Đau mạng sườn bên trái – phải sau lưng có nguy hiểm?
Tình trạng đau xương sườn sau lưng là triệu chứng xảy ra ít nhất một lần trong đời. Cơn đau có thể diễn biến nhanh chóng hoặc có khuynh hướng tái phát âm ỉ một thời gian rồi biến mất. Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh xương khớp, bệnh thận hoặc các vấn đề về tiêu hóa nói chung.
Tình trạng đau xương sườn sau lưng bên trái hoặc bên phải có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân phát sinh cơn đau. Nếu đau cơ học do chấn thương tạm thời thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên những cơn đau do bệnh xương khớp, hoặc bệnh thận, phổi,… cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm hơn.
Đau xương sườn sau lưng là do đâu?
1. Đau xương sườn sau lưng do bệnh
Đặc trưng của những cơn đau xương sườn sau lưng bên phải hoặc trái do bệnh là cơn đau thường kéo dài trong thời gian nhất định. Trong đó, những nguyên nhân chính gây đau chủ yếu là do:
Bệnh viêm đại tràng (đau ruột thừa)
Mặc dù ruột thừa nằm trong hệ thống tiêu hóa nhưng ruột thừa lại có mối liên kết với hệ thống cơ và xương sườn phía sau lưng bên phải. Khi bị viêm đại tràng (đau ruột thừa), cơn đau thường bắt đầu ở vùng hạ sườn phải rồi lan phía sau lưng. Do một phần của ruột thừa nằm ở bên phải phía gần xương sườn nên người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác đau nhói âm ỉ nhưng chạm vào xương sườn thì không thấy đau.
Bệnh nhân đau ruột thường thường bị đau dữ dội, kéo dài, triệu chứng có khuynh hướng tái phát nếu không điều trị dứt điểm. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân cần được phẫu thuật nếu không vi khuẩn gây viêm ruột có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau xương sườn là một trong những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, khi mà các đĩa đệm bắt đầu chèn ép lên hệ thống dây thần kinh liên sườn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 2/3 người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có triệu chứng đau ở xương sườn phía sau lưng.
Triệu chứng xảy ra ở một trong hai vùng sườn trái hoặc phải, tùy thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép. Biến chứng này xảy ra là do đĩa đệm bị thoát vị, phình lồi ở giai đoạn 2 của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều trường hợp, cơn đau cũng có thể xuất hiện khi người bệnh vận động, làm việc sai tư thế khiến các đĩa đệm cọ xát, khô khớp,…
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương các dây thần kinh liên sườn và dẫn đến các cơn đau tại vùng mạng sườn phía sau lưng. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gặp chủ yếu ở nhóm người đang độ tuổi lao động và là bệnh phổ biến ở người cao tuổi hơn, bắt đầu bằng những cơn đau âm ỉ ở ngực. Đặc trưng ở cơn đau thoái hóa là người bệnh vẫn bị đau nhức âm ỉ ngay cả khi vận động và nghỉ ngơi.
Bắt đầu từ cơn đau cột sống, triệu chứng sẽ nhanh chóng chạy lan từ sau thắt lưng xuống sườn trái. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu do thoái hóa cột sống chưa đến mức nghiêm trọng. Cho đến khi các tế bào xương bị lão hóa nhiều hơn thì cơn đau mới được thể hiện một cách rõ rệt.
Bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể xuất hiện ở vùng bên trái hoặc bên phải mạng sườn. Bệnh có đặc trưng là những cơn đau từ đốt sống kéo dài đến khu vực hông, mông, đùi, đến ngón chân. Đặc biệt đau mạng sườn trái hoặc phải là những biểu hiện cho thấy các rễ thần kinh tọa đã bị tổn thương và truyền dẫn cơn đau dọc hệ thống.
Bệnh lý đau thần kinh tọa thường xảy ra khi các rễ dây thần kinh bị tập hợp tại cột sống, đĩa đệm bị chèn ép… Triệu chứng đau ở thắt hông phía sau lưng là phổ biến nhất do đây là khu vực dây thần kinh tọa đi qua. Bệnh có tiến triển nghiêm trọng khi các cơn đau lan rộng vào kéo dài khắp chiều dọc hạ bộ. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng đến vận động của chi dưới và dẫn đến liệt chi.
Bệnh về thận
Vị trí đau xương sườn sau lưng bên trái là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thận. Bệnh nhân có thể đang ở giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, thận ứ nước, thận yếu, sỏi niệu quản,… Do vị trí của thận nằm phía bên trái của cột sống nên cơn đau dễ bị lầm tưởng là do xương sườn.
Hầu hết những bệnh lý về thận đều có biểu hiện chung là đau lưng phía bên trái, khu vực hạ sườn trái. Đau không nghiêm trọng nhưng kéo dài lan man. Nếu như bệnh nhân bị sỏi thận nặng, viên sỏi to sẽ bị đau dữ dội, kèm cơn đau bụng dưới, tiểu tiện khó khăn, bỏng rát. Bệnh khó phát hiện nếu như bệnh nhân không đi khám sức khỏe định kỳ.
Cơn đau thần kinh liên sườn
Đau thần kinh liên sườn là triệu chứng phổ biến gây đau xương sườn sau lưng phải hoặc trái. Thông thường cơn đau sẽ bắt nguồn từ sau lưng, vòng ra trước dọc theo khung liên sườn. Bệnh nhân còn cảm thấy đau cả cơ liên sườn có liên quan.
Các dạng đau thần kinh liên sườn gồm có đau do nguyên nhân tiên phát và thứ phát. Trong đó phần lớn các trường hợp đau thần kinh liên sườn tiên phát thường phát sinh khi người bệnh gặp, vận động sai tư thế, hoặc làm việc vượt quá tầm, phụ nữ sau sinh cũng dễ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, tình trạng đau dây thần kinh liên sườn thứ phát chủ yếu do bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm biến chứng thành.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Mặc dù đường tiết niệu nằm ở vùng sườn trước nhưng cơn đau do bệnh lý này gây ra sẽ tiến triển âm ỷ khắp vùng lưng sau của bệnh nhân. Trong đó tình trạng cơn đau hạ sườn phải phía sau lưng còn kèm theo cơn đau bụng dưới nghiêm trọng. Người bệnh sẽ nhận thấy vùng bụng dưới căng cứng, tiểu gắt, thay đổi màu sắc và mùi vị của nước tiểu.
Bệnh sỏi mật
Sỏi thận hay sỏi mật đều gây ra những cơn đau xương sườn sau lưng bên phải. Đây là tình trạng lắng đọng sắc tố mật từ các khoáng chất và độc tố loại thải từ thận. Sau đó hình thành nên bùn mật và tạo thành viên sỏi trong lòng đường mật. Sỏi mật gây ức chế hoạt động lưu thông mật.
Thông thường bệnh có những biểu hiện đặc trưng là đau bụng âm ỉ tại vùng bụng phải, cơn đau dữ dội lan ra sau lưng hoặc vùng thượng vị, người bệnh có thể bị sốt cao kèm theo, vàng da, nước tiểu vàng… Ở giai đoạn sỏi mật gây biến chứng nặng thì người bệnh sẽ được mổ lấy sỏi ra ngoài.
2. Đau xương sườn sau lưng do tác nhân cơ học
Không hẳn tất cả những cơn đau mạng sườn phía sau lưng đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Một số tác động cơ học, sinh lý sau cũng sẽ gây ra những cơn đau tạm thời, cụ thể:
Căng cơ lưng
Tình trạng căng cơ lưng thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động, mang vác nặng, vận động viên, hoặc người tập thể thao quá mức. Triệu chứng căng cơ, co rút cơ thắt lưng sẽ diễn ra trong thời gian nhất định, không tái phát. Bạn chỉ cảm thấy đau nhức mỏi ở vùng cơ lưng lan xuống hạ sườn. Đối với cơn đau này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và sử dụng các loại dầu xoa bóp là có thể cải thiện triệu chứng ngay sau đó.
Do lão hóa tự nhiên
Lão hóa xương khớp là nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn đau nhức âm ỉ trên cơ thể, trong đó có vùng mạng sườn. Khi tuổi tác càng cao thì cột sống càng dễ bị thoái hóa, tình trạng loãng xương, sụn khớp bị bào mòn tiến triển nhanh chóng gây ra những cơn đau sườn phải phía sau lưng thường xuyên. Đây là triệu chứng sinh lý bình thường mà bạn có thể chủ động ngăn chặn bằng cách bổ sung dinh dưỡng đủ chất và tập luyện thể dục đều đặn.
Do thói quen sinh hoạt
Một số người thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng, ngồi một chỗ, ít vận động, làm việc sai tư thế, mang vác nặng,… sẽ gặp phải cơn đau lưng dưới và khu vực sườn thường xuyên. Nếu nghiêm trọng hơn, cột sống của bạn sẽ bị thoái hóa sớm và có nguy cơ mắc phải các bệnh tổn thương cột sống sớm.
Ăn uống thiếu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe. Một trong số đó là sự suy yếu về thể chất, mà các cơ, xương khớp chính là những bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Cơ xương cần được cung cấp dinh dưỡng đều đặn để không ngừng sản sinh ra các tế bào mới, vì thế mà việc bổ sung thiếu các dưỡng chất như canxi, magie, vitamin,… sẽ thúc đẩy lão hóa sớm, gây loãng xương và đau mỏi tại vùng xương sườn sau lưng.
Do chấn thương, tai nạn
Trường hợp bạn bị chấn thương, tai nạn tác động đến vùng cột sống thắt lưng có thể gây ra các cơn đau hạ sườn phía sau lưng. Vì thế bạn cần điều trị cải thiện các tổn thương triệt để sau chấn thương, tai nạn để tránh những biến chứng phát sinh trong tương lai.
Đau xương sườn sau lưng có nguy hiểm không?
Tình trạng đau xương sườn sau lưng do nguyên nhân cơ học như hoạt động quá sức, hoặc do chấn thương,… hầu hết không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên cơn đau nhức sẽ khiến sinh hoạt của bệnh nhân bị cản trở, những chấn thương nặng có thể gây tụ máu bầm, bạn có thể hít thở thôi cũng thấy đau… Vì thế dù bất kỳ nguyên nhân gì thì việc thăm khám và chẩn đoán sớm cũng cần được thực hiện.
Nguy hiểm hơn cả là khi bạn bị đau do bệnh lý, nếu không phát hiện sớm và để bệnh âm thầm tiến triển nặng hơn sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trường hợp nguyên nhân đau là do bệnh thận, người bệnh có nguy cơ tổn thương thận, vỡ thận dẫn đến tử vong. Nếu như cơn đau ở ruột thừa có thể gây vỡ ruột thừa dẫn đến tử vong.
Trường hợp đau xương sườn sau lưng do thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến vận động. Một số người bệnh ở giai đoạn mạn tính gặp tổn thương ở dây thần kinh vận động, sau đó bại liệt, tàn phế suốt đời. Do đặc điểm của các bệnh lý liên quan đến xương khớp đều tiến triển mạn tính nên việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân có hi vọng hồi phục cao hơn.
Cách giảm đau xương sườn phía sau lưng hiệu quả
Khi nhận thấy biểu hiện đau xương sườn sau lưng bên phải hoặc trái âm ỉ kéo dài, thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ điều trị sẽ áp dụng can thiệp y tế để giảm nhanh những cơn đau gây khó chịu, kết hợp điều trị bảo tồn để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Để chủ động giảm đau tại nhà, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc tây giảm đau không chứa steroid theo hướng dẫn và chỉ định liều dùng của bác sĩ.
- Giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vị trí tổn thương mỗi ngày 2 lần.
- Nếu đau do xương khớp thoái hóa, bẹn nên áp dụng điều trị bằng liệu pháp vật lý trị liệu như: xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,…
- Kết hợp sử dụng một số bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ thiên nhiên như ngải cứu, lá lốt, xương rồng…
- Trong trường hợp đau do bệnh lý về thận, sỏi, hệ tiêu hóa, bệnh nhân dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Sử dụng thuốc tây để giảm đau xương sườn sau lưng là lựa chọn cuối cùng của người bệnh nếu những hình thức giảm đau thông thường không đáp ứng. người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay thuốc chống viêm… Bên cạnh đó, người bệnh song song bổ sung vitamin và khoáng chất để cơ thể tăng cường sự miễn dịch, hỗ trợ kết quả điều trị bệnh diễn ra như mong muốn.
Mặc dù thuốc tây y sẽ làm giảm nhanh cơn đau cơ liên sườn, nhưng lạm dụng thuốc thường xuyên sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế nếu sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến triệu chứng đau xương sườn sau lưng. Tuy nhiên để nhận định rõ nguyên nhân và có phương hướng điều trị đúng đắn, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa Xương khớp để được bác sĩ hỗ trợ.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!