Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Phẫu thuật cột sống được chỉ định cho những bệnh nhân bị chấn thương cột sống do bệnh lý hoặc do tai nạn nghiêm trọng. Hình thức can thiệp ngoại khoa này mang đến hiệu quả nhanh cho bệnh nhân, đồng thời can thiệp đúng vào khu vực cần điều trị. Tuy nhiên các bác sĩ chỉ thực hiện phẫu thuật khi tình thế bắt buộc,  bởi nhìn chung đây vẫn là hình thức điều trị tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nguy cơ biến chứng sau mổ cột sống có thể xảy ra.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Mổ cột sống là phương pháp khắc phục những tổn thương nặng ở cột sống nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng sau điều trị

Mổ cột sống được thực hiện khi nào? Có nguy hiểm không?

Phương pháp mổ cột sống được các chuyên gia nhận định là hình thức điều trị hiệu quả, nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro cho bệnh nhân. Không phải mọi trường hợp bị chất thương hay thoái hóa, thoát vị cột sống đều bắt buộc phải phải phẫu thuật cột sống. Chỉ những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc hoặc có nguy cơ tổn thương cột sống đe dọa đến tính mạng mới được khuyến khích điều trị theo biện pháp này. 

Trong các vấn đề về cột sống nói chung, hình thức điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa ở cột sống được chỉ định cho nhóm bệnh nhân không đáp ứng điều trị với phương pháp bảo tồn. Khi chấn thương có thể gây đứt hoặc cản trở hoạt động của hệ thống dây kinh tọa, người bệnh có dấu hiệu tê liệt tứ chi, teo cơ hay tổn thương chèn tủy sống, ống sống sẽ được chỉ định phẫu thuật. 

Ngoài ra đối với những bệnh nhân bị tai nạn gây chấn thương cột sống, khiến cột sống bị biến dạng, bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp, hẹp ống sống,… Những đối tượng này nằm trong nhóm nguy cơ được phẫu thuật cột số cao hơn. Ngoài ra đối với những chấn thương thông thường, hình thức điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu theo hướng điều trị bảo tồn sẽ được ưu tiên.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật là tính hiệu quả và chính xác cao, do bác sĩ có thể trực tiếp quan sát và xử lý vùng cột sống bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng sau mổ cột sống khi cơ thể không hồi phục tốt, hoặc do những sai sót trong quá trình mổ. Trong đó tình trạng nhiễm trùng vết mổ, mất máu nhiều và tái phát bệnh lý là những vấn đề xảy ra phổ biến nhất. 

Không hẳn mọi trường hợp đều phát sinh biến chứng sau mổ cột sống, tỷ lệ biến chứng từ 5 – 10% tỷ lệ xảy ra khả năng này.  Nhìn chung, dù là điều trị nội khoa hay ngoại khoa thì song song đó vẫn luôn tồn tại những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Thông qua quá trình theo dõi và thăm khám, bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng dẫn điều trị bằng phương pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ này xảy ra. 

Cảnh giác những biến chứng sau mổ cột sống

Những biến chứng sau mổ cột sống có thể xảy ra tùy theo mức độ nhẹ đến nặng. Phổ biến là tình trạng cơn đau kéo dài sau phẫu thuật, và nặng hơn là nguy cơ liệt chi nếu như tổn thương ở vị trí phẫu thuật không được chữa lành. Theo nghiên cứu, thống kê những trường hợp biến chứng sau một cột sống thường nằm trong nhóm bệnh nhân có sức khỏe yếu, người cao tuổi, người mắc bệnh về huyết áp….

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Các cuộc phẫu thuật ngoại khoa dù đơn giản hay phức tạp điều có thể tiềm ẩn những rủi ro trong khi thực hiệu

Triệu chứng bất thường có khả năng xảy ra sau khi bạn mổ, hoặc xuất hiện chậm chạp sau một thời gian. Những biến chứng nhẹ sẽ được giải quyết nhanh chóng khi bạn phát hiện chúng kịp thời, tuy nhiên đa số những biến chứng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất bệnh nhân. Cụ thể phẫu thuật cột sống thường tiềm ẩn các nguy cơ sau:

Biến chứng nhiễm trùng sau mổ

Tình trạng nhiễm trùng sau khi mổ khá phổ biến trong các trường hợp điều trị ngoại khoa. Thực tế, nhiễm trùng không hề nguy hiểm nếu như bệnh nhân phát hiện sớm và có phương thức điều trị phù hợp. Đối với phẫu thuật cột sống, tình trạng nhiễm trùng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân phẫu thuật cắt đĩa đệm bị thoát vị. Lúc này bệnh nhân cần được can thiệp ngay để tránh vi khuẩn, vi trùng tấn công vào tủy sống và phá hủy hệ thống rễ thần kinh tại đây. 

Tình trạng nhiễm trùng có thể điều trị bằng các loại kháng sinh và thuốc giảm đau kết hợp. Sử dụng thuốc nội khoa được áp dụng tích cực trong khoảng từ 1 – 2 tuần nếu như không có triệu chứng phát sinh thê. Thông thường những khu vực bị nhiễm trùng sau mổ thường nằm ở miệng vết mổ, hoặc vùng đốt sống chưa được rửa và khử trùng sạch, các mô xung quanh dây thần kinh,…

Trường hợp xấu nhất là khi vùng bị nhiễm trùng nằm tại tủy sống hay dây thần kinh thì các loại thuốc sẽ không điều trị được hiệu quả. Lúc này bệnh nhân sẽ được cân nhắc phẫu thuật lần hai, kết hợp với kháng sinh hoặc loại bỏ một số dây thần kinh tổn thương nghiêm trọng. Nhiễm trùng thông thường có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu, nếu như bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng thì khả năng ảnh hưởng đến tính mạng có thể xảy ra.

Bệnh cột sống tái phát

Những căn bệnh ở cột sống thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, hẹp đốt sống, ung thư cột sống…. Mặc dù những biến chứng sau mổ cột sống có thể xảy ra nhưng tỷ lệ tái bệnh sau điều trị khá hiếm gặp.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể tái phát bệnh lý cột sống do nhiều nguyên nhân

Trung bình có khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau khi mổ có dấu hiệu tái bệnh, tỷ lệ này nằm trong nhóm bệnh nhân ở độ tuổi 40 – 50. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm phải mổ, sau 2 – 3 năm có sự hình thành một đĩa đệm đã điều trị trước đó. Tình trạng này bắt nguồn từ cơ địa, kết hợp với việc vận động quá sức của bệnh nhân sau khi đã điều trị.

Thông thường, đối với những bệnh lý nhiễm trùng đốt sống sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên đối với các căn bệnh ở cột sống, triệu chứng thường không cụ thể và diễn biến âm thầm nên bệnh nhân khó có thể nhận biết được. Thời gian tái bệnh còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và nghỉ dưỡng, ở độ tuổi càng cao thì khả năng tái bệnh càng có tỷ lệ ít khi xảy ra hơn. Những trường hợp tái phát sau phẫu thuật cột sống sẽ ít có tỷ lệ  thành công hơn do các tổn thương đã ở mức nhân đôi.

Cơn đau cột sống kéo dài

Hơn 70% các bệnh nhân sau khi phẫu thuật cột sống đều thừa nhận tình trạng đau cột sống dường như diễn ra âm ỉ kéo dài. Thực tế các chuyên gia có thể thông báo với bệnh nhân về cơn đau sau phẫu thuật, rằng chúng có thể biến mất hoàn toàn sau 1 – 2 tháng nghỉ ngơi. Tuy nhiên thực tế nhiều bệnh nhân bị đau lưng kinh niên, đây là một biến chứng sau mổ cột sống xảy ra rất phổ biến ở người cao tuổi.

Nguyên nhân được cho là bởi cấu trúc cột sống là một đường ống phức tạp, trong đó chứa hàng trăm đến hàng ngàn dây thần kinh nối đến các cơ quan khác khắp cơ thể. Khi cấu trúc này được mở ra bằng can thiệp ngoại khoa thì cơ bản cột sống đã bị tổn thương, và những tổn thương này sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng với người bệnh. Ở độ tuổi phẫu thuật càng cao thì tỷ lệ những tế bào xương mới được tạo ra càng ít. Điều này gây tổn thất đến cấu trúc xương, và từ đó gây ra những cơn đau kéo dài.

Cơn đau lưng xuất hiệu thường xuyên, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi và chúng sẽ nghiêm trọng hơn nếu như bạn vận động mạnh. Ngoài ra nếu như trong quá trình phẫu thuật, so sót có thể tạo thành những mô sẹo xung quanh dây thần kinh sau phẫu thuật cũng sẽ gây đau cho người bệnh.

Biến chứng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những biến chứng sau phẫu thuật cột sống ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống. Thoái hóa là thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp xương khớp không còn khả năng hình thành những tế bào mới và xây dựng lại cấu trúc tổn thương. Điều này thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi đã trải qua điều trị trong thời gian dài.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Thoái hóa cột sống là biến chứng phổ biến xảy ra sau khi phẫu thuật cột sống ở độ tuổi trung niên

Bất kỳ biểu hiện thương tích đĩa đệm, cột sống nào cũng dễ dàng bị thoái hóa sau khi phẫu thuật. Tình trạng này khiến cơ, xương khớp của bệnh nhân bị khiếm khuyết so với cấu trúc hoàn hảo ban đầu. Mặc dù các chức năng vẫn diễn ra bình thường nhưng ở bệnh nhân thoái hóa cột sống sẽ không thể vận động một cách thoải mái. Thoái hóa là một quá trình tất yếu của cơ thể, nhưng đối với bệnh nhân đã từ phẫu thuật cột sống thì thời điểm cột sống thoái hóa sẽ đến sớm hơn. 

 Biến chứng ở hệ thống mạch máu

Mạch máu bị tổn thương là biến chứng sau mổ cột sống chiếm tỷ lệ xảy ra khá thấp. Tỷ lệ tổn thương thường nằm dưới 4 %, trong đó đa số trường hợp liên quan đến các biến đổi viêm khiến cho mạch máu dính vào tổ chức lân cận. Và  phổ biến nhất là những mạch máu bị tổn thương ở đốt sống L5 . Tại hệ thống mạch máu này có các đường tĩnh mạch từ thắt lưng đi xuống và tĩnh mạch chậu thắt lưng, khi can thiệp phẫu thuật thì những mạch máu này dễ bị vỡ hoặc tắc ứ dẫn đến tự vỡ. 

Trong phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm lưng, khi thực hiện vén từ trái qua phải để bộc lộ đĩa đệm L4- L5 thì khả năng vỡ mạch máu có tỷ lệ xảy ra khá cao. Nếu như động mạch bị tổn thương thì những động mạch nhỏ khác sẽ bị ảnh hưởng và hình thành các vùng viêm giới hạn. Ngoài ra tiên lượng khả năng mất máu, xuất huyết cột sống có tỷ lệ cao. Từ những tổn thường này mà tạo thành chồi xương, biến chứng thành viêm đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Biến chứng tổn thương tạng

Tổn thương tạng thường đến từ những bất cẩn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Trong đó, tạng hay bị tổn thương nhất là khu vực niệu quản, ruột và phúc mạc. Có thể phát hiện tạng tổn thương nếu như người bệnh nhận thấy những cơn đau sau 3 – 6 tuần phẫu thuật cột sống, bệnh nhân có thể thực hiện nội soi để chẩn đoán.

Những dấu hiệu có nguy cơ cao cho thấy tạng tổn thương là tình trạng đau bụng, buồn nôn, kèm theo đó là tình trạng sốt cao, đau bụng vùng ¼ dưới bên trái.

Tổn  thương ở bàng quan hay phúc mạc là phổ biến nhất do những cơ quan này nằm gần đốt sống và thường bị chèn ép trong quá trình phẫu thuật. Mặc dù đây không phải là những biến chứng quá nghiêm trọng, nhưng nếu không cấp cứu kịp thời thì những tổn thương sẽ lớn thêm và ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác.

Ngoài ra còn có những tổn thương ở hệ thống trực tràng, nếu như ruột bị rách cần được khâu phục hồi ngay nhằm tránh để hình thành các ổ áp xe và viêm phúc mạc.

Các tổn thương thần kinh thực vật

Biến chứng tổn thương thần kinh thực vật sau mổ cột sống có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nam giới. Do các dây thần kinh thực vật này nằm gần vị trí ống sống nên khả năng biến chứng có tỷ lệ khá cao. Trong đó tình trạng tổn thương hệ thống dây thần kinh giao cảm T10- L3 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phóng tinh ngược dòng.

Theo nghiên cứu, biến chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật ở nam giới xảy ra với khoảng 6% bệnh nhân nam, với những biểu hiện rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Hệ thống rễ thần kinh thực vật dày đặc ở đốt sống rất dễ bị tổn thương sau khi điều trị phẫu thuật

Ngoài ra những tổn thương tại hệ thống dây thần kinh giao cảm thắt lưng (T12- L4) cũng là những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng khi thực hiện phẫu thuật ở đường mổ trước. Biến chứng này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh giao cảm, điều này cũng gây ra các rối loạn về cảm giác như tình trạng nóng, lạnh thất thường ở bàn tay, bàn chân…. Biến chứng liên quan đến hệ thần kinh thực vật và hệ thần kinh giao cảm là một trong những biến chứng khó có thể điều trị hoàn toàn.

Những dấu hiệu rối loạn chức năng và cảm giác sau khi phẫu thuật cột sống có dấu hiệu khá mờ nhạt. Thông thường những triệu chứng sẽ xuất hiện sau 6 tháng phẫu thuật. Vì thế người bệnh cần đảm bảo theo dõi các cử động, cũng như chức năng hoạt động chi dưới, bao gồm cơ quan sinh dục để theo dõi khả năng biến chứng này. 

Tổn thương rễ thần kinh

Một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ cột số là nguy cơ tổn thương hệ thống rễ dây thần kinh. Tổn thương rễ thần kinh chủ yếu xảy ra khi bệnh nhân được mổ đường trước tại khu vực liên thân đốt sống. Ngoài ra nguy cơ này cũng có thể xảy ra ở những ca phẫu thuật thay thế đĩa đệm.

Nếu bác sĩ nghi ngờ nguy cơ tổn thương rễ thần kinh sau khi mổ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra bằng phương pháp chụp MRI để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu tình trạng thoát vị nhân đệm do phẫu thuật, dụng cụ hàn xương chèn ép vào lỗ liên hợp sẽ gây ra các tổn thương tại rễ thần kinh tủy sống.

Tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những sai sót trong phẫu thuật, khi hàn xương liên đốt lối trước không lấy bỏ các pituiter một cách cẩn thận, hoặc khi tác động đến mặt sụn của đốt sống vô tình tổn thương đến rễ thần kinh. Ngoài ra những nguyên nhân hiếm gặp hơn, bao gồm tình trạng trồi nhân đệm vào ống sống, chèn ép lỗ liên hợp cũng là những nguyên nhân chính làm đứt gãy hoặc chệch hướng đi của rễ dây thần kinh.

Biến chứng liệt chi

Biến chứng liệt chi thường xảy ra khi tổn thương ở rễ thần kinh không được khắc phục. Đây là biến chứng sau mổ cột sống hiếm gặp, nhưng khi đã xảy ra thì khó có thể phục hồi được về trạng thái vận động ban đầu. Liệt chi còn đến từ tình trạng xơ hóa cơ và dây chằng sau khi tiến hành phẫu thuật, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh vĩnh viễn. Để phòng tránh nguy cơ này, ngay từ khi có dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị ngay lập tức.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Biến chứng liệt chi có tỷ lệ xảy ra rất hiếm và đa số xảy ra ở đối tượng người cao tuổi

Ngoài những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng trên, người bệnh nên chú ý đến các dấu hiệu như chảy máu vết mổ, rối loạn ruột hay rối loạn bàng quang. Nếu như tình trạng tích tụ trong phổi dẫn đến viêm phổi, khó thở xảy ra có thể cho thấy tình trạng máu đông xuất hiện tại những vị trí cục bộ ở khu vực gần nơi phẫu thuật. Nếu như không can thiệp sớm thì tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra.

Những lưu ý quan trọng phòng tránh biến chứng sau mổ cột sống

Những biến chứng xảy ra sau khi mổ cột sống đa số đều rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hồi phục vết mổ của bệnh nhân. Trường hợp xấu nhất là khi các tổn thương do biến chứng nghiêm trọng, bắt buộc bệnh nhân phải được phẫu thuật lần nữa trên cùng vị trí mổ trước đó.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Trình độ chuyên môn của bác sĩ là điều kiện quan trọng giúp phòng tránh biến chứng sau mổ cột sống

Theo các bác sĩ, để phòng tránh những nguy cơ xấu xảy ra thì người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, vận động khoa học theo nguyên tắc sau:

Chế độ dinh dưỡng sau mổ cột sống

  • Bệnh nhân vừa mới mổ cột sống chỉ nên dùng các loại thức ăn mềm, thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Không ăn thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, không ăn quá nhiều thịt đạm dễ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Bổ sung dinh dưỡng đủ chất, đa dạng các dưỡng chất để vết mổ được kích thích các mô mới làm lành nhanh hơn. 
  • Nhóm các loại thực phẩm nên bổ sung tăng cường là các loại trái cây, rau xanh, thực phẩm có thể cung cấp canxi cho xương khớp.
  • Bổ sung ở mức cân đối nhóm thực phẩm giàu protid đến từ động vật và thực vật.
  • Uống nhiều nước và không dùng các loại thức uống có cồn, thức uống có caffeine trong thời gian điều trị.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm có thể gây sẹo sau mổ như thịt đỏ, thịt gà, hải sản, rau muống…
  • Tham khảo chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bao yên tâm.

Dành thời gian để nghỉ ngơi và vận động phù hợp

Trong 1 – 2 tuần sau khi mổ cột sống, bệnh nhân hạn chế vận động và chỉ dành thời gian nằm nghỉ ngơi tại giường, trong thời gian này bệnh nhân sẽ được theo dõi trực tiếp tại bệnh viện.

Các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và điều cần biết
Xây dựng thời gian vận động phù hợp và khoa học góp phần phòng ngừa biến chứng sau mổ cột sống
  • Trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ có thể tự chăm sóc và nghỉ dưỡng tại nhà, trong thời gian này nếu cần thiết bệnh nhân sẽ được đeo nẹp hoặc đai định hình để cố định cấu trúc cột sống.
  • Khi nghỉ dưỡng, người bệnh cần hạn chế tuyệt đối những hoạt động mạnh, bao gồm xoay cổ, vặn mình, không nên nằm ngủ với tư thế nghiêng người hay sử dụng gối cao sẽ khiến cột sống chịu áp lực lớn.
  • Trong vòng 2 – 3 tháng, mặc dù vết mổ đã hồi phục nhưng bệnh nhân vẫn chưa được phép hoạt động mạnh, tuy nhiên bạn có thể đi lại trong nhà cẩn thận để kích thích khí huyết lưu thông.  
  • Trong vòng 4 – 5 tháng sau bệnh nhân có thể thực hiện những động tác vận động cơ bản, rèn luyện những bộ môn đơn giản như bơi lội hoặc đi bộ, tập dưỡng sinh,… 
  • Không nên tập luyện yoga trong thời gian 6 – 10 tháng sau khi mổ cột sống vì các áp lực lên cột sống lớn có thể gây tổn thương cho cột sống mới vừa lành lặn.
  • Người bệnh không nên lao động nặng nhọc trong ít nhất 1 năm sau mổ, đồng thời không ngồi xe máy hay xe đạp đến những nơi dằn xóc… để không tạo áp lực đến cột sống, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
  • Bệnh nhân có thể tham khảo bác sĩ về các phương pháp tập vật lý trị liệu để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Người bệnh tuyệt đối tuân thủ những lời khuyên của chuyên gia về các bộ môn vận động phù hợp nhất cho cơ thể.

Bài viết đã liệt kê các biến chứng sau mổ cột sống thường gặp nhất cũng như những cách phòng tránh cho bệnh nhân mới vừa mổ. Không phải tất cả mọi trường hợp mổ cột sống đều có nguy cơ mắc phải các biến chứng trên. Tùy theo từng độ tuổi, đối tượng cũng như mức độ bệnh lý trước phẫu thuật mà mỗi bệnh nhân sẽ có quá trình phù hồi nhanh chậm khác nhau. Quan trọng trên hết là người bệnh cần chủ động chăm sóc cơ thể và nghỉ ngơi tuyệt đối sau thời gian điều trị ngoại khoa để hạn chế thấp nhất tỷ lệ biến chứng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau xương cụt là bệnh gì? Cách điều trị (tự nhiên + thuốc)

Đau xương cụt là dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh lý như viêm vùng xương cụt, u nang…

7 Cách trị mỏi cổ đơn giản mà hiệu quả nhanh

Xoa bóp cổ, day ấn huyệt, thay đổi tư thế ngồi làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi,... là những…

6 Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt cho hiệu quả bất ngờ

Trong dân gian nổi tiếng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt hiệu quả, an toàn và lành tính…

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm – Điều cần biết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi. Phương pháp…

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần biết

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những lựa chọn được nhiều bệnh nhân quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua