Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường và cách dùng

Lá dứa là một loại thảo dược tự nhiên được cho là có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường. Đồng thời hướng dẫn cách dùng dược liệu này để nhận được kết quả tốt nhất.

tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường
Những thành phần hóa học có trong lá dứa có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Tác dụng của lá dứa trong điều trị bệnh tiểu đường

Lá dứa còn có tên gọi phổ biến khác là lá nếp thơm thường được sử dụng trong công thức nấu ăn hay nhuộm màu tự nhiên cho nhiều món ăn. Ngoài ra, với thành phần hóa học đa dạng, loại lá này còn được dùng để làm vị thuốc.

Ngoài việc hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp khớp, hỗ trợ hệ thống thần kinh, hỗ trợ giải cảm thì lá dứa còn có tác dụng kiểm soát đường huyết. Loại thảo dược này rất phủ hợp với việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Hàm lượng chất xơ có trong lá dứa có khả năng làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, bao gồm cả đường tự nhiên. Nhờ đó mà đem lại tác dụng giúp cơ thể cân bằng và kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.

Ngoài ra tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường còn nhờ vào thành phần bromelin có trong nó. Một nghiên cứu từ Viện Y học Cổ Truyền Trung Ương ghi nhận, chất này cùng với các chất chống oxy hóa và một số acid hữu cơ có trong lá dứa có khả năng ức chế sự phát triển của các gốc tự do. Đồng thời ngăn chặn chúng phá hủy thành mạch máu. Lá dứa đem lại tác dụng hạ đường huyết tương đối khả quan nếu được sử dụng đúng cách.

Cách sử dụng lá dứa giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Lá dứa mặc dù có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giúp cơ thể giữ cân bằng cũng như kiểm soát tốt hơn nhưng cần dùng đúng cách. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, cả việc dùng lá dứa ở dạng tươi hay phơi khô đều mang đến kết quả khả quan.

1. Cách sử dụng lá dứa tươi

Đây là cách đơn giản được nhiều người lựa chọn áp dụng. Bởi lá dứa là nguồn nguyên liệu dễ trồng, dễ kiếm. Chính vì thế không khó để kiếm được nguồn dược liệu tươi để sử dụng.

  • Chuẩn bị: 2 – 3 chiếc lá dứa tươi cùng với 1 lít nước lọc.
  • Thực hiện: Dùng nước muối loãng để rửa sạch lá dứa. Sau đó cho vào nồi và đổ nước sạch vào đun trên lửa nhỏ đến khi nước chuyển sang màu xanh giống như nước trà thì ngưng. Chia lượng nước thu được thành 3 lần uống/ngày. Nên uống khi còn ấm trước mỗi bữa ăn từ 20 – 30 phút.

2. Sử dụng lá dứa ở dạng khô

Trong trường hợp không có lá dứa tươi để sử dụng thì dùng lá dứa khô cũng đem lại tác dụng rất tốt.

lá dứa trị tiểu đường
Dùng lá dứa khô hãm nước uống thay trà có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường

Tuy nhiên cách chế biến có phần khác biệt:

  • Chuẩn bị: Khoảng 20 – 30g lá dứa khô cùng 500ml nước sôi nóng.
  • Thực hiện: Cho lá dứa vào ấm giữ nhiệt (cần tráng sơ với ít nước sôi rồi đổ nước đi). Tiếp tục cho nước sôi vào và hãm trong 30 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày thay cho nước trà.

Lời khuyên khi dùng lá dứa hỗ trợ điều trị tiểu đường

Lá dứa mặc dù được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát đường huyết nhưng bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây khi sử dụng:

  • Việc sử dụng lá dứa chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho các loại thuốc điều trị mà bác sĩ chỉ định.
  • Loại lá này mặc dù an toàn và lành tính nhưng cần dùng đúng cách với liều lượng phù hợp để phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Nên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, tăng cường rau xanh, trái cây. Tránh xa thức ăn ngọt, đồ có hàm lượng tinh bột cao, thức ăn chiên xào, đồ ăn sẵn, nước ngọt, thuốc lá, rượu bia.
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giữ tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng và góp phần hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
  • Đừng quên việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết, đồng thời đến các cơ sở y tế thăm khám để kiểm soát diễn tiến của bệnh được tốt hơn.

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, dễ dàng phát sinh biến chứng nếu không nghiêm túc điều trị. Việc sử dụng lá dứa để hỗ trợ điều trị cũng là một phương án tốt, tuy nhiên cần dùng đúng cách. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ để nhận lời khuyên và hướng dẫn cách dùng dược liệu này một cách phù hợp với hiện trạng bệnh của bản thân.

Tìm hiểu thêm: Các thuốc tiểu đường thế hệ mới

Ngày đăng 03:27 - 03/07/2022 - Cập nhật lúc: 11:17 - 04/07/2022
Chia sẻ:
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé.…

Các biến chứng của bệnh tiểu đường khiến bạn không dám nhìn

Tiến triển âm thầm nhưng bệnh tiểu đường lại tàn phá cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm…

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Khám và theo dõi

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng glucose trong máu tăng cao, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24.…

Ăn nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bài viết này giúp bạn đọc quan…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua