Trám Răng Xong Bị Ê Buốt Nên Làm Gì? Phòng Ngừa Sao?

Trám răng xong bị ê buốt là tình trạng thường xảy ra ở người vừa mới thực hiện kỹ thuật trám răng thẩm mỹ. Thông thường, biểu hiện ê buốt răng, khó chịu sẽ thuyên giảm hoàn toàn sau vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân khác và cần được khắc phục kịp thời. 

Trám răng xong bị ê buốt là do đâu? 

Trám răng là kỹ thuật nha khoa được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ, hư hại do sâu răng, viêm tủy,… Mục đích của phương pháp trám răng là phục hình răng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai, nghiền thức ăn. Việc sử dụng vật liệu nha khoa trám bít hố, rãnh còn giúp bảo vệ lớp men răng, từ đó ngăn ngừa các vấn đề răng miệng thường gặp.

Ê buốt răng sau khi trám
Trám răng xong bị ê buốt thường xảy ra khoảng vài ngày do răng, mô nướu chưa kịp thích nghi

Những tác động vật lý lên răng trong quá trình trám răng có thể là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt. Theo đó, tình trạng này thường xảy ra vài ngày sau khi trám và sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ê buốt răng sau khi trám là biểu hiện của nhiều vấn đề răng miệng cũng như các sai sót trong quá trình trám răng. Cụ thể:

  • Tủy răng còn sót lại: Trám răng thẩm mỹ thường áp dụng trong những trường hợp viêm tủy răng. Theo đó, trước khi sử dụng vật liệu nha khoa trám bít, bác sĩ sẽ loại bỏ mô tủy bị tổn thương, viêm nhiễm rồi vệ sinh sạch để tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy tiến triển nặng nề. Nếu tủy răng bị viêm không được làm sạch sẽ gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức sau khi trám. Lâu dần sẽ khiến răng bị lung lay, làm tăng nguy cơ mất răng.
  • Các bệnh nha khoa chưa được kiểm soát: Trường hợp bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu không được kiểm soát trước khi trám răng có thể gây ra tình trạng ê buốt sau khi trám.
  • Dị ứng với vật liệu trám răng: Dị ứng vật liệu gây trám răng khiến răng ê buốt thường xảy ra ở người có cơ địa mẫn cảm. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra do vật liệu trám răng không đảm bảo chất lượng, thực hiện tại cơ sở kém uy tín. Dị ứng với vật liệu trám răng đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, ê buốt, chảy máu răng, sưng mô nướu.
  • Miếng trám không đúng vị trí: Kỹ thuật trám răng sai sẽ khiến miếng trám bị lệch, cộm gây vướng víu, khó chịu, đau nhức và ê buốt trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến viêm tủy răng, khiến răng bị lung lay, dễ gãy rụng.
  • Mô nướu và răng chưa thích nghi với miếng trám: Trám răng xong bị ê buốt có thể xảy ra do mô nướu và răng chưa thích ứng với miếng trám. Đây là tình trạng thường gặp ở người trám răng và có thể tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này tiến triển nặng và cần thăm khám sớm để tránh phát sinh biến chứng.

Trám răng xong bị ê buốt nguy hiểm không?

Thông thường, trám răng xong bị ê buốt chỉ kéo dài từ vài ngày đến 1 – 2 tuần. Sau thời gian này, cảm giác ê buốt, khó chịu sẽ biến mất hoàn toàn, bạn sẽ dễ dàng trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, trường hợp trám răng gây ê buốt kéo dài đi cùng với một số biểu hiện bất thường khác cần được thăm khám và khắc phục sớm.

Răng gãy rụng
Tình trạng răng ê buốt sau khi trám nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mất răng

Bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát sớm. Cụ thể:

  • Viêm tủy răng làm tăng nguy cơ mất răng
  • Cảm giác bị cấn, cộm trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tình trạng ê buốt sẽ tiến triển nặng nề khi bạn ăn đồ lạnh, nóng, chua
  • Tình trạng răng bị ê buốt sau khi trám răng kéo dài nếu không được kiểm soát có thể làm tổn thương mô nướu, hình thành ổ mủ chân răng.
  • Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.

Biện pháp khắc phục răng bị ê buốt sau khi trám 

Trám răng xong bị ê buốt là tình trạng thường gặp. Với những trường hợp bị ê buốt răng thông thường có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để làm giảm cảm giác khó chịu và khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu răng bị ê buốt kéo dài, tiến triển nặng nề và đi kèm các biểu hiện khác cần can thiệp điều trị y tế để khắc phục.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng răng bị ê buốt sau khi trám:

1. Cải thiện răng ê buốt sau khi trám tại nhà  

Việc áp dụng một số cách chữa tại nhà như ngậm nước muối, chườm lạnh, dùng gừng, tỏi hoặc sử dụng một số sản phẩm chăm sóc răng miệng làm giảm ê buốt có thể giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng sau khi trám. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để khắc phục tình trạng nhanh chóng.

Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể cải thiện tình trạng ê buốt răng

Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng sau khi trám:

Ngậm nước muối:

  • Pha nước muối với tỷ lệ 1 lít nước ấm với 0.9g muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc Tây
  • Sau khi chải răng thì dùng nước muối ngậm và súc miệng khoảng 30 giây
  • Nhổ bỏ và lặp lại vài lần
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất

Tỏi:

Tỏi không chỉ là nguyên liệu được dùng trong nhiều món ăn để tăng hương vị mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhờ vào các thành phần hoạt chất. Theo đó, nguyên liệu này chứa hàm lượng allicin, florua dồi dào có tác dụng trong tiêu diệt vi khuẩn gây hại, chống viêm và hỗ trợ quá trình tái khoáng, củng cố lớp men răng. Từ đó làm giảm tình trạng ê buốt, đau nhức khó chịu sau khi trám răng.

  • Chuẩn bị 1 tép tỏi, bóc vỏ, rửa sạch rồi mang đi giã nát
  • Sau khi chải răng thì dùng tỏi đắp vào răng bị ê buốt
  • Sau vài phút thì súc miệng kỹ với nước ấm để loại bỏ mùi hôi của tỏi
  • Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần để làm giảm cảm giác khó chịu 

Gừng:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng hoặc đập dập
  • Đun sôi lượng nước vừa đủ sau đó cho gừng vào đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp
  • Đợi đến khi nước nguội thì dùng nước này súc miệng
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Chườm lạnh:

  • Chuẩn bị vài viên đá cho vào túi chườm
  • Chườm túi bên ngoài răng bị ê buốt khoảng 10 phút
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần

Cách này không chỉ làm giảm tình trạng ê buốt sau khi trám răng mà còn cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm mô nướu và một số biểu hiện đi kèm.

Nước súc miệng, kem đánh răng chống ê buốt:

Kem đánh răng
Để cải thiện tình trạng ê buốt răng, bạn có thể sử dụng kem đánh răng chống ê buốt

Ngoài những mẹo giảm đau buốt răng trên, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa các thành làm giảm ê buốt. Một số sản phẩm bao gồm kem đánh răng chống ê buốt, nước súc miệng chống ê buốt răng,…

Bên cạnh tác dụng cải thiện tình trạng ê buốt răng, những sản phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc làm dịu mô nướu bị tổn thương, sưng viêm, tăng hiệu quả làm sạch răng miệng và phòng ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp.

Các biện pháp tại nhà khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi trám có thể làm giảm cảm giác nhói buốt, khó chịu sau khi trám răng. Trường hợp tình trạng không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng đi kèm với các biểu hiện bất thường khác, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách. 

2. Đến phòng khám trong trường hợp cần thiết 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi trám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Việc chủ động trong việc thăm khám và điều trị sớm sẽ không chỉ kiểm soát các triệu chứng khó chịu nhanh chóng mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. 

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng răng bị ê buốt tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Răng ê buốt sau khi trám do sâu răng, viêm tủy: Trường hợp răng bị ê buốt sau khi trám do chưa loại bỏ vết sâu, tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ miếng trám. Sau đó xử lý vết sâu, phần tủy bị viêm, vệ sinh sạch rồi tiến hành trám răng lại. Tình trạng này sau khi xử lý sẽ không gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ê buốt.
  • Sai kỹ thuật trám răng: Răng bị ê buốt sau khi trám do sai kỹ thuật khá phổ biến. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám cũ và thay miếng trám mới phù hợp. Sau khi thay miếng trám phù hợp, tình trạng ê buốt, cộm sẽ được khắc phục nhanh chóng. 

Phòng ngừa ê buốt sau khi trám răng bằng cách nào? 

Trám răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến, thường được áp dụng trong nhiều trường hợp. Tình trạng này có thể khiến răng bị ê buốt trong vài ngày đầu và tự thuyên giảm dần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp răng bị ê buốt xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và cần được kiểm soát kịp thời để tránh phát sinh rủi ro.

Khám răng miệng
Cần lựa chọn bệnh viện/ phòng khám nha khoa chất lượng, uy tín nếu có nhu cầu khám và chữa trị các bệnh lý nha khoa

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa ê buốt răng sau khi trám hiệu quả:

  • Để tránh tình trạng ê buốt răng và rủi ro khi thực hiện kỹ thuật trám răng, bạn cần chọn bệnh viện/ phòng khám nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cũng như đảm bảo quy trình vô trùng, vô khuẩn.
  • Trường hợp có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với vật liệu nha khoa, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng miếng trám phù hợp, tránh phát sinh các rủi ro trong quá trình thực hiện.
  • Sau khi trám răng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm. Bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn về liều lượng cũng như tần suất để làm giảm tình trạng ê buốt.
  • Sau khi trám răng, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ nhai để hạn chế áp lực lên mô nướu, làm giảm tình trạng ê buốt, khó chịu. Bên cạnh đó, hạn chế các thức uống đậm màu, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Một trong những biện pháp cần thiết để làm giảm tình trạng ê buốt răng là vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước, loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng (nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn, xe vật cứng,…)
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ và lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đồng thời kịp thời xử lý các vấn đề nha khoa phát sinh.

Trám răng xong bị ê buốt là tình trạng thường gặp, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, tình trạng này kiểm soát tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này cần được can thiệp y tế để tránh phát sinh rủi ro, biến chứng nặng nề. Để đảm bảo an toàn cũng như tránh ê buốt răng, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Răng bị ê buốt lung lay Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Là Bị Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Răng bị ê buốt lung lay là vấn đề răng miệng khá phổ biến và gây ra những ảnh hưởng…

Ê buốt răng và chảy máu chân răng Ê Buốt Răng và Chảy Máu Chân Răng: Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Ê buốt răng và chảy máu chân răng là các triệu chứng nha khoa thường gặp. Tình trạng này thường…

Răng bị ê buốt lung lay Bị Ê Buốt Răng Cửa (Hàm Trên, Hàm Dưới) Nên Xử Lý Sao?

Bị ê buốt răng cửa (hàm trên, hàm dưới) là tình trạng phổ biến, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân…

Ê buốt răng sau khi trám Trám Răng Xong Bị Ê Buốt Nên Làm Gì? Phòng Ngừa Sao?

Trám răng xong bị ê buốt là tình trạng thường xảy ra ở người vừa mới thực hiện kỹ thuật…

Răng mẻ bị ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Răng Mẻ Bị Ê Buốt Do Đâu Gây Ra? Biện Pháp Phòng Ngừa

Răng mẻ bị ê buốt khó chịu, đặc biệt là khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc khi bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua