Đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Và cách giảm an toàn
Tiểu đường là tình trạng gia tăng lượng đường trong máu hormone Insulin trong cơ thể thiếu hụt khiến lượng đường dự trữ trong máu mà không thể chuyển hóa thành năng lượng. Vậy nếu như lượng đường huyết cao thì có phải bị tiểu đường không, làm cách nào để đưa đường huyết về chỉ số an toàn?
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
Đường huyết là lượng glucose trong máu. Thông thường, glucose được vận chuyển từ ruột hoặc gan đến các tế bào qua đường máu và được hấp thụ qua các kích thích tố insulin. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển hóa glucose gặp trục trặc gây tích tụ đường trong máu dẫn đến bệnh lý đái tháo đường.
Thực tế, khi chỉ số đường huyết cao thì chưa hẳn đã mắc bệnh tiểu đường. Đôi khi, lượng đường huyết chỉ tăng cao ở một thời điểm nhất định rồi trở lại bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý của cơ thể. Nếu lượng đường huyết thường xuyên tăng cao và không thể điều chỉnh về mức bình thường là biểu hiện của bệnh lý.
Đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Việc xác định có mắc tiểu đường hay không phụ thuộc vào chỉ số đường huyết trong máu thông qua xét nghiệm lúc đói, lúc bình thường và sau khi ăn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết ở người bình thường là:
- Chỉ số lúc đói: Từ 5,0 – 7,2 mmol/L, tức là từ 90 – 130mm/dL
- Chỉ số sau khi ăn 2 giờ: Nhỏ hơn 10 mmol/L, tức là nhỏ hơn 180 mg/dL.
- Chỉ số trước lúc đi ngủ từ 6,0 – 8,3 mmol/L, tức là nằm từ 110 – 150 mg/dL.
Từ chỉ số đường huyết này có thể nhận thấy, chỉ số đường huyết cao sẽ nằm ở mức:
- Lúc đói: Vượt mức 130ml/dL
- Sau khi ăn 2 giờ: Lớn hơn 180 mg/dL
- Trước khi đi ngủ: Lớn hơn 150 mg/dL
Có thể kiểm tra đường huyết tại nhà, trước khi đo cần nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng để kiểm tra lúc đói. Thực hiện chế độ ăn uống bình thường để kiểm tra sau khi ăn 2 giờ. Để không ảnh hưởng đến kết quả, cần hạn chế sử dụng bia rượu, đồ ngọt, nước ngọt, thuốc lá…
Dấu hiệu nhận biết đường huyết cao
Ở người đường huyết cao thường có các dấu hiệu nhận biết sau đây:
Khát nước, đi tiểu nhiều
Do cơ thể dư thừa đường huyết nên thận phải tăng cường đào thải qua đường nước tiểu dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều. Khi số lần đi tiểu tăng lên, cơ thể dễ bị mất nước dẫn đến khát nước liên tục làm người đường huyết cao thường xuyên phải uống nước nhất là vào ban đêm.
Ăn nhiều, nhanh đói
Đường huyết được đưa vào các tế bào để sản sinh năng lượng. Nếu lượng đường trong máu không được chuyển hóa mà tích tụ trong máu sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ tạo ra cảm giảm đói để chúng ta tích cực nạp năng lượng vào cơ thể.
Người mệt mỏi, sụt cân
Mặc dù ăn rất nhiều nhưng vì không thể chuyển hóa thành năng lượng cho các tế bào trong cơ thể nên người có đường huyết cao thường dễ mệt mỏi, dễ choáng váng, toát mồ hôi mỗi lần vận động. Để sản sinh năng lượng thay thế, cơ thể sẽ ưu tiên sử dụng chất béo gây ra tình trạng sụt cân, người gầy yếu mặc dù ăn rất nhiều.
Hoa mắt, mắt mờ
Do các mạch máu, vi mạch tại mắt dễ chịu ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu. Do đó, khi đường huyết tăng cao thì thị lực sẽ suy giảm khiến khả năng nhìn nhận, quan sát bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, đau bụng, buồn nôn, tay chân tê bì, da khô ngứa, vết thương lành chậm…
Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao
Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:
- Thiếu hụt vitamin D
- Tiếp xúc với nguồn virus gây rối loạn miễn dịch
- Béo phì, chế độ ăn uống nhiều đường, giàu chất béo
- Ít vận động, thường xuyên ngồi một vị trí
- Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng quá nhiều tinh bột, cà phê, nước ngọt, rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ chế biến sẵn.
- Tự ý ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết
- Căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực kéo dài
- Viêm dạ dày, cảm lạnh, ảnh hưởng sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
Cách giảm đường huyết trong máu an toàn
Khi lượng đường huyết cao, nên sắp xếp thời gian thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán liệu bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay không. Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp sau:
Cách giảm đường huyết nhanh chóng
Nếu lượng đường huyết tăng đột ngột sau bữa ăn thì có thể áp dụng một số cách sau:
- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải lượng đường trong máu thông qua đường tiểu. Không áp dụng cho người mắc bệnh thận, suy tim, cao huyết áp.
- Uống 1 cốc trà xanh hoặc 3 – 4 thìa bột quế để giúp giảm nhanh lượng đường huyết trong máu.
- Tiến hành vận động nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút để tăng cường đốt cháy năng lượng và giảm đường huyết trong máu. Không áp dụng khi thấy choáng váng, chóng mặt.
Cách giảm đường huyết lâu dài
Các biện pháp tức thời chỉ có tác dụng ổn định đường huyết, nếu muốn cải thiện lượng đường huyết trong máu một cách an toàn, lâu dài cần:
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết: Cần tiến hành kiểm tra đường huyết bằng máy đo cầm tay ở 3 thời điểm là sau khi nhịn đói từ 8 – 10 tiếng, sau khi ăn 2 giờ và trước khi đi ngủ.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường ăn rau củ quả nhất là các thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate dạng phức tạo, ít đường như khoai lang, rong biển, cà rốt, mướp đắng, các loại đậu. Hạn chế sử dụng đồ ngọt, rau trộn, bơ, trứng, rượu bia, thuốc lá, bánh quy, bánh ngọt, nước ép trái cây, thực phẩm nhiều đường, giàu tinh bột, nhiều dầu mỡ…
- Thường xuyên luyện tập, rèn luyện thể dục thể thao: Nên lựa chọn các bài tập như đi bộ, chạy bộ, leo núi, đạp xe, bơi lội để thúc đẩy cơ thể sử dụng lượng đường trong máu.
- Ngủ đủ giấc, chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tránh căng thẳng mệt mỏi, hạn chế làm việc lao lực quá sức. Nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, có thể luyện tập yoga hoặc thiền để cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn xác định được đường huyết cao là gì, có phải bị tiểu đường không. Nếu lượng đường huyết thường xuyên vượt mức cho phép hoặc có dấu hiệu đường huyết cao, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ được được xét nghiệm, chẩn đoán và có biện pháp cải thiện phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!