
  • Không ăn một lúc quá nhiều lần, thay vào đó nên chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm sự sản sinh insulin.

Thông tin thêm: Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Khám và theo dõi

Bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, hằng tuần, phự nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

Bổ sung chất xơ trong rau xanh, hoa quả tươi

Chất xơ là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Bổ sung nhiều chất xơ giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột, kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, ăn nhiều chất xơ còn giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra lâu hơn, nhờ vậy có thể duy trì lượng đường huyết ở mức vừa phải.

ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi ít đường.

Bạn có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh như cải, xà lách, củ dền, cây họ đậu…; Một số loại hoa quả như cam, việt quất, dâu tây, bưởi, ổi… cũng được khuyến khích vì chứa ít carbs. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một số loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp và ăn lượng vừa phải để không làm tăng lượng đường trong máu.

Xem thêm: 20 Hoa quả tốt cho người tiểu đường và lưu ý khi ăn

Kiểm soát thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Năng lượng do tinh bột cung cấp chiếm đến 60% tổng năng lượng cơ thể cần (số liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động thể lực, cần nặng trung bình). Tuy nhiên, ăn nhiều tinh bột khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc chọn lựa nguồn cung cấp tinh bột phù hợp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể nhưng cũng hạn chế tối đa nguy cơ tăng đường huyết.

Phụ nữ mang thai nên bổ sung các loại tinh bột phức hợp có trong gạo lứt, khoai củ và hạn chế thực phẩm chứa carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng.

Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh tinh bột trong khẩu phần ăn để điều chỉnh đường huyết, cụ thể:

  • Không ăn nhiều tinh bột cùng một lúc.
  • Kết hợp tinh bột với protein, chất béo lành mạnh.

Sử dụng protein lành mạnh

Bổ sung protein cùng với tinh bột, hoặc lựa chọn thực phẩm giàu tinh bột và protein giúp cân bằng lượng đường trong máu. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn thực phẩm nạc, giàu protein, chẳng hạn như: thịt cá, gà, trứng, đậu hũ, đậu…

tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì
Thịt cá cung cấp nhiều protein lành mạnh, tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Lựa chọn thực phẩm có tải lượng đường huyết thấp là một chọn lựa thông minh đối với bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ. Thông thường, người bị tiểu đường thai kỳ nên chọn thực phẩm cố chỉ số đường huyết trung bình – nhỏ (<69 GI).

Thực phẩm có lượng đường huyết thấp gồm có:

  • 100% bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
  • Rau không tinh bột
  • Rau chứa tinh bột như đậu Hà Lan, cà rốt.
  • Một số loại trái cây như bưởi, táo, cam, đào, lê
  • Đậu, đậu lăng, đậu xanh.

Những loại thực phẩm này có chỉ số GI thấp nên đường giải phóng từ từ vào máu, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh. Một số loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Dầu oliu, dầu lạc
  • Cá ngừ, cá hồi, cá mòi
  • Hạt chia
  • Hầu hết các loại hạt.

Nên kiêng gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Bên cạnh việc xác định thực phẩm tốt cho sức khỏe, phụ nữ tiểu đường trong thai kỳ cũng cần đặc biệt chú ý hạn chế hoặc loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày những thực phẩm có thể làm tăng đường huyết. Cụ thể:

Tránh thực phẩm chứa nhiều đường

Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh luyện và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường, càng nhiều càng tốt.

tiểu đường thai kỳ nên kiêng những gì
Bà bầu bị tiểu đường hạn chế ăn đồ ngọt.

Thực phẩm có đường cần tránh bao gồm:

  • Bánh các loại, bánh quy
  • Kẹo
  • Pudding
  • Nước ngọt
  • Nước ép trái cây có thêm đường.

Tránh ăn nhiều tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột có chứa hàm lượng lớn carbohydrate. Khi ăn, cơ thể sẽ giải phóng hormone để chuyển hóa chúng thành glucose, làm tăng đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cung cấp năng lượng chính để duy trì hoạt động cho cơ thể nên bạn không thể tránh tuyệt đối mà cần có biện pháp cắt giảm phù hợp. Một số loại thực phẩm giàu tinh bột phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn là:

  • Bánh mì trắng
  • Khoai tây trắng
  • Gạo trắng
  • Mì trắng.

Tránh các loại đường và carbohydrate tiềm ẩn

Một số thực phẩm rõ ràng không phải là nguồn cung cấp đường hoặc carbohydrate, nhưng chúng vẫn có thể chứa mức độ không lành mạnh của cả hai loại thực phẩm này. Các thực phẩm thuộc phân nhóm trên gồm có:

  • Đồ ăn chế biến sẵn
  • Gia vị: nước sốt cà chua.
  • Đồ ăn nhanh.
  • Rượu.

Ngoài ra, sữa và trái cây chứa đường tự nhiên chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải.

Chất béo bão hòa

Một số loại chất béo không bão hòa có trong thịt mỡ lợn, phủ tạng động vật, da động vật, kem tươi, dầu dừa… có thể là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu dùng nhiều. Do đó, phụ nữ đang trong thai kỳ cũng nên hạn chế chất béo từ những nguồn vừa liệt kê trên.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường mà không cần đến thuốc. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết vẫn ở nồng độ cao kể cả khi đã kiểm soát đường nghiêm ngặt bằng chế độ ăn uống và tập luyện, lúc này bạn có thể cần dùng đến một số thuốc để khắc phục. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tư vấn loại thuốc phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
chữa tiểu đường bằng đậu bắp Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thực sự hiệu quả?

Sử dụng đậu bắp chữa tiểu đường từ lâu đã là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng.…

Suy giảm trí nhớ và đau đầu là một trong những biểu hiện lâm sàng của người hạ huyết áp Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiều người vẫn nghĩ tình trạng hạ đường huyết chỉ xảy ra với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực…

đường dành cho người tiểu đường Đường dành cho người tiểu đường loại nào tốt, an toàn?

Việc sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình kiểm…

Phác đồ điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị đái tháo đường là phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường theo tiêu chuẩn chung…

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân Các giai đoạn của bệnh tiểu đường và thông tin cần biết

Có người mắc bệnh tiểu đường nhiều năm vẫn sống khỏe. Có người vừa phát hiện bệnh đã tử vong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua